Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 72)

Dựa vào mức hiệu quả kỹthuật, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần năng suất bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần kém hiệu quả này có thể do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc nông dược, giống…) chưa hợp lý, chưa đúng kỹ thuật và do các yếu tố

khách quan không kiểm soát được như:sâu bệnh, thời tiết, thiên tai… Từmô hình MLE ta có bảng 4.31đề tính năng suất mà nông dân đã mất do kém kĩ thuật canh tác.

Bảng 4.31: Năng suất mất đi do kém hiệu quảkỹthuật Mức phi hiệu quả (%) Năng suất thực tế(kg/ngàn mét giồng) Năng suất có thể(kg/ngàn mét giồng) Năng suất mất đi (kg/ngàn mét giồng) 0 – 10 786,52 838,47 51,95 10 – 20 704,35 835,57 131,22 20 – 30 614,10 815,43 201,33 30 – 40 543,18 801,36 258,33 40 – 50 392,86 708,91 316,05 >50 0,00 0,00 0,00 Cao nhất 1.000 1.035,28 316,05 Thấp nhất 392,86 656,94 23,65 Trung bình 704,41 828,55 124,13

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Qua bảng số liệu 4.31 cho thấy, ở mức phi hiệu quả thấp nhất từ 0 đến 10% phần năng suất mất đi do kém hiệu quảkỹthuật là 51,95 kg/ngàn mét giồng. Phần năng suất mất đi này ngày càng tăng dần lên do mức phi hiệu quảkỹ thuật

tăng lên. Ở mức kém hiệu quả kỹthuật từ 10 đến 20% thì phần năng suất mất đi

là 131,22 kg/ngàn mét giồng. Ở mức phi hiệu quả từ 40 đến 50% thì nông dân mất đi 316,05 kg/ngàn mét giồng. Năng suất bị mất cao nhất là 316,05 kg/ngàn mét giồng và thấp nhất là 23,65 kg/ngàn mét giồng. Như vậy, nếu sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nông hộ tại huyện Lai Vung có thể làm tăng năng suất trung bình 124,13 kg/ngàn mét giồng để làm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Nguyên nhân của những khoản thất thoát này là do kỹ thuật canh tác kém hiệu quảcủa các nông hộ. Lượng thất thoát của các nông hộchênh lệch nhau khá lớn, hộ có lượng thất thoát thấp nhất 23,65 kg/ngàn mét giồng và hộ có lượng thất thoát lớn nhất là 316,05 kg/ngàn mét giồng chênh lệch là 292,40 kg/ngàn mét giồng [phụbảng 2.8]. Chênh lệch lượng năng suất bịthất thoát và lượng thất thoát trung bình giữa các nông hộ tương đối lớn. Sự chênh lệch của lượng thất thoát cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu vào đúng kỹ thuật để tăng năng suất là rất quan trọng.

4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẤM RƠM ỞHUYỆN LAI VUNG

Qua kết quảphân tích hàm sản xuất và hàm giới hạn khả năng sản xuất có một sốgiải pháp đề xuất:

Lượng meo giống bình quân bà con đang sử dụng hiện tại tỷ lệ thuận với

năng suất nấm rơm. Do đó, nông dân nên tăng lượng giống để giảm bớt thời gian rải meo lại và tăng năng suất. Tuy nhiên, nông dân cũng nên nắm bắt thông tin thị trường để lựa chọn meo giống phù hợp nhu cầu thị trường, điều kiện thổ nhưỡng

địa phương đểkhông bị mất giá khi thu hoạch.

Meo giống là yếu tố quan trọng của đầu vào và ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của sản phẩm đầu ra, do vậy các cơ quan có chức năng cần nghiên cứu các meo giống có khả năng kháng sâu bệnh phù hợp với điều kiện địa phương và

nhu cầu trong ngoài nước, để nông dân trồng nấm rơm vừa đạt năng suất cao vừa có giá cả đầu ra ổn định.

Bình quân một ngày công lao động gia đình sẽtạo ra được 239.000 đồng thu nhập (tính trên ngàn mét giồng). Việc sử sụng lao động gia đình trong vụ Thu

Đông mang lại cao gấp đôi so với đi làm thuê (trung bình 120.000 đồng/ngày).

Do đó, nông dân nên tận dụng lao động gia đình để giảm chi phí tăng thu nhập. Về thuốc nông dược, thuốc có ảnh hưởng tỷ lệthuận với năng suất. Do vậy

nông dân nên tăng lượng thuốc nông dược. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nông

dược nông dân nên sửdụng tuân theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng bệnh,

đúng liều lượng, đúng lúc.

Kết quả phân tích đã chứng minh nông dân có tập huấn kỹthuật sẽ làm tăng năng suất. Do vậy nông dân nên tham gia các lớp tập huấn kỹthuật để tăng năng

suất và thu nhập cho gia đình. Các tổ chức khuyến nông cần mở nhiều lớp tập huấn hơn nữa đểhổtrợ kỹthuật, nâng cao trình độhiểu biết của nông dân vềcách sửdụng, liều lượng các yếu tố đầu vào đểhọsản xuất hiệu quả hơn.

Lao động làm thuê trong nông nghiệp, khu vực nông thôn ngày càng giảm

do hướng phát triển chung của đất nước. Nên các nông hộ trong sản xuất nấm

rơm cũng như sản xuất nông nghiệp nên tìm hướng đi mới để hạn chế thuê lao

động. Như áp dụng kĩ thuật sản xuất mới, cơ giới hóa vào sản xuất như phương

pháp sản xuất nấm rơm trong nhà kín có thểbớt được lao động.

Nông dân cần chủ động hơn nữa trong việc nắm bắt thông tin thị trường để

không bị ép giá khi bán nấm rơm hoặc mua phân, thuốc nông dược, meo giống với giá không hôp lý.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 KẾT LUẬN

Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình bị tác động rất lớn từ điều kiện tựnhiên, mỗi vụ, mỗi điều kiện khác nhau thì dẫn đến lợi nhuận khác nhau.

Qua kết quảnghiên cứu cho thấy:

Qua kết quả thống kê từ trạm BVTV huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thì diện tích trồng nấm rơm qua các năm từ 2010 đến năm 2012 có xu hướng giảm dần cụthể năm 2010 là 500 ha đến năm 2011 diện tích vẫn không thay đổi 500 ha,

nhưng đến năm 2012 diện tích nấm rơm giảm mạnh chỉ còn 395 ha, nhưng tính đến tháng 6 năm 2013.

Qua kết quả phân tích trong chương 4, nông hộ có bềdầy kinh nghiệm trong sản xuất nấm rơm trung bình là 13,4 năm, có hộ có kinh nghiệm lên đến 32 năm. Lao động tham gia sản xuất trung bình là 3 người, trong đó lao động nam là 2

người, lao động nữ là 1 người và có độ tuổi trung bình khoảng 43,83 tuổi. Về trình độ học vấn của nông hộ tham gia sản xuất nấm rơm cũng tương đối không

cao cũng không tháp có khoảng 46,67% là nông hộ có trình độ dưới lớp 6 và từ

lớp 6 trở lên có khoảng là 53,33%, đặc biệt là không có nông hộnào không biết chữ, nhưng trình độ như vậy cũng góp phần tăng hiệu quảsản xuất vì trình độ học vấn giúp nông dân chia sẻ, tiếp thu kiến thức với nhau, học hỏi và áp dụng nhanh kiến thức khoa học kỹthuật vào sản xuất.

Như đã phân tích ởtrên một số yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cũng như thu nhập trong việc sản xuất nấm rơm của bà con nông dân nơi đây là chi phí rơm, LĐGĐ, lao động thuê, chi phí meo, bốn chi phí này luôn chiếm tỷtrọng cao

trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất nấm rơm của mỗi vụ. Cụ thể trong vụ Thu

Đông năm 2013 thì tỷ lệ các loại chi phí lần lượt là 61,95%, 15,56%, 14,2% và 6,54%.

Về doanh thu cũng tương đối hơn so với một sốsản phẩm nông nghiệp khác,

như doanh thu trung bình của nông hộ đạt được là 48.485,00 ngàn đồng/hộ, còn tính trên ngàn mét giồng là trung bình 28.448,95 ngàn đồng/ngàn mét giồng. Tổng chi phí trung bình 24.751,63 ngàn đồng/ngàn mét giồng sau khi doanh thu trừ đi tổng chi phí lợi nhuận trung bình của nông hộlà 3.863,26 ngàn đồng chưa

trừ đi lao động gia đình. Bên cạnh đó thì trong quá trình sản xuất nấm rơm nông

hộ còn gặp nhiều khó khăn như: chi phí các đầu vào cao, thời thiết xảy ra thất

thường, sản phẩm bịép giá,...

Qua quá trình xử lý số liệu bằng phần mềm stata cho thấy các yếu tố ảnh

hưởng đến năng suất nấm rơm là: lượng meo ảnh hưởng đến năng suất của nấm

rơm, khi tăng 1% lượng meo sẽ làm năng suất tăng 0,087% khi ước lượng bằng

phương pháp OLS và tăng 0,082% khi ước lượng bằng phương pháp MLE. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến năng suất đó là chi phí thuốc nông dược, khi tăng 1%

thuốc nông dược thì năng suất tăng 0,129% ước lượng bằng phương OLS và phương pháp MLE là 0,131%. Yếu tố thứba ảnh hưởng đến năng suất đó là diện tích sản xuất nấm rơm của nông hộ, khi tăng 1% diện tích thì năng suất tăng 0,153% ước lượng bằng OLS và 0,125% ước lượng bằng MLE. Yếu tốcuối cùng

ảnh hưởng đến năng suất đó là tập huấn kỹthuật, khi tăng 1% tham gia tập huấn kỹthuật là 0,173% khi ước lượng bằng OLS và khi ước lượng bằng MLE sẽlàm

năng suất tănglên 0,159%.

Thông qua tính toán so sánh, kết quả cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ sản xuất nấm rơm đó là 84,81%. Như vậy người dân vẫn có thể

cải thiện thêm hiệu quả của mình để nâng cao năng suất cùng lượng yếu tố đầu

vào như hiện tại, nông hộ vẫn có thể cải thiện thêm 15,19%. Năng suất thực tế năm 2013 đạt mức trung bình là 704,41 kg/ngàn mét giồng. Từviệc kém hiệu quả

kỹthuật của các nông hộ làm cho năng suất của các nông hộbịthất thoát đáng kể. Nếu như, hiệu quảkỹthuật của các nông hộ đạt 100% thì bình quân năng suất có thể đạt được là 828,55 kg/ngàn mét giồng. Chính vì thếthông qua mức kém hiệu quả kỹ thuật đã làm năng suất trung bình bị thất thoát là 124,13 kg/ngàn mét giồng.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với các nông hộ

Nên chọn những loại meo giống tốt có chất lượng cao nhằm đạt năng suất, chất lượng giúp bán được giá cao tăng lợi nhuận cho người nông dân. Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của nông hộ khác, tham gia các lớp tập huấn trồng nấm rơm trên địa bàn huyện. Nên chọn đúng thời điểm sản xuất.

Thường xuyên theo dõi diễn biến của giá cảthị trường. Không nên sản xuất theo kiểu chạy theo giá cảnhất thời, vì như thếthường làm cho lượng cung vượt

Do các nông hộ còn chưa liên kết với nhau trong khâu tiêu thụsản phẩm nên

thường xuyên bị thương lái ép giá. Từ đó các nông hộ nên liên kết với những nông dân cận kề nhau, tìm kiếm thị trường mới chủ động hơn khi bán sản phẩm. Giữa các nông hộnên liên kết, hỗtrợlẫn nhau trong sản xuất, có thểthành lập các tổ hợp sản xuất để trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất với nhau thông qua HTX.

5.2.2 Đối với cơquan chức năng và chính quyền địa phương

Mở thêm một số lớp về tập huấn kỹ thuật cho nông dân để nhằm sản xuất

đúng quy trình kỹ thuật, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap góp phần xây dựng

thương hiệu nấm rơm Lai Vung.

Hỗtrợ cho người trồng nấm trong việc sửdụng một cách hiệu quảcác yếu tố

về mặt kỹthuật và biết sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả trong sản xuất.

Người sản xuất bán chủ yếu là bán nấm tươi, do đó việc hình thành các cơ

sởsởvà tiêu thụnấm ở địa bàn có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm mởrộng qui mô sản xuất. Vì vậy, chính quyền địa phương cần hỗtrợcho những tổchức, hay cá nhân có đủ điều kiện thành lập cơ sở sơ chếnấm.

5.2.3 Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nên tìm đầu vào và ra ổn định hơn cho doanh nghiệp phát triển, thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các nông hộ trồng nấm. Nhằm đảm bảo

đầu ra cho nông dân giúp nông dân an tâm khi sản xuất mà không lo giá cảthay

đổi thất thường.

Cung cấp những thông tin chính xác vềthị trường cho nông dân, không lợi dụng sựthiếu thông tin của nông dân để ép giá.

TÀI LIU THAM KHO

1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tếnông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê.

2. Lê Khương Ninh, 2008. Kinh tếhọc vi mô. Nhà xuất bản giáo dục. 3. Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng. Nhà xuất bản văn hóa thông tin

4.Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn

hóa thông tin.

5. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Hiệu quảkỹthuật và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả

kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai

đoạn 2008 – 2011. Tạp chí nghiên cứu khoa học trường Đại học Cần Thơ, số526, trang 268 – 276.

6. Nguyễn Thị Lụa, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng nấm

rơm ở quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Cần Thơ: luận văn tốt nghiệp đại học,

năm 2012.

7. Nguyễn Thị Luông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Thu Đông ở

thành phố Cần Thơ 2009. Cần Thơ: luận văn tốt nghiệp đại học, tháng 05 năm

2010.

8. Phạm Lê Thông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệcấp bộ, tháng 12 năm 2010.

9. Phòng thống kê huyện Lai Vung, 2013. Niên giám thống kê huyện Lai Vung

năm 2012.Nhà xuất bản thống kê

10. Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lai Vung, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động trạm bảo vệthực vật huyện Lai Vung năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm

2013.

11. Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

12. Trần Nguyễn Thu Thảo, 2011. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Cần Thơ: luận văn tốt nghiệp đại học, tháng 05 năm 2011.

13. Trần Thụy Ái Đông, 2008. Kinh tế sản xuất. Khoa kinh tế - Quản trị kinh

doanh, trường Đại học Cần Thơ.

14. Frankellis, 1993. Kinh tếhộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp. Tp. HồChí Minh: nhà xuất bản nông nghiệp.

15. Aigner, Dennis J.; C.A. Knot Lovell; and Lovell; and Peter Schmidt, 1977.

Formulation and Estimation of Stochastic Frontier Production Models.Journal of Econometrics, số6(1), trang 21 – 37.

16. Battese, G.E., Coelli, T.J, 1992. Frontier Production functions, technical efficiency and panel data with application to paddy farmers in India. Journal of Productivity Analysis, 3: 153 – 169.

17. Maddala, G. S, (1977). Econometrics. McGraw-Hill, Tokyo, Kogakusha. 18. Meeusen, W. Và Van Den Broeck, J, (1977). Efficiency Estimation from Cobb-Douglas Production Functions with Composed Error. International Economics Review, số18, trang 435 – 444.

19. Cổng thông tin điện tửhuyện Lai Vung, http://www.laivung.dongthap.gov.vn [ Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2013].

20. Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2013, Trung tâm khuyến nông quốc gia, <http://www.khuyennongvn.gov.vn/dong-thap-nam-rom-duoc-mua-trung-

gia_t77c626n32608tn.aspx> [Ngày truy cập: 11 tháng 09 năm 2013].

21. Sở NN & PTNN, 2013, Mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu một sốnấm ăn,

<http://snnptnt.dongthap.gov.vn/wps/portal/snnptnt/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9M SSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN3SwsDA8_AABM3b3MvI4NAI_2CbEd FAKkL7ck!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/SNNPTNT/sitsn nptnt/sitamohinhsanxuathieuqua/mo+hinh+san+xuat+nam+rom> [Ngày truy cập:

STT:

PH LC 1

BNG CÂU HI PHNG VN

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘTRỒNG NẤM RƠM TẠI HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Xin chào ông/bà, tôi tên là Nguyễn Thị là sinh viên năm cuối Khoa Kinh tếvà Quản trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiu qukthut ca mô hình trng nấm rơm ở

huyn Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp”. Rất mong gia đình ông/bà dành ra ít phút để

giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Ông/bà vui lòng cho gặp chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ để hoàn thành bài phỏng vấn. Tôi rất hy vọng nhận được sựcộng tác của gia đình ông/bà và tôi xin cam đoan rằng những câu trả lời của ông/bà chỉ được sử dụng cho mục đích của việc nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)