Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 30)

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh

¨Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, vốn, thuốc, kỹ thuật sản xuất của quá trình sản xuất nấm rơm. Quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào các thông tin về nông hộ sẽ được thống kê và tính toán bằng số tuyệt đối, số tương đối, bảng phân phối tần số.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp các phương pháp đo lường, mô hình và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập về tình hình sản xuất nấm rơm hiện nay của những hộ nông dân và được trình bày với dạng biểu bảng và biểu đồ.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê, tính toán các khoản mục chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của nông dân trồng nấm để biết chỉ tiêu nào ảnh hưởng nhiều hay ít đến nông hộ trồng nấm. Các số liệu sẽ được tính toán theo số trung bình cộng, số tương đối cường độ và số tương đối so sánh.

-Chi phí giống = đơn giá giống x lượng giống sử dụng trên 1 đơn vị diện tích (đối với giống nhà, tính theo giá thị trường tại thời điểm sửdụng giống).

- Chi phí lao động = tiền công bình quân 1 ngày x số ngày công bình quân trên đơn vị diện tích (nếu chỉ phục vụ tính chi phí thì không cần tách lao động nhà và thuê).

+ Chi phí lao động thuê: là toàn bộ chi phí thuê nhân công sản xuất trong toàn vụ.

+ Chi phí LĐGĐ: là khoản chi phí sửdụng lao động gia đình vào sản xuất nấm rơm trong toàn vụ. Chi phí này được xác định dựa vào giá thuê lao động ở địa phương.

- Chi phí thuốc = đơn giá thuốc x lượng thuốc sử dụng trên 1 đơn vị diện tích (chai, bịt..)

-Chi phí phân bón = đơn giá phân x lượng phân sửdụng trên 1 đơn vị diện tích(nấm rơm chỉ sửdụng một loại phân duy nhất là phân chuyên dùng cho nấm hay còn được gọi là phân mồi) (kg)

- Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí (chi phí rơm, chi phí meo giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí lao động, chi phí khác).

- Các tỉsốtài chính: từviệc phân tích các sốliệu thu thập được ta tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu tài chính như: lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tổng chi phí, doanh thu trên tổng chi phí, thu nhập trên lao động gia đình.

¨Phương pháp so sánh tuyệt đối với tương đối

So sánh tương đối và số tuyệt đối để biết được mức độ chênh lệch qua các năm về các chỉ tiêu như tổng diện tích đất sản xuất hàng năm có chiều hướng tăng hay giảm, sản lượng, năng suất của nấm rơm qua các năm, tình hình sản xuất cây ăn trái, chăn nuôi trong huyện, dân số.

2.2.3.2 Mô hình hàm sn xut

Để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, sử dụng mô hình hàm sản xuất được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS- Ordinary Least Squares) và hàm giới hạn khả năng sản xuất bằng phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE- Maximum Likehood Estimates) trên phần mềm Stata dưới dạng hàm Cobb-Douglas. Nhằm phân tích vàđánh giáảnh hưởng của các yếu tố đầu vào mà nông hộ ởhuyện Lai Vung cho vụsản xuất nấm rơm.

Mô hình sản xuất có dạng như sau:

LnY = β0 + β1lnX1 + β2lnX2+ β3lnX3 + β4lnX4+ β5lnX5+ β6lnX6+ β7X7 +ei

Trong đó:

Biến phụ thuộc Y: năng suất nấm rơm mà nông hộ đạt được tính bằng kg/ngàn mét giồng.

Β0: hệsốgóc của hàm sản xuất Cobb-Douglas

βk: Các hệsốcần được ước lượng trong mô hình (k = 1,2,...,7)

Theo mô hình hồi qui trên, các giá trị βk đại diện cho mức ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụthuộc. Hay nói lên rằng khi các yếu tố đầu vào tăng lên 1% thì làm năng suất thay đổi βk%. Mức thay đổi đồng biến hay nghịch biến tuỳthuộc vào dấu của giá trị βk.

i

e : sai sốhỗn hợp của mô hình (ei vi -ui), trong đó: vi là sai sốngẫu nhiên theo phân phối chuẩn và ui(ui>0) là sai số do phi hiệu quả theo phân phối cửa chuẩn.

Trong mô hình hồi trên, các giá trị bk đại diện cho mức ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất. Chúng còn đo lường hệsốco dãn của năng suất

theo số lượng của các yếu tố đầu vào vì chúng cho biết khi các yếu tố đầu vào tăng lên 1% thì làm năng suất thay đổi bk%. Mức thay đổi này đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc vào dấu của giá trị bk

Bảng 2.1: Các biến trong mô hình ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm

Tên biến Mô Tả Đơn vịtính Kì vọng

LnMeogiong Lượng meo gieo trồng cho ngàn mét giồng

Kg/1.000m giồng

+ LnRom Lượng rơm sửdụng cho ngàn

mét giồng giồngKg/1.000m +

Lnphanchuyendung Lượng phân chuyên dùng cho nấm rơm giồngKg/1.000m _ LnThN Chi phí thuốc nông dược sử

dụng Ngàn đồng/1.000m giồng +

LnNgCLĐGĐ Lao động gia đình sử dụng

trong vụ Ngày công/1.000m giồng _ LnDT Diện tích trồng nấm rơm 1.000m giồng + TH Biến giảnhận giá trị 1 nếu hộ

có tham gia tập huấn, nhận giá trị 0 nếu hộ không tham gia tập huấn

1: có 0: không

+

Căn cứ chọn biến : các biến LnMeogiong, LnRom, Lnphanchuyendung, LnThN, LnNgCLĐGĐ, LnDT, LnTH được đưa vào mô hình dựa trên nghiên cứu của Trần Nguyễn Thu Thảo (2011) để kì vọng dấu ảnh hưởng đến các biến trong mô hình.

Năng suất của việc sản xuất nấm rơm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốkhác nhau. Do một sốgiới hạn nên phương trình hồi quy chỉ đềcập đến một sốnhân tố chủ yếu đến năng suất nấm rơm như sau: lượng rơm, lượng meo, chi phí thuốc nông dược, diện tích trồng, ngày công lao động gia đình. Nguyên nhân của việc chọn ra các biến đó đưa vào phương trình hồi quy là do:

X1: lượng rơm sử dụng cho ngàn mét giồng, đơn vị tính là kg/ngàn mét giồng. Rơm là một thành phần không thể thiếu trong sản xuất nấm, năng suất tăng hay giảm lượng rơm sử dụng cũng ảnh hưởng, lượng rơm sử dụng có thời gian lâu tàn sẽ làm cho năng suất nấm tăng lên. Vì vậy lượng rơm cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm, với dấu kì vọng “+”.

X2: lượng meo gieo trồng cho ngàn mét giồng, đơn vị tính (kg meo/ngàn mét giồng). Yếu tố này phản ánh đến mật độ gieo trồng của nấm rơm. Meo giống

là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nấm rơm, làm thế nào để sử dụng lượng meo hợp lý và đạt năng suất mới quan trọng và meo có chất lượng thì năng suất mới cao, vì vậy lượng meo giống được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, với dấu kì vọng “+”.

X3: lượng phân chuyên dùng cho nấm rơm, đơn vị tính (kg/ngàn mét giồng), với dấu kì vọng “-”.

X4: chi phí thuốc nông dược sử dụng, được tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng. Do vậy, đơn vị tính là ngàn đồng/ngàn mét giồng, với dấu kì vọng “+”.

X5: lượng lao động gia đình được sử dụng trong vụ. Lao động gia đình tham gia hầu hết trong các khâu sản xuất như : làm đất, chọn rơm, chọn meo giống, chất mô nấm, chăm sóc, bón phân, phun thuốc, tưới tiêu,...Lượng lao động gia đình được tính bằng số ngày công trên ngàn mét giồng, với dấu kì vọng “-”.

X6: diện tích trồng nấm rơm. Đơn vị tính là ngàn mét giồng. Kì vọng cùng chiều với năng suất, với dấu kì vọng “+”.

X7: biến giả chỉ việc tham gia tập huấn. Biến này có giá trị là 1 nếu nông dân có tham gia tập huấn và 0 nếu không tham gia. Kì vọng cùng chiều với năng suất, với dấu kì vọng “+”.

Chú thích: ngàn mét giồng là đơn vị diện tích đất được sử dụng trong sản xuất nấm rơm (1 ngàn mét giồng = ½ công = 500m2)

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI QUÁT VỀTỈNH ĐỒNG THÁP3.1.1 Điều kiện tựnhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)