Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

4 Về sự hài lòng đối với cán bộ cấp xã

3.2.Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Từ đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, đặc biệt xuất phát từ mục tiêu tổng quát mà Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định đến năm 2020: cần có một đội ngũ cán bộ, trong đó đội ngũ CB cấp xã có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Vì vậy, để xây dựng, quy hoạch đội ngũ CB cấp xã của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số phương hướng cơ bản sau:

Một là: Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức trong công tác xây dựng đội ngũ CB cấp xã, nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập của đội ngũ CB và công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ CB cấp xã hiện nay của huyện. Chủ động chuẩn bị đội ngũ CB có chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có đủ kiến thức, năng lực và trình độ nhằm lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hai là: Coi trọng việc quy hoạch tạo nguồn cán bộ, thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển biến có tính đột phá về xây dựng đội ngũ CB cấp xã. Tỉnh và huyện cần cụ thể hóa và có chính sách thu hút sinh viên, nhất là con em của địa phương tốt nghiệp đại học, cao đẳng loại giỏi; cán bộ xuất sắc trưởng thành từ thực tiễn công tác ở cơ sở về công tác ở cơ sở xã, thị trấn. Vận dụng chính sách để giải quyết chính sách cho những CB chưa đạt tiêu chuẩn nhưng chưa đủ tuổi, đủ năm công tác theo tinh thần Nghị quyết Trung ương sáu khoá X và Nghị định của Chính phủ qui định.

Ba là: Tiến hành rà soát và xây dựng tiêu chuẩn chức danh CB ở cấp xã một cách cụ thể. Căn cứ tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII; Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, các cấp ủy Đảng. Từ đó, làm cơ sở để rà soát, đánh giá, xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ.

Bốn là: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các Đảng bộ, UBND xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CB; đảm bảo mỗi chức danh cán bộ ở cơ sở có từ 1 đến 3 cán bộ

dự bị. Đồng thời, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, đặc biệt chú ý đến quy hoạch cán bộ nguồn dài hạn ở cấp xã.

Năm là: Tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB một cách toàn diện. Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh cán bộ. Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở và đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước. Hàng năm, đội ngũ cán bộ này phải được bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện hoặc Trường Chính trị tỉnh. Đối với cán bộ trẻ, dự nguồn, cần quan tâm đưa đi đào tạo theo hệ chính qui, đào tạo kiến thức, năng lực thực tiễn; khuyến khích việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ.

Sáu là: Việc quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí CB phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn và yêu cầu cơ cấu. Trong thời gian tới, khắc phục tình trạng xem nhẹ tiêu chuẩn, cảm tính, tình cảm cá nhân. Việc điều động, luân chuyển CB ở cấp xã gắn với quy hoạch CB nhằm đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn những CB có triển vọng, có phẩm chất, năng lực. Mặt khác, tạo sự đồng bộ và đồng đều của đội ngũ CB, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ CB các ngành, đoàn thể nhân dân ở cơ sở.

Bảy là: Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện và các Đảng bộ cơ sở với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội với công tác xây dựng và quản lý đội ngũ CB cấp xã của huyện.

Tám là: Thực hiện tốt quy trình, quy chế đánh giá CB, đánh giá CB phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công tâm, do tập thể đánh giá và kết luận. Trong đánh giá CB phải gắn với tiêu chuẩn chức danh, chức trách, gắn với công việc cụ thể, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Ngoài ra, các ngành, các cấp xây dựng và thực hiện tốt quy chế tuyển chọn cán bộ; quy chế, quy trình bầu cử, bổ nhiệm cán bộ. Trong tuyển chọn cán bộ quán triệt quan điểm trọng dụng

người có tài, có đức thật sự, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn được đào tạo.

3.3. Quan điểm xây dựng và quy hoạch cán bộ cấp xã huyện NôngCống, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)