Nội dung của công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 39)

chủ chốt cấp xã

1.3.3.1. Xác định tiêu chuẩn về tuyển dụng cán bộ

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã. Tiêu chuẩn CB là sự biểu hiện yêu cầu về phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, luôn luôn được bổ sung, cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng. Tiêu chuẩn CB là căn cứ để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Có tiêu chuẩn phù hợp mới có cơ sở rà soát, đánh giá khách quan đội ngũ CB hiện có, loại bỏ những CB cơ hội, thoái hóa, biến chất. Mặt khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từng cán bộ sẽ phấn đấu hoàn thiện bản thân mình.

Hiện nay, tiêu chuẩn đối với CB cấp xã được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã,

phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau:

- Về tiêu chuẩn chung:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng cán bộ: Được quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, theo quyết định này thì tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại cán bộ cấp xã được xác định có sự khác nhau về tuổi đời, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và có sự phân biệt tiêu chuẩn giữa đội ngũ cán bộ cấp xã ở khu vực đồng bằng và miền núi.

Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ là hoạt động của tổ chức nhằm tìm kiếm những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định để bố trí, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chức nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đó, cũng như để củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh toàn diện. Lựa chọn cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch là biện pháp tất yếu bảo đảm cho đội ngũ cán bộ phát triển ổn định và làm cho công tác cán bộ có tính chủ động và tính kế hoạch cao.

1.3.3.2. Xác định tiêu chí đánh giá cán bộ

Đánh giá CB là việc hệ trọng, là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy tiềm năng của từng cán bộ và cả đội ngũ CB. Đánh giá không đúng, sẽ dẫn đến việc lựa chọn CB không đủ phẩm chất và năng lực bố trí vào những cương vị có trọng trách, dẫn đến hỏng người, hỏng việc, gây tổn thất cho địa phương và ảnh hưởng trong phạm vi cả nước.

Đánh giá CB là công việc hết sức khó khăn và nhạy cảm, sau đánh giá có thể xảy ra hai khuynh hướng khác nhau; một mặt nó làm cho CB yên tâm, phấn khởi, năng động, sáng tạo trong công tác, mặt khác nó gây ra sức ỳ, thiếu chí tiến thủ, bi quan, chán nản trong cán bộ, thậm chí gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, bị các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ cấp xã phải đảm bảo căn cứ, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm đúng theo Quyết định số 50/QĐ-TW ngày 03/05/1999 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về qui chế đánh giá cán bộ.

- Muốn đánh giá lựa chọn, bố trí xây dựng một cách đúng đắn phù hợp với thực trạng năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ các xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cần chú ý những vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Phải nắm vững và dựa vào tiêu chuẩn cán bộ, công chức do Trung ương quy định và vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Nông Cống; đồng thời, lựa chọn những người có đức có tài, có đầy đủ phẩm chất và năng lực.

+ Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ; mặt khác, phải dựa vào dân, vào phong trào cách mạng của quần chúng để phát hiện, đánh giá kiểm tra cán bộ.

+ Phải đặt CB trong môi trường và điều kiện cụ thể để xem xét một cách toàn diện cả quá trình phát triển của cán bộ.

1.3.3.3. Xác định tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ

Quy hoạch CB là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trương, biện pháp tạo nguồn cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong một thời gian. Quy hoạch cán bộ được xây dựng và thực hiện tốt sẽ khắc phục tình trạng hụt hẫng về cán bộ, chắp vá trong công tác cán bộ; đảm bảo sự phát triển liên tục và kế thừa của đội ngũ cán bộ; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Quy hoạch cán bộ cấp xã là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ ở cơ sở; nó là cơ sở để thực hiện một số khâu khác trong công tác cán bộ như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp…; đồng thời nó là phương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện của từng cán bộ nằm trong quy hoạch và những cán bộ khác phấn đấu để đưa vào quy hoạch.

Quy hoạch CB cấp xã phải bảo đảm sự thống nhất của Huyện ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ xã, đảm bảo dân chủ, phải gắn với tình hình kinh tế - xã hội địa phương; phải đảm bảo đúng quy trình, phương châm “động” và “mở”. Công tác quy hoạch cán bộ phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

1.3.3.4. Xác định tiêu chuẩn, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã

Đào tạo là làm cho trở thành một người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo cán bộ thường dùng chỉ một quá trình giáo dục có hệ thống để hình thành nên phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Có đào tạo trong trường học, có đào tạo trong thực tiễn. Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất. Bồi dưỡng cán bộ thường chỉ sự bổ túc thêm những kiến thức mới, cần thiết để nâng cao kiến thức và kỹ năng nào đó sau khi đã được đào tạo, hoặc nói về việc giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho CB.

Đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã muốn có chất lượng phải có nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng; ngoài ra cần chú ý những quy định sau:

+ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng CB cấp xã có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cho CB cấp xã.

+ Đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh.

+ Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng CB cấp xã do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

1.3.3.5. Bố trí, luân chuyển cán bộ cấp xã

- Bố trí sử dụng và quản lý CB cấp xã là điều hết sức quan trọng, do đó phải căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu từng nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ, đảm bảo cho cán bộ phát huy tốt sở trường cá nhân, sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo. Quản lý cán bộ phải chặt chẽ, chính là để bảo vệ cán bộ, giúp họ phòng chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng.

- Luân chuyển cán bộ cấp xã có 3 dạng: Luân chuyển theo quy hoạch nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách CB qua các môi trường công tác khác nhau, nhất là CB trẻ, có triển vọng tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn và năng lực lãnh đạo toàn diện. Luân chuyển còn nhằm mục đích điều chỉnh vừa sắp xếp, bố trí lại CB cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực sở trường của CB vừa góp phần khắc phục tư tưởng cục bộ trong công tác cán bộ.

1.3.3.6. Thực hiện chính sách đối với cán bộ cấp xã

Chế độ, chính sách đối với cán bộ là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đãi ngộ đối với CB sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, điều kiện thực tế của từng địa phương.

Chế độ, chính sách đối với CB nói chung, đối với CB cấp xã nói riêng bao gồm chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, về sử dụng và quản lý, về đảm bảo các lợi ích vật chất và tinh thần. Do đó, khi thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cần chú ý sử dụng đồng bộ, trong đó chế độ, chính sách về đãi ngộ vật chất và tinh thần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tinh thần và chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ.

Chế độ, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho CB cấp xã yên tâm, phấn khởi, nhiệt tình trong công tác; ngược lại chế độ, chính sách không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, khi đã có chế độ, chính sách đúng thì chưa chắc sẽ mang lại hiệu quả hoạt động của cán bộ mà nó đòi hỏi người thực hiện chế độ, chính sách phải nắm chắc chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ cấp xã; thực hiện phải công bằng, thống nhất, công khai, kịp thời, chính xác, khoa học, có như vậy chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã mới có tác dụng.

Kết luận chương 1

Để có căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, nhằmđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chương 1 luận văn đã hệ thống hóa, phân tích, khái quát, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Việc xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa nói riêng là toàn bộ các hoạt động nhằm hình thành được đội ngũ cán bộ trung thành với Đảng, Nhà nước, với nhân dân; thành thạo chuyên môn nghiệp vụ; tận tụy và có trách nhiệm với công việc.

Như vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ, năng lực và sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên hiện nay, vấn đề xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w