Về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnhThanh Hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 48)

tỉnhThanh Hóa

2.2.1.1. Về số lượng, độ tuổi, thâm niên công tác

Bảng 2.2. Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

TT Xã, phường Số lượng cán bộ chủ chốt Ghi chú

Cán bộ nữ 1 Thị trấn Nông Cống 11 5 2 Xã Công Bình 11 3 3 Xã Công Chính 11 4 4 Xã Công Liêm 11 3 5 Xã Hoàng Giang 11 5 6 Xã Hoàng Sơn 11 4 7 Xã Minh Khôi 11 3 8 Xã Minh Nghĩa 11 5 9 Xã Minh Thọ 11 3 10 Xã Tân Khang 11 4 11 Xã Tân Phúc 11 4 12 Xã Tân Thọ 11 5 13 Xã Tế Lợi 11 4 14 Xã Tế Nông 11 2 15 Xã Tế Tân 11 3 16 Xã Tế Thăng 11 4 17 Xã Trung Chính 11 3 18 Xã Trung Thành 11 3 19 Xã Trung Ý 11 3 20 Xã Trường Giang 11 4 21 Xã Trường Minh 11 5 22 Xã Trường Sơn 11 3 23 Xã Trường Trung 11 4 24 Xã Thăng Bình 11 3 25 Xã Thăng Long 11 3 26 Xã Thăng Thọ 11 4 27 Xã Tượng Linh 11 5 28 Xã Tượng Sơn 11 3

29 Xã Tượng Văn 11 4 30 Xã Vạn Hòa 11 4 31 Xã Vạn Thăng 11 3 32 Xã Vạn Thiện 11 4 33 Xã Yên Mỹ 11 3 Tổng cộng 363 118 (32,5%)

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa)

Tính đến cuối năm 2014, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có 363 người, trong đó cán bộ nữ có 118 người, chiếm 32,5%, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra và thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Bảng 2.3. Độ tuổi của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

TT Đội ngũ cán bộ Tổng số

Độ tuổi

Dưới 30 Từ 30-45 Từ 46-55 Từ 56-60

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

01 Cán bộ cấp xã 363 52 14,3 125 34,4 155 42,7 31 8,6

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa)

Kết quả trên cho thấy, cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa dưới 30 tuổi là 52 người, chiếm tỷ lệ 14,3%; từ 30 - 45 tuổi có 125 người, chiếm tỷ lệ 34,4%; từ 46 - 55 tuổi có 155 người, chiếm tỷ lệ 42,7%; từ 55 - 60 tuổi có 31 người, chiếm 8,6%.

Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi chiếm số đông (77,1%). Đây là đội ngũ có thời gian để cống hiến nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vì vậy, cần quan tâm và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhằm phát huy tốt nhất khả năng của mỗi người.

Số lượng cán bộ từ 56 - 60 tuổi chiếm tỉ lệ ít (8,6%). Đội ngũ này có sự trải nghiệm trong cuộc sống, trong công tác nhưng do lớn tuổi nên sự nhanh nhẹn, năng động có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó số lượng cán bộ chủ

chốt cấp xã có độ tuổi dưới 30 ít (14,3%), đây là lực lượng được đào tạo bài bản, có sức khoẻ, nhiệt tình, năng động, tuy nhiên, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vì thế cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác nhiều hơn và cần có sự bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ trẻ.

Bảng 2.4. Thâm niên công tác của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

TT Đội ngũ cán bộ Tổng số

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm Từ 5-15 năm Từ 16-25 năm Trên 25 năm SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Cán bộ cấp xã 363 61 16,8 168 46,3 110 30,3 24 6,6

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa)

Nhìn vào bảng 2.4. cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có thâm niên công tác dưới 5 năm là 61 người, chiếm 16,8%; từ 5 - 15 năm có 168 người, chiếm 46,3%; từ 16 - 25 năm là 110 người, chiếm 30,3% và công tác trên 25 năm có 24 người, chiếm tỷ lệ 6,6%.

Như vậy, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có thâm niên công tác từ 5 - 25 năm. Thời gian ấy đủ để đội ngũ cán bộ cấp xã thể hiện được phẩm chất, năng lực của mình. Tuy nhiên, số lượng cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có thời gian công tác dưới 5 năm cũng khá lớn, chiếm tới 16,8%, mặc dù đây là số công chức được đào tạo bài bản nhưng xét về kinh nghiệm công tác thì đang còn non trẻ, vì vậy, công tác cán bộ cấp xã của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cần xem xét, lựa chọn, đưa vào quy hoạch, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.1.1.2. Về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.5a. Trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

TT

Đội ngũ cán bộ Tổng số

Trình độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Cán bộ cấp xã 363 0 0 179 49,3 95 26,2 89 24,5

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa)

Nhìn vào số liệu bảng 2.5a cho thấy, số lượng cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có trình độ Đại học là 179 người, (chiếm 49,3%); trình độ Cao đẳng và Trung cấp 184 người (chiếm 50,7%). Như vậy, hầu hết cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đều được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, vẫn còn 89/363 cán bộ cấp xã, chiếm tỷ lệ 24,5% mới chỉ đạt trình độ trung cấp, do đó, cần được tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Số liệu khảo sát trên, cũng cho thấy mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ cấp xã chưa đồng đều, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn hóa cán bộ.

Bảng 2.5b. Trình độ lý luận chính trị cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

TT Đội ngũ cán bộ Tổng số

Trình độ

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Cán bộ cấp xã 363 05 1,4 192 52,9 122 33,6 44 12,1

Theo số liệu thống kê, số lượng cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có trình độ Trung cấp lý luận chính trị 192/363 người (chiếm 52,9%); trình độ sơ cấp lý luận chính trị 122/363 người (chiếm 33,6%); số lượng có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 05 người, chiếm 1,4%. Đặc biệt, số cán bộ cấp xã huyện Nông Cống chưa qua đào tạo về trình độ lý luận chính trị có tới 44/363 người (chiếm 12,1%). Số liệu trên cho thấy, số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Nông Cống chưa được đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị còn nhiều, do đó, trong thời gian tới, cần có sự quan tâm tạo điều kiện để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nhiều hơn, nhất là lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch để cho đi đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị.

2.1.1.3. Về năng lực công tác

Bảng 2.6. Khảo sát năng lực công tác của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

STT Các tiêu chí đánh giá năng lực công tác Đối tượng đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu

1 Năng lực sáng tạo trong công tác

chuyên môn CBCX 64% 15% 21% 0

2

Năng lực tổ chức, điều hành, quản lý hành chính, quản lý tài sản, ứng dụng CNTT

CBCX 65,9% 30,4% 3,7% 0

3 Năng lực tổng kết, áp dụng và phát

4

Năng lực hoạch định kế hoạch, xây

dựng CSVC CBCX 73,2% 26,8% 0 0

5 Năng lực đối ngoại, giao tiếp CBCX 55,5% 33,5% 11% 0 6 Năng lực kiểm tra, đánh giá CBCX 55,6% 46,4% 0 0 7 Thường xuyên học hỏi nâng cao

năng lực CBCX 65% 26% 9% 0

Nhận xét: Kết quả khảo sát trên cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá năng lực công tác của CB cấp xã huyện Nông Cống theo những tiêu chí nêu trên thuộc loại tốt và khá, cụ thể như: Năng lực sáng tạo trong công tác chuyên môn: tốt 64%, khá 15%; Năng lực tổ chức, điều hành; quản lý: 65,9% tốt, 30,4% khá; Năng lực hoạch định kế hoạch, xây dựng CSVC: 73,2% tốt, 26,8% khá; Năng lực đối ngoại, giao tiếp: 55,5% tốt, 33,5% khá và 11% trung bình; Năng lực thường xuyên học hỏi: 65% tốt và 26% khá. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số năng lực như năng lực tổng kết, áp dụng và phát huy sáng kiến vẫn còn tới 17,7% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, năng lực sáng tạo trong công tác chuyên môn có tới 21% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, Năng lực đối ngoại, giao tiếp có 11% ý kiến cho rằng cán bộ vẫn ở mức độ trung bình. Có nghĩa là các phẩm chất này chưa được khẳng định một cách chắc chắn, hoặc tốt hoặc chưa tốt đối với mỗi công chức hoặc trong trường hợp này trường hợp khác, từng cán bộ chưa thể hiện hết những năng lực đó của mình… điều quan trọng là những năng lực này đều là những năng lực hết sức quan trọng, cần thiết đối với CB cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, một số năng lực đối với CB cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa còn hạn chế cần được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, đặc biệt chú trọng quan tâm bồi dưỡng cho họ những năng lực hết sức cơ bản sau: năng lực giao tiếp, khả năng sáng tạo trong công tác, kỹ

năng, kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, năng lực chuyên môn, khả năng thích ứng với cơ chế mới…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 48)