Lý do trồng nấm rơm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 51)

Nguyên nhân chính để các nông hộ lựa chọn mô hình sản xuất nấm rơm là

do ảnh hưởng bởi tập quán canh tác của địa phương, cho thu nhập ổn định và thị trường đang tiêu thụ rất mạnh. Bảng 4.17 thể hiện cụ thể vì sao nông dân trên vùng nghiên cứu lại lựa chọn canh tác nấm rơm mà không canh tác bất cứ loại cây trồng nào khác.

Bảng 4.16: Lý do trồng nấm rơm của nông hộ

Lý do Số quan sát Tỷ trọng (%)

Dễ trồng 4 6,67

Đất phù hợp 3 5,00

Lợi nhuận cao 24 40,00

Theo phong trào 13 21,67

Dễ tiêu thụ 11 18,33

Theo truyền thống 5 8,33

Tổng 60 100,00

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.16 cho thấy có khoảng 24/60 hộ được phỏng vấn (chiếm 40%) lựa chọn trồng nấm rơm do lợi nhuận cao, vì họ canh tác lâu nên rút ra được những kinh nghiệm có lợi và nhiều kỹthuật trong sản xuất và nấm rơm còn là loại hoa màu ngắn ngày lấy vốn rất nhanh so với các loại hoa màu ngắn ngày khác, thời gian canh tác lại ngắn.

Bên cạnh đó, vấn đề tiêu thụ là vấn đề rất quan trọng, nếu như thị trường

không đáp ứng khoảng 18,33% số hộ được phỏng vấn ở đây thì họ sẽ không quyết định trồng nấm rơm, do đó thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với nhu cầu canh tác nấm rơm của nông dân.

Tiếp đến nguyên nhân mà nông hộ chọn sản xuất nữa đó là theo phong trào

tập quán của địa phương chiếm 21,67% (13/60 hộ) do các hộ thấy được những hàng xóm lân cận canh tác có lời và trở nên khá hơn nên họquyết định canh tác.

Một lý do khác mà nông dân quyết định canh tác nấm rơm nữa đó là dễ

trồng chiếm 6,67% (4/60 hộ), chỉ cần tốn ít công cho việc trồng và chăm sóc nấm

rơm vì thế người dân quyết định trồng vì nó có thểtận dụng được thời gian nhàn rỗi của giađình.

Lý do nữa là do đất đai phù hợp để canh tác chiếm 5% (3/60 hộ), có thểnói nhân tố đất đai là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất đai màu mỡ, phù hợp cho sựphát triển cây trồng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 51)