Tính tất yếu của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 2015

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

chủ chốt cấp xã giai đoạn 2015 - 2020

1.2.2.1. Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo xây dựng cấp xã. Người đã tổng kết, rút ra bài học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Ở đất nước ta, hệ thống hành chính có bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng ta càng coi trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt ở cấp trung ương và cấp cơ sở và yêu cầu cấp bách xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải củng cố kiện toàn bộ máy Nhà nước ở cơ sở... Các cấp ủy đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân cần hướng về cơ sở, chăm lo xây dựng cơ sở vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" đã khẳng định và nêu bật vị trí hết sức quan trọng của cấp xã: Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Do cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng, nên vấn đề có ý nghĩa to lớn, sống còn đối với cấp xã là phải xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới.

1.2.2.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò công tác cán bộ chủ chốt cấp xã

Công tác cán bộ là một bộ phận trong công tác xây dựng Đảng, là công tác Đảng liên quan chặt chẽ với việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách và nhiệm vụ chính trị, với việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, cơ chế và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong cả hệ thống chính trị. Hiểu một cách tổng quát, xây dựng đội ngũ CB chủ chốt cấp xã toàn bộ hoạt động của chủ thể có đủ thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý, nhằm làm nên, tạo ra một đội ngũ cán bộ xã đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có lập trường chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở. Đồng thời còn bao hàm cả việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB xã hiện có, để đội ngũ này thích ứng với cơ chế mới, yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị đang đặt ra.

Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm: các Huyện uỷ, Thị uỷ, trong đó trước hết là Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thị uỷ và những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện; tổ chức cơ sở đảng xã, mà trực tiếp là Ban Thường vụ đảng uỷ xã, phường, thị trấn, và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị xã.

Công tác xây dựng đội ngũ CB xã nhằm tìm ra những con người thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức gánh vác những trọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Công tác đó bao gồm: việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội ngũ cán bộ, những tiêu chí nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán bộ.

1.2.2.3. Xuất phát từ tình trạng bất cập về công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Hạn chế trong công tác này là một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch CB nên việc tổ chức thực hiện còn lúng

túng. Trong quy hoạch còn dàn trải, tính khả thi chưa cao; chất lượng và cơ cấu của quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số có nơi còn thấp.

Công tác tạo nguồn quy hoạch CB cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng CB là chưa gắn chặt với quy hoạch, chưa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế mạnh của địa phương, nhất là chưa xây dựng được chiến lược đào tạo CB lâu dài; áp lực về chuẩn hoá CB cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn. Đội ngũ CB cấp xã chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị còn nhiều.

Công tác luân chuyển còn chậm so với mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời, các cấp ủy đảng chưa chú ý đúng mức đến việc luân chuyển và thực hiện chính sách sát hợp với đối tượng này.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)