4 Về sự hài lòng đối với cán bộ cấp xã
3.4.1. Nhóm giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đối với công tác xây dựng và quy hoạch
thống chính trị từ huyện đến cơ sở đối với công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 2015 - 2020
Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống chính trị đó. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Vai trò quản lý của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể nhân dân là thước đo năng lực lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đảng ta có trách nhiệm lãnh đạo, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện có hiệu quả đường lối chính trị của Đảng và sự nghiệp đổi mới. Đồng thời, thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Đối với cấp xã ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, để có một đội ngũ CB có đủ phẩm chất, năng lực, Huyện uỷ và Đảng uỷ cấp xã phải thường xuyên phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của cơ sở trong thực hiện các khâu, các bước của công tác CB. Lựa chọn giới thiệu cho Đảng, chính quyền những CB ưu tú, xuất sắc, có triển vọng phát triển thông qua các phong trào cách mạng do Mặt trận và các đoàn thể quần chúng tổ chức. Từ đó, các cấp ủy cơ sở chọn lọc đưa vào quy hoạch CB và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng trên các mặt, khi đáp ứng yêu cầu, bố trí vào các cương vị đứng đầu hoặc cấp phó của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như các chức danh ở cơ sở. Thông qua việc giám sát, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát hiện và kịp thời báo cáo với Đảng những CB không đủ năng lực; suy thoái về đạo đức, lối sống, phẩm chất; tham nhũng, lãng phí, mất lòng tin với dân để kịp thời xử lý.
Muốn thực hiện tốt vấn đề trên, trước hết, Đảng uỷ cấp xã chủ động lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế hoạt
động, quy chế phối hợp phù hợp với điều kiện cụ thể của tổ chức và từng loại hình cơ sở. Quy định những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; mối quan hệ công tác; cơ chế hoạt động và phối hợp công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và đảm bảo thống nhất thực hiện quy chế đó. Trong đó, đặc biệt chú ý xây dựng chế độ làm việc của tập thể cấp ủy với các tổ chức chính quyền, UBMTTQ và từng đoàn thể quần chúng ở cơ sở. Đảm bảo mối quan hệ hai chiều và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo toàn diện thống nhất của cấp ủy Đảng đối với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị cơ sở. Đảng ủy cấp xã phân công cấp uỷ phụ trách từng tổ chức cụ thể; đây cũng là môi trường giúp CB rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn cuộc sống và tạo điều kiện cho các cấp ủy chính quyền lựa chọn, đánh giá CB chính xác hơn. Đồng thời, quan tâm cụ thể hóa những quy định, những việc công khai để dân biết; dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến; những việc dân giám sát, kiểm tra. Mở rộng thông tin về các hoạt động của địa phương, đảm bảo quyền được thông tin của cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và nắm những ý kiến phản hồi của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; mở rộng các hình thức đối thoại trực tiếp, thảo luận dân chủ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công tác và hoạt động của đội ngũ CB cấp xã.