4.1.3.1 Nguồn meo giống và rơm được sửdụng đểtrồng
üNguồn meo giống
Giống là một yếu tố đầu vào không thểthiếu trong bất kỳhoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Đối với nấm rơm việc lựa chọn giống rất quan trọng, nó ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất cât trồng. Nguồn giống của các nông hộ được thể
hiện cụthể ởbảng 4.17.
Bảng 4.17 Nguồn cung cấp meo giống
Nguồn gốc meo Số quan sát Tỷ trọng (%)
Tự có 0 0,00
Trạm khuyến nông 0 0,00
Cơ sở bán meo 60 100,00
Tổng 60 100,00
Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013
Theo kết quả điều tra thì nguồn meo giống chủ yếu từ nguồn chính là cơ sở
bán meo chiếm 100% (60 hộ) đủ để thấy được meo giống ở đây có được chất
lượng, đảm bảo meo mọc nấm con nhiều và có năng suất cao. Trạm khuyến nông
đa phần là giống mới nên nông hộ không muốn mua giống từ nơi này. Tự sản xuất và sửdụng nguồn meo khác không được nông dân lựa chọn, nguyên nhân do nông hộ không đủtrang thiết bịkỹthuật để sản xuất meo giống và các nguồn meo khác không rõ nguồn gốc cũng như kém chất lượng. Nguồn meo ảnh hưởng rất lớn đến việc thành công hay thất bại trong sản xuất nấm rơm của nông hộ, vì vậy việc lựa chọn nguồn meo giống được nông dân lựa chọn rất kỹtrong sản xuất.
Nguyên nhân nông hộ sử dụng giống ở cơ sở bán meo là do giống từ địa
phương có chất lượng cao, chi phí mua giống thấp do không tốn thêm khoản tiền vận chuyển, cũng do thóiquen làm theo phong trào, hộnày mua giống củacơ sở
bán meo gần nhà mà còn là hàng xóm nữa, trồng lạiđạt năng suất cao nên đi giới thiệu cho hộkhác mua và cứthế thì người dân chỉ mua giống từhàng xóm. Hình 4.2 thể hiện rõ lý do vì sao hộ lại đa số lựa chọn nguồn meo giống ở cơ sở bán meo.
Nguồn:Sốliệu điều tra, 2013
Hình 4.2: Lý do sửdụng meo giống của nông hộ Có người giới thiệu, 40% Làm theo phong trào, 10% Chất lượng giống cao, 50%
Từ kết quả điều tra thực tế được thểcụthể ởhình 4.2 cho thấy, có đến 50% (30/60 hộ) hộ sử dụng meo ở cơ sở bán meo là do meo có chất lượng vì meo giống có chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất và hạn chế được sâu bệnh. Tiếp theo có 40% (24/60 hộ) do người thân, bạn bè giới thiệu vì các hộ đó đã sử
dụng trước đó rồi và còn mang lại năng suất cao nên giới thiệu đểsửdụng nên độ
tin cậy cao hơn. Còn 10% (6/60 hộ) nông hộ sử dụng làm theo phong trào đểdễ
bán sản phẩm. üNguồn rơm
Rơm nguyên liệu là một yếu tố quan trọng góp phần ảnh đến quá trình sản xuất nấm rơm, tùy theo rơm rạ thuộc giống lúa gì mà cách chọn rơm nguyên liệu khác nhau, bởi rơm nguyên liệu sẽlàm cho thời gian thu hoạch của nấm rơm kéo
dài hay ngắn và sản lượng tăng hay giảm, vì vậy nông dân lựa chọn rơm nguyên
liệu rất cẩn thận nhằm đảm bảo nguồn rơm chất lượng và có lợi cho canh tác.
4.1.3.2 Tham gia tập huấn kỹthuật
Tập huấn kỹthuật là một vấn đề cần thiết trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trồng nấm rơm hầu hết nông hộ đều sử dụng của bản thân và do gia đình
truyền lại nên tập huấn kỹ thuật trong sản xuất nấm rơm không được phổ biến. Theo kết quả điều tra từbảng 4.18 thì chỉ có 68,33% nông hộkhông tham gia tập huấn kỹ thuật và chỉ có 31,67% là nông hộ có tham gia tập huấn kỹthuật, phần lớn là nông hộsản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm, người thân.
Bảng 4.18: Tham gia tập huấn
Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%) Tham gia tập huấn
Có 19 31,67
Không 41 68,33
Ai tập huấn kỹ thuật
Công ty thuốc BVTV 14 73,68
Cán bộ khuyến nông 5 26,32
Nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật
Gia đình truyền lại 35 58,33
Từ hàng xóm 39 65,00
Học từ sách báo 4 6,67
Từ cán bộ khuyến nông 0 0,00
Từ lớp tập huấn 12 20,00
Tự có 34 56,67
Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013
Về tập huấn kỹ thuật thì trong số 31,67% nông hộ tham gia tập huấn kỹ
thuật thì có khoảng 73,68% nông hộ được công ty thuốc BVTV tập huấn và cán bộcủa công ty hướng dẫn cách sửdụng phân, thuốc cho đúng quy trình kỹ thuật,
đúng liều lượng và đúng lúc. Thêm vào đó, khi đi tập huấn bởi các công ty thuốc BVTVthường các nông hộsẽ được tặng các loại thuốc mới mà công ty sắp đưa ra
thị trường và được tặng một sốphần quà nhằm khuyến khích nông dân tham gia, bên cạnh đó nông dân biết thêm một sốloại thuốc mới nhằm giúp phòng sâu bệnh tốt hơn. Kế đến là có khoảng 26,32% nông hộ được tập huấn bởi cán bộkhuyến nông.
Về kiến thức khoa học kỹ thuật: có đến 65% kinh nghiệm học hỏi từ hàng
xóm do đó về kỹthuật trồng như: liều lượng phân, thuốc trừsâu của nông hộkhá giống nhau. Bên cạnh đó cách kết hợp các yếu tố đầu vào cũng khá giống nhau và cả năng suất đầu ra cũng không chênh lệch nhiều. Tiếp theo có đến 56,67% số
nông hộ sản xuất theo kiến thức sẵn có của bản thân, đó là những hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu năm chính vì thế đúc kết được nhiều kinh nghiệm từsản xuất.
Do đây là vùng truyền thống vềnấm rơm, đã qua nhiều năm sản xuất chính vì thế có đến 58,33% sốnông hộ được kỹthuật trồng từ gia đình những người đi trước truyền lại và có đến 20% số nông hộ học từ các lớp tập huấn. Cuối cùng có khoảng 6,67% nông hộ học được kỹ thuật sản xuất từ sách báo và xem các
chương trình khuyến nông, bạn nhà nông trên truyền hình, đây là nguồn kiến thức quan trọng vì thông thường đó là những bài viết của các cán bộsởnông nghiệp có
nhiều kinh nghiệm, hay là của các cán bộ của các trường đại học nổi tiếng đây là
nguồn kiến thức mang tính khoa học.
4.1.3.3 Đầu ra cho sản phẩm
Nấm rơm là loại cây công nghiệp ngắn ngày nên có nhiều thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, giá cả lên xuống thất thường như thời điểm hiện nay, người nông dân vẫn đứng yên, không làm gì cả, chỉ đợi đến ngày thu hoạch, thương lái vô mua với giá cả được thương lượng giữa thương lái và chủ hộ.
Người dân hoàn toàn không quan tâm giá cảtrên thị trường cao hay thấp hay hợp tác với nhiều nông dân khác để đẩy giá lên. Việc làm riêng lẻ của các nông hộ thường sẽkhông có kết quả cao. Trước sựbiến động vềgiá cả, đa số các nông hộ đều bán ngay sau khi thu hoạch và không thể kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch do tính đặc thù của nấm dễbị dộp là chất lượng sẽgiảm rất nhanh. Khi thu hoạch rộ, thương lái ép giá nhiều hộ chấp nhận bán với giá không cao để nhằm tiêu thụ được sản phẩm của mình sản xuất. Bởi vì đa số, khi thương lái đã đưa ra
giá nông dân thấy có thể hòa vốn thì đồng ý bán ngay theo giá thỏa thuận mà
thương lái đưa ra. Việc giá cảbiến động mạnh là một khó khăn lớn cho nấm rơm
của huyện Lai Vung, vào thời điểm nấm rơm rộ nông dân chỉ bán được với giá
dưới 25.000 đồng/kg. Chính vì thếtrong tương lai nông dân cần liên kết lại đểcó thể đẩy giá lên cao hoặc là cần có những hợp đồng để có thểbao tiêu sản phẩm để
góp phần ổn định đầu ra.