Về tình hình xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Nông Cống

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

4 Về sự hài lòng đối với cán bộ cấp xã

2.2.3.Về tình hình xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Nông Cống

xã của huyện Nông Cống

Bảng 2.8: Công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cấp xã

TT Chức danh Đối với cán bộ cấp xã Tuổi đời Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị

1 Bí thư ≤ 45 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 2 Phó bí thư ≤ 45 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 3 Chủ tịch HĐND ≤ 45 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 4 Phó chủ tịch HĐND ≤ 45 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 5 Chủ tịch UBND ≤ 35 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 6 Phó chủ tịch UBND ≤ 35 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 7 Chủ tịch UBMTTQ ≤ 45 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 8 Chủ tịch Hội LHPN ≤ 35 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 9 Chủ tịch Hội ND ≤ 35 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 10 Chủ tịch Hội CCB ≤ 55 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp 11 Bí thư Đoàn ≤ 30 Tốt nghiệp THPT Trung cấp Trung cấp

Với các tiêu chuẩn mà tỉnh Thanh Hóa đặt ra như trên, cơ bản đáp ứng yêu cầu khắc phục những tồn tại trong đội ngũ cán bộ cấp xã; phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các nguyên tắc về tính kế thừa và có tính định hướng phát triển của nền công vụ trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Các tiêu chuẩn đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với CB cấp xã khách quan và công bằng. Việc xác định các tiêu chuẩn đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phong trào học tập nâng cao trình độ CB cấp xã, nhất là những người còn thiếu một trong những tiêu chuẩn đặt ra; điều đó đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CB cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, việc xây dựng tiêu chuẩn CB cấp xã ở tỉnh còn một số khuyết điểm, hạn chế nhất định, đó là việc xây dựng các tiêu chuẩn bổ trợ như kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, xử lý tình huống, quy tụ, đoàn kết chưa được chú trọng, bởi một người lãnh đạo địa phương mà không có khả năng truyền đạt, không thể tập hợp được nhân dân thì các chủ trương, chính sách đôi khi sẽ bị thực hiện sai lệch, không huy động được sức mạnh tổng hợp, nhất là khi có biến cố xảy ra là rất nguy hiểm. Mặt khác, các xã, phường, thị trấn đều có những đặc điểm tình hình khác nhau nhưng chưa có đơn vị nào xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ riêng của mình, mà các tiêu chuẩn đều bám vào các quy định của tỉnh và huyện. Các tiêu chuẩn cán bộ hiện nay chỉ gắn với “người” mà chưa gắn với việc; điều đó lý giải tại sao cán bộ, công chức chỉ lo chạy bằng cấp, chứng chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tiêu chuẩn quy định; còn công việc thì ít quan tâm. Tính định tính, định lượng trong tiêu chuẩn còn chung chung như có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa.

2.2.3.1. Nhận thức về công tác xây dựng và quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã

Bảng 2.9.Kết quả khảo sát nhận thức về sự cần thiết đối với việc xây dựng và quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống,

tỉnh Thanh Hóa TT Mức độ nhận thức Kết quả SL Tỉ lệ% 1 Rất cần thiết 143 38,4 2 Cần thiết 135 37,2 3 Bình thường 85 23,4 4 Không cần thiết 0 0

Thông qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy: tỉ lệ cán bộ nhận thức về tính cần thiết của việc quy hoạch cán bộ chủ chốt chưa thật cao, có 38,4% ý kiến được hỏi cho rằng việc xây dựng và quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã là rất cần thiết; 37,2% ý kiến cho rằng xây dựng và quy hoạch cán bộ là cần thiết, trong khi đó có tới 23,4% ý kiến cho rằng việc xây dựng và quy hoạch cán bộ chủ chốt là bình thường. Như vậy, vẫn còn tỉ lệ khá cao số cán bộ chưa nhận thức được vai trò cần thiết của việc xây dựng và quy hoạch cán bộ chủ chốt. Khi được hỏi một số cán bộ lý do vì sao việc quy hoạch là bình thường thì họ cho rằng trong những năm gần đây từ cấp trên đến cấp cơ sở chưa quan tâm đến việc quy hoạch cán bộ, có trường hợp quy hoạch lại sai đối tượng, quy hoạch mang tính định tính nhiều hơn là định lượng, vì thế họ cũng thờ ơ với việc này. Chính vì thế, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, đồng thời, cần phải có sự đổi mới về nhận thức của chính mỗi cán bộ về vai trò của công tác xây dựng và quy hoạch cán bộ cấp xã hiện nay.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, nhất là Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Hướng dẫn số 47/HD-BTCTW, ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 01/HD-BTC.TU ngày 28/02/2006 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống đã xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cán bộ của Huyện ủy, đặc biệt, ngày 14/6/2012, Huyện ủy Nông Cống đã ban hành Hướng dẫn số 04/HD-HU về xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và định hướng nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì vậy, công tác quy hoạch cán bộ cấp xã ở huyện đã có những chuyển biến tích cực, điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

- Các đồng chí trong cấp ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng được phân công chỉ đạo từng xã, phường, thị trấn đã tích cực theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và giúp các xã, phường, thị trấn tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện công tác quy hoạch cán bộ cấp xã. Nhận thức của Đảng ủy cấp xã về công tác này đã có sự chuyển biến tích cực.

- Quy hoạch được thực hiện đảm bảo quy trình, tuần tự các bước nên tạo được sự thống nhất cao trong cấp ủy và toàn thể cán bộ ở từng xã, phường, thị trấn. Công tác quy hoạch cán bộ nhìn chung được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai; kết quả quy hoạch cán bộ đã thể hiện được phương châm “động” và “mở”; một chức danh đã quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch nhiều chức danh. Hiện nay, các xã, phường, thị trấn đã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch A2 qua đó đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới; xây dựng quy hoạch A3 hình thành dần khung tổng thể về cán bộ cho nhiệm kỳ mới trình độ về các mặt được nâng lên đáng kể so với quy hoạch A1, A2; hệ số quy hoạch, tỷ lệ nữ, trẻ đạt so với yêu cầu.

- Trên cơ sở quy hoạch, các cấp ủy địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ gắn với quy hoạch, khắc phục dần tình trạng quy hoạch mang tính hình thức, nhiều địa phương làm tốt công tác này.

- Để cho các địa phương tích cực hơn trong công tác quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống đã đưa công tác quy hoạch thành một nội dung đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng cuối năm; đồng thời chỉ đạo UBND cấp huyện khi xét khen thưởng các đơn vị xã phải chú ý đến nội dung này.

- Về kết quả cụ thể của công tác quy hoạch được thể hiện qua các bảng thống kê sau:

Bảng 2.10. Tổng hợp số lượng cán bộ cấp xã được quy hoạch vào Ban chấp hành Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 Đối tượng được quy hoạch Tổng số cán bộ được quy hoạch Trong đó Cán bộ chủ chốt cấp xã 829 CB nữ CB trẻ < 30 tuổi CB đạt chuẩn về học vấn văn hóa CB đạt chuẩn về trình độ chuyên môn CB đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị 254 324 829 571 568 30,6% 39,1% 100% 68,9% 68,5%

Tổng số 33 đơn vị cấp xã với số lượng cán bộ được quy hoạch: 829 người, trong đó: cán bộ nữ 254 người (chiếm 30,6%); cán bộ trẻ dưới 30 tuổi là 324 người (chiếm 39,1%); cán bộ đạt chuẩn về học vấn văn hóa là 798 người

(chiếm 96,3%); cán bộ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn 571 người (chiếm 68,9%); cán bộ đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị là 568 người (chiếm 68,5%). Đơn vị có số lượng cán bộ được quy hoạch cao nhất là thị trấn Nông Cống với 29 cán bộ được quy hoạch, mỗi đơn vị cấp xã còn lại có 25 cán bộ được quy hoạch vào Ban chấp hành Đảng bộ xã.

Qua bảng thống kê trên cho thấy:

+ Tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) đưa vào quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ cấp xã chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó nữ chiếm tỷ lệ trung bình là 30,6%, trẻ chiếm tỷ lệ trung bình là 39,1%. Đây là mục tiêu của tỉnh và Huyện ủy Nông Cống đề ra.

+ Số cán bộ đưa vào quy hoạch trình độ còn thấp, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn 68,9%, đạt chuẩn về chính trị 68,5%.

Vì vậy, để đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện nhiệm kỳ mới đạt yêu cầu đề ra đòi hỏi tỉnh, huyện phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.

+ Về hệ số quy hoạch:

Cấp ủy: 2.92; Bí thư: 3.0; Phó bí thư 2.6. Chủ tịch HĐND 3.4; phó chủ tịch HĐND 3.8; chủ tịch UBND 3.2; phó chủ tịch UBND 4.1.

Qua bảng thống kê trên cho thấy, hệ số quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh tương đối cao. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo ở hầu hết các đơn vị cấp xã tương đối tốt, vì vậy khi có sự biến động về nhân sự do điều động, luân chuyển, thôi công tác, do sự chia tách đơn vị hành chính thì lớp cán bộ kế cận sẵn sàng lên thay vào những vị trí chủ chốt của địa phương.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)