4 Về sự hài lòng đối với cán bộ cấp xã
3.4.4. Nhóm giải pháp về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Tiêu chuẩn CB là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, năng lực, trình độ, phong cách làm việc mà người CB cần phải có, là sự thống nhất giữa đức và tài của người CB để đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ do cương vị công tác đòi hỏi.
Xác định tiêu chuẩn CB là khâu đầu tiên của quy trình xây dựng đội ngũ CB và có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, có hình thành một hệ thống tiêu chuẩn cán bộ đồng bộ mới có cơ sở để xác định, đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lực lượng CB kế cận, dự nguồn một cách đúng đắn và chính xác. Tiêu chuẩn còn là một căn cứ, là mục tiêu cho mỗi CB phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân. Xác định rõ tiêu chuẩn CB cũng giúp cho công tác quản lý CB đi vào nền nếp và hiện đại.
Trong thực tế, có nhiều loại tiêu chuẩn CB tương ứng với từng chức danh CB, trong đó có tiêu chuẩn chung là nhằm xác định phương hướng, mục tiêu cơ bản về phẩm chất và năng lực CB. Xuất phát từ tiêu chuẩn chung của CB, các cấp, các ngành phải cụ thể hóa thành những tiêu chuẩn cụ thể, sát hợp với chức
năng, nhiệm vụ từng tổ chức, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương; cũng như chức danh từng CB trong tổ chức được phân công.
Trong những năm gần đây, Huyện ủy Nông Cống đã cụ thể hóa những tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước để quy định tiêu chuẩn cho từng loại CB trong huyện. Tuy nhiên, Huyện ủy vẫn chưa ban hành cụ thể tiêu chuẩn của CB chủ chốt cấp xã. Điều đó làm hạn chế đến quá trình và kết quả xây dựng đội ngũ CB cấp xã. Quá trình xây dựng và cụ thể các tiêu chuẩn, các chức danh CB cấp xã của huyện cần căn cứ vào tiêu chuẩn chung của đội ngũ CB và kết hợp với các tiêu chuẩn riêng của CB do Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đề ra; căn cứ vào Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành các tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ sở và dự báo phát triển của từng loại hình cơ sở, từng vùng kinh tế và thực trạng đội ngũ CB cấp xã ở huyện Nông Cống hiện nay.
Trên cơ sở những quy định về tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với CB cấp xã theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nội vụ, tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể CB xã, phường, thị trấn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới được xác định cụ thể sau:
+ Đặc điểm, tính chất của từng loại nhiệm vụ công tác: Công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền, chuyên môn; lãnh đạo, quản lý, điều hành hoặc thực thi nghiệp vụ.
+ Cán bộ do bầu cử theo nhiệm kỳ các chức danh chuyên môn (công chức cơ sở).
+ Đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của từng vùng, miền, từng địa phương.
- Tiêu chuẩn về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu: Thực hiện triệt để phương châm “trẻ hóa đội ngũ” đối với CB chuyên trách:
* Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 40.
* Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 35; riêng Bí thư Đoàn thanh niên không quá 30 tuổi.
- Tiêu chuẩn về trình độ học vấn: Đội ngũ CB cấp xã nhất thiết phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với CB chuyên trách cấp xã yêu cầu về trình độ trung cấp chuyên môn phải phù hợp với tình hình, đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị: Cán bộ chuyên trách cấp xã phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
- Tiêu chuẩn về kiến thức bổ trợ: 100% CB phải được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước; 100% có bằng tin học văn phòng A; 30% có trình độ ngoại ngữ A.
Ngoài các tiêu chuẩn về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và chính trị, đội ngũ CB cấp xã còn phải có tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn thực thi nhiệm vụ, sự tín nhiệm của nhân dân, khả năng quy tụ, đoàn kết… Tùy theo từng loại CB mà đánh giá sắp xếp thứ tự ưu tiên các tiêu chuẩn. Chẳng hạn, đối với CB do bầu cử theo nhiệm kỳ thì tiêu chuẩn sự tín nhiệm của nhân dân, năng lực thực tiễn, kinh nghiệm công tác đóng vai trò quyết định; nhưng đối với các chức danh chuyên môn thì tiêu chuẩn cần phải có là trình độ văn hóa và bằng cấp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực thi nhiệm vụ…