Nguyên nhân của ưu điểm và tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 61)

4 Về sự hài lòng đối với cán bộ cấp xã

2.3.3.Nguyên nhân của ưu điểm và tồn tại, hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

- Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã đã phát huy tốt truyền thống anh hùng, đoàn kết trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, quyết tâm đưa quê hương phát triển, từ đó tập trung mọi nỗ lực, trí tuệ đề ra các chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện cơ bản đảm bảo đúng hướng, chọn đúng vấn đề trọng tâm, cấp bách trong công tác cán bộ để giải quyết, đó là vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

- Hai là, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện và Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của cấp trên về cán bộ cấp xã vào điều kiện cụ thể của địa phương một cách phù hợp.

- Ba là, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đã nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của cấp xã; vị trí, vai trò của cán bộ cấp xã và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã. Đa số cán bộ được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn. Điều kiện, phương tiện làm việc của cấp xã và cán bộ đang ngày càng được cải thiện đáng kể.

- Bốn là, những kết quả đó còn bắt nguồn từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở

Nội vụ tỉnh và các ngành có liên quan và sự sâu sát của Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy, UBND cấp huyện.

2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

- Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó, nhiều trường hợp do nguyên nhân chủ quan, còn tình trạng chất lượng công tác quy hoạch cán bộ chưa bảo đảm, thể hiện nhiều nơi chưa lựa chọn được cán bộ có năng lực vượt trội để đưa vào quy hoạch, còn tình trạng cục bộ, bè cánh, yêu ghét cá nhân, tính chất “mở” của công tác quy hoạch cán bộ nói chung rất hạn chế; tính chất “động” chưa bảo đảm, đưa vào quy hoạch thì dễ, đưa ra khỏi quy hoạch rất khó khăn, do e dè, nể nang và thiếu căn cứ; tỷ lệ ba độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quy hoạch chưa đảm bảo so với quy định.

- Có nơi tổ chức hội nghị để xét, giới thiệu quy hoạch cán bộ, lấy phiếu giới thiệu quy hoạch cán bộ chưa đúng quy trình.

- Nhiều nơi chưa quan tâm đầy đủ đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch, dẫn đến tình trạng khó hoặc không bổ nhiệm được cán bộ trong nguồn quy hoạch khi có điều kiện.

- Cấp uỷ huyện thiếu cương quyết trong việc lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, để tình trạng tuỳ tiện kéo dài không bảo đảm thời gian phải hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ theo quy định.

- Kết quả công tác quy hoạch thể hiện năng lực hoạt động công tác của một số cấp uỷ còn hạn chế, đặc biệt là trình độ năng lực và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp uỷ, các đồng chí phó bí thư trực đảng ở các xã, thị trấn.

- Lịch sử trước đây để lại, một thời gian dài số cán bộ chưa qua đào tạo hoạt động ở các địa phương không bố trí được công việc khác mà vẫn phải tái cử các chức danh đã và đang đảm nhiệm, không có vị trí trống để bố trí sắp xếp cán bộ có trình độ năng lực. Đội ngũ cán bộ trẻ ở các địa phương thiếu sự rèn luyện phấn đấu, không mạnh dạn tham gia học tập bồi dưỡng hoàn thiện về trình

độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị. Số đông còn hoạt động theo kiểu nhìn thấy vị trí có thể sắp xếp được cho mình thì mới tham gia học tập để có bằng cấp theo quy định. Do đó khi xây dựng quy hoạch cán bộ gặp rất nhiều khó khăn, số lượng người đông nhưng sắp xếp vào vị trí quy hoạch cán bộ lại không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc không phù hợp hoặc thiếu cán bộ làm việc ở vị trí chuyên môn khác.

Kết luận chương 2

Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là một trong những nội dung cơ bản của công tác cán bộ, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm hiện nay. Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ cấp xã của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Qua khảo sát và đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ cấp xã ở huyện Nông Cống, luận văn đã phân tích, chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân ưu điểm và tồn tại, hạn chế của công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020.

Chương 3

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 61)