Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

Vào những năm 80 của thế kỷ 20, nói đến Nông Cống, người ta thường nghĩ đến một vùng quê đồng chiêm trũng chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng, đời sống người dân hết sức khó khăn. Sau 30 năm đổi mới, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng với nỗ lực của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, Nông Cống đã từng bước vươn lên; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân.

Trong 5 năm 2010 - 2014, tổng đầu tư toàn xã hội của huyện đã đạt 3.250 tỷ đồng, bằng 255% kế hoạch. Trong đó, về giao thông, cùng với Quốc lộ 45 từ thành phố qua trung tâm huyện và nối với các huyện phía tây được Nhà nước đầu tư, bằng nguồn vốn chính từ nội lực, huyện đã xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường nhựa liên xã. Song song với hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhằm tăng giá trị thu nhập trên đồng ruộng, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền trên địa bàn. Trong những năm qua, Nông Cống tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ, tạo thêm việc làm, thu nhập cho nhân dân. Nhờ đó, trong 5 năm 2010 - 2014, giá trị của ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 7,57%/năm. Về sản lượng lương thực, chỉ tính trong năm 2014, toàn huyện đã đạt 148.000 tấn. Ngoài cây lúa đóng vai trò chủ lực, diện tích các loại cây khác như cói, mía đường, lạc... tuy không tăng nhưng nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, chăm bón tốt nên đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đạt giá trị sản xuất trên 46 triệu đồng/ha.

Ngoài sản xuất nông, ngư nghiệp, với phương châm “Ly nông bất ly hương”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn như Công ty CP Mía đường Nông Cống, Công ty Giấy lam sơn, Công ty Secpentin và phân bón... đổi mới phương thức quản lý, mở rộng và

nâng cấp quy mô sản xuất, khai thác và chế biến nguyên liệu để tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động và bà con nông dân thuộc vùng nguyên liệu; Bên cạnh đó, khôi phục, giữ vững các ngành nghề truyền thống như: thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, cơ khí, kinh doanh dịch vụ... Nhờ có các cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi thông thoáng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, trong 5 năm, toàn huyện đã có thêm 26 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 93 đơn vị. Trong đó, có một số doanh nghiệp lớn như: Công ty may xuất khẩu Trường Thắng, các doanh nghiệp, tổ hợp tại cụm công nghiệp Hoàng Sơn... Cùng với công nghiệp, toàn huyện còn có 3.961 cơ sở sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, 3.742 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ.

Sự phát triển đồng đều trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ của huyện 5 năm qua đã góp phần duy trì mức tăng trưởng kinh tế Nông Cống trong giai đoạn 2010- 2014 đạt 12,49%, tổng GDP năm 2014 gấp 1,8 lần 2010; GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.150 USD.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu đã thực hiện trong năm 2014

TT Các hạng mục Kế hoạch đạt đượcKết quả

1 Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ 17,5% 18,6% 2 Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 15% 15,6% 3 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5% 6,1%

4 Gia đình đạt gia đình văn hóa 93% 93,3%

5 Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và giáo dục

mần non cho trẻ 5 tuổi 92,4% 92,4%

6 Số xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 87,6% 87,5% 7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 8,5% 8,48%

8 Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% 1,19%

9 Giải quyết việc làm cho lao động 7.100 -7.200 7.200 10 Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch và hợp vệ sinh 98,5% 98,7% 11 Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.150 USD 1.150USD

(Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng và Phòng Văn hoá - xã hội, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa)

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w