Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng nấm rơm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 55)

üĐầu vào

Đầu vào trong sản xuất nấm rơm có nhiều thuận lợi do người dân đủvốn sản xuất, giao thông thuận tiện và có kinh nghiệm lâu năm. Trong quá trình điều tra trực tiếp 60 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu, có thể thấy rằng Lai Vung có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nấm rơm. Bảng 4.19 thể hiện cụ thể

những thuận lợi trong việc sản xuất nấm rơm.

Bảng 4.19: Thuận lợi cho việc sản xuất nấm rơm

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

Đủ vốn sản xuất 17 28,33

Giao thông thuận tiện 9 15,00

Được tập huấn kỹ thuật 14 23,33

Có kinh nghiệm sản xuất 19 31,67

Dựa vào bảng 4.19 cho thấy, qua khảo sát thực tếthì có 31,67% nông hộcó kinh nghiệm sản xuất lâu năm, do nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nấm

rơm trở nên quen thuộc với họ, từ khi còn nhỏ họ đã được tiếp xúc và được

hướng dẫn tận tình theo kiểu cha truyền con nối. Bên cạnh đó nông dân vốn có tính cần cù học hỏi, tiếp cận và áp dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất nên mang lại năng suất cao.

Tiếp theo là có 28,88% ý kiến cho rằng thuận lợi nữa là đủvốn sản xuất, do Lai Vung là vùng có truyền thống trồng nấm rơm mấy chục năm nên lợi nhuận của nó đủ đểnông dân tiếp tục sản xuất và thời gian thu hồi vốn cũng nhanh. Một sốhộthiếu vốn sản xuất thì họvay ở cơ sởbán meo, đến khi thu hoạch thì họbán

cho cơ sở bán meo với giá thấp hơn thì khoảng một đến hai ngàn đồng/kg nấm. Kế đến được tập huấn kỹ thuật chiếm 23,33%. Giao thông thuận tiện thì chiếm khoảng 15%, nhân tốnày ảnh hưởng rất lớn đến khâu thu hoạch, giao thông thuận lợi giúp việc thu hoạch trởnên dễdàng, tiết kiệm chi phí. Cuối cùng là vốn đầu tư

thấp chỉchiếm 1,67%.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì quá trình sản xuất nấm rơm cũng gặp một số khó khăn. Bảng 4.20 cho thấy rõ hơn những khó khăn của các nông hộ sản xuất nấm rơm.

Bảng 4.20: Khó khăn cho việc sản xuất nấm rơm

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

Giá cả đầu vào cao 18 30,00

Thiếu đất sản xuất 5 8,33

Thiếu vốn sản xuất 4 6,67

Thiếu kinh nghiệm sản

xuất 2 3,33

Lao động khan hiếm 2 3,33

Ít/không được tập huấn

kỹ thuật 7 11,67

Thời tiết 22 36,67

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.20 cho thấy, khó khăn lớn nhất của nông hộ trồng nấm rơm là

yếu tốthiên nhiên ảnh hưởng bởi thời tiết do mưa bão đến bất ngờ và kéo dài gây ngập úng chiếm 36,67%, làm cho nấm rơm không phát triển gây giảm năng suất và chất lượng nấm, mưa nhiều làm tăng độ ẩm của nấm rơm lên cao, ứa đọng

nước gây ra thối nấm. Nếu thời tiết nắng quá thì lượng nước cung cấp không đủ

Khó khăn kế đến là giá cả đầu vào cao chiếm 30% trong tổng 60 mẫu điều tra thực tế. Giá cả đầu vào cao dẫn đến chi phí cũng tăng cao, nguyên nhân là rơm

nguyên liệu càng ngày càng khan hiếm, nên giá rơm ngày càng cao một ghe rơm

một ngàn mét giồng dao động từ 13 đến 18 triệu đồng.

Còn một số khó khăn chiếm một số ít như ít hoặc không được tập huấn chỉ

chiếm 11,67%, nông dân đa số là dựa theo kinh nghiệm lâu năm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thiếu đất sản xuất chiếm 8,33%, nhu cầu sản xuất của nông hộ

ngày càng nhiều vì mô hình canh tác có hiệu quả nên họ có xu hướng thuê thêm

đất để canh tác nhưng thuê đất cũng gặp nhiều khó khăn. Thiếu vốn sản xuất chiếm 6,67%, lao động khan hiếm và thiếu kinh nghiệm sản xuất chỉ chiếm phần nhỏlà 3,33%.

üĐầu ra

Ngoài những thuận lợi và khó khăn đầu vào thì đầu ra cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cụthể được thểhiện ởbảng 4.21:

Bảng 4.21: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra sản xuất nấm rơm

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Thuận lợi đầu ra

Chủ động khi bán 15 25,00

Sản phẩm có chất lượng 8 13,33

Được bao tiêu sản phẩm 11 18,33

Nhà nước trợ giá đầu ra 0 0,00

Giá bán ổn định 5 8,33

Dễ bán sản phẩm 14 23,34

Khác 7 11,67

Khó khăn đầu ra

Thiếu thông tin về người

mua 4 6,67

Thiếu thông tin về thị

trường 6 10,00

Giá cả biến động nhiều 38 63,33

Bị ép giá 10 16,67

Khác 2 3,33

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Về mặt thuận lợi: 25% ý kiến cho rằng nông hộ có thể chủ động khi bán. Tùy theo kỹthuật và kinh nghiệm mà họquyết định khi nào thu hoạch và khi thu hoạch họ sẽ gọi điện cho thương lái, thông thường là những thương lái quen biết từvụ trước đó đểkhông bị ép giá và ép sản phẩm. Nhân tốthuận lợi tiếp theo khi

sản xuất nấm rơm đó là sản phẩm dễ bán chiếm 23,34%, do thị trường lúc nào

cũng cần và nấm rơm là một loại thực phẩm có dinh dưỡng cao. Kế là được bao nhiêu sản phẩm chiếm 18,33%, do thị trường đang thiếu sản phẩm nên một số thương lái đã tiến hành bao tiêu sản phẩm với nông dân để kịp thời có sản phẩm cung cấp cho thị trường. Một nhân tốnữa là sản phẩm chất lượng chiếm 13,33%.

Vùng được điều tra được đánh giá là vùng có nấm có mẫu mã đẹp, tươi và ngon.

Nhân tố cuối cùng là giá bán ổn định chiếm 8,33% do nấm của những nông hộ

này có chất lượng tốt và một phần do họ xác định được thời gian thu hoạch ngay

lúc giá đang cao. Một sốthuận lợi khác chiếm 11,67%.

Về mặt khó khăn: khó khăn lớn nhất luôn tồn tại là sự biến động thất thường của giá nấm rơm, có 63,33% nông hộ lựa chọn chỉ tiêu này, giá cả biến

động mạnh là lúc thu hoạch rộvà vụ đạt năng suất cao, sựbiến động này làm cho một số hộ có lãi nhưng cũng làm một số hộ bị lỗ. Tiếp theo là nhân tố bị ép giá chếm 16,67% do nông dân thiếu thông tin vềthị trường (10%) và thiếu thông tin về người mua (6,67%), mặc dù biết được giá của nhà nước đưa ra nhưng đến mùa bán đa số các thương lái đều mua với mức giá thấp hơn mức giá quy định của nhà nước, có khi trong cùng 1 ngày thu hoạch mà giá bán giữa các nông hộ cũng khác nhau, họ tin tưởng lúc nào thương lái quen biết cũng mua đúng giá nên không mua bán theo hợp đồng, vìvậy nguồn thông tin cung cấp về giá cảthị trường là rất cần thiết. Còn lại một số nguyên nhân khác cho việc đầu ra cho nấm rơm

chiếm tỷtrọng nhỏnhất.

4.2 PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

4.2.1 Phân tích doanh thu và chi phí

4.2.1.1 Các chi phí sn xut nấm rơm

Chi phí sản xuất nấm rơm là yếu tốquan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận đến nông hộ sản xuất. Các chi phí cho việc sản nấm rơm bao

gồm các khoản mục chi phí lao động thuê, chi phí phân mồi (phân chuyên dùng cho nấm rơm), chi phí meo giống, chi phí lao động gia đình, chi phí thuê đất, chi

phi tưới tiêu, chi phí rơm, chi phí thuốc nông dược. Bảng 4.22 mô tả các khoản mục chi phí trên diện tích một ngàn mét giồng đất sản xuất nấm rơm của nông hộ.

Bảng 4.22: Cơ cấu các khoản mục chi phí trung bình trên ngàn mét giồng của một vụtrong sản xuất nấm rơm của nông hộ

Khoản mục chi phí Cao nhất (1.000đồng/ 1.000mgiồng) Thấp nhất (1.000đồng/ 1.000mgiồng) Trung bình (1.000đồng/ 1.000mgiồng) Tỷ trọng (%) Chi phí thuê đất 875,00 0,00 128,28 0,52 Chi phí rơm 18.571,40 10.588,20 15.333,12 61,95 Chi phí meo 3.300,00 1.150,00 1.619,05 6,54 Chi phí phân mồi (phân chuyên dùng) 133,53 86,75 108,64 0,44 Chi phí thuốc nông dược 384,62 37,50 103,01 0,42 Chi phí tưới tiêu 303,00 4,55 92,12 0,37 Chi phí thuê lao động 6.450,00 1.320,00 3.515,33 14,20 Chi phí lao động gia đình 7.118,18 953,33 3.852,08 15,56 Tổng chi phí 24.751,63 100,00

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Từ điều tra thực tế ởbảng 4.22 cho thấy, tổng chi phi phí sản xuất bình quân của nông hộ trồng nấm rơm là 24.751,63 ngàn đồng/ngàn mét giồng. Thông qua

điều tra thực tế từ vùng nghiên cứu cho thấy thì chi phí đầu vào ngày càng tăng

cao trong đó thì chi phí chiếm tỷtrọng cao nhất là chi phí rơm chiếm 61,95%, kế

tiếp là chi phí lao động gia đình chiếm 15,56%, đến chi phí lao động thuê chiếm

14,20%, đến chi phí meo giống chiếm khoảng 6,54%.

Nguyên nhân dẫn đến chi phí rơm cao hơn các chi phí khác là do nguồn rơm

nguyên liệu ngày càng khan hiếm, do đa phần rơm cắt bằng máy gặt đập liên hợp

nên lượng rơm thu gom ít hơn. Qua điều tra thực tếtừcác nông hộ thì rơm được thu gom bằng máy gặt đập sẽ bị dập nát ảnh hưởng đến năng suất, chỉ có rơm được suốt bằng máy thông thường mới phù hợp cho sản xuất nấm.

- Chi phí rơm: Nguồn rơm rất quan trọng trong quá trình sản xuất nấm rơm,

nếu rơm rạ tốt sẽ góp phần cho việc mọc nấm con nhiều và đạt năng suất cao,

rơm nguyên liệu chiếm một chi phí khá cao. Chi phí rơm trung bình khoảng

15.333,12 ngàn đồng/ngàn mét giồng. Chi phí cao nhất 18.571,4 ngàn đồng/ngàn mét giồng và thấp nhất là 10.588,2 ngàn đồng/ngàn mét giồng. Nguyên nhân có

sựchênh lệch này là do chất lượng rơm, nguồn rơm cung cấp của nông hộ. Lượng

rơm cung cấp dồi dào hay khan hiếm cũng ảnh hưởng đến giá mua rơm của nông hộ. Để giảm được chi phí mua rơm các nông hộ nên mua rơm vào thời điểm vụ

lúa Đông Xuân.

- Chi phí thuê đất: Từ bảng 4.22 cho thấy chi phí thuê đất bỏ ra tương đối thấp, thấp nhất là 0 đồng/ngàn mét giồng, cao nhất là 875.000 đồng/ngàn mét giồng và trung bình là vào khoảng 128.280 đồng/ngàn mét giồng. Nguyên nhân có sự chênh lệch này giữa mức giá cao nhất và thấp nhất là do nông hộnông hộ thuê đất đầu vụ giá thấp hơn nhiều so với khi vào vụ trồng nấm, do vị trí đất có thuận tiện hay không và có đôi khi nông hộ thuê đất với giá rẻ.

Chi phí meo giống: giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định

năng suất của các nông hộ trong từng vụ sản xuất, chi phí meo giống ngày càng tăng

cao. Nguyên nhân là do đa sốnông hộmua meo giống ởnhững cơ sởbán meo mà không sửdụng meo tự có nên giá cả hơi cao nhưng bù lại thì giống này có chất

lượng tốt, đảm bảo nấm con mọc nhiều. Chi phí meo giống thấp nhất là 1.150.000

đồng/ngàn mét giồng, cao nhất là 3.300.000 đồng/ngàn mét giồng, trung bình là 1.619.050 đồng/ngàn mét giồng. Nguyên nhân là do tùy loại meo giống có giá bán khác nhau dẫn đến có sự chênh lệch chi phí meo của của các nông hộ. Để

giảm chi phí meo giống các nông hộ nên giảm lượng meo sửdụng lãng phí, chọn loại meo có chất lượng sẽgiảm được chi phí meo giống của nông hộ.

- Chi phí phân mồi (phân chuyên dùng): phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón một cách hợp lý không những làm giảm đáng kể chi phí sản xuất mà còn làm tăng năng suất, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, trong sản xuất nấm rơm thì chi phí phân bón của nông hộ rất thấp, trung bình khoảng 108.640 đồng/ngàn mét giồng, chiếm 0,44% so với tổng chi phí, nguyên nhân là nông hộ sửdụng meo giống là chủ yếu hoặc nếu có sửdụng thì chỉsửdụng một lần trộn vào meo rải của nông hộ.

- Chi phí thuốc nông dược: thuốc nông dược là một phần giúp cây trồng phát triển, tăng năng suất, phòng trừ bệnh và sâu hại cây trồng. Phòng trừbệnh dưỡng

tơ nấm bằng các loại thuốc hóa học sẽhiệu quả hơn và nhanh chóng. Từviệc điều tra thực tếtrong bảng 4.23 cho thấy, hầu như chi phí thuốc sử dụng cho sản xuất nấm rơm rất thấp, ở mức thấp nhất chỉ có 37.500 đồng/ngàn mét giồng, trung bình là khoảng 103.010 đồng/ngàn mét giồng, cao nhất là 384.620 đồng/ngàn mét

giồng. Từ đó cho thấy canh tác nấm rơm tốn rất ít thuốc nông dược vì qua điều tra thực tếcác nông hộchỉxịt 3 lần để dưỡng tơ nấm.

- Chi phí tưới tiêu: do vụ Thu Đông vừa qua mưa bão rất nhiều nên chi phí

tưới tiêu rất thấp, thấp nhất là 4.550 đồng/ngàn mét giồng, cao nhất là 303 ngàn

đồng/ngàn mét giồng, trung bình vào khoảng 92.120 đồng/ngàn mét giồng, theo

điều tra thực tế thì chi phí tưới tiêu thấp là do các nông hộ tưới bằng điện vì gần

nhà, còn chi phí tưới tiêu cao là do tưới bằng xăng vì xa nhà. Nấm rơm vào

khoảng 5 ngày đầu không cần tưới còn mấy ngày sau thì mỗi ngày tưới nước 2 lần có khi chỉ tưới 1 lần vào buổi sáng, đến khi gần thu hoạch sẽ tăng số lần tưới lên, ngoài ra sốlần tưới còn phụthuộc vào thời tiết nắng hay mưa.

- Đối với lao động gia đình: là chi phí cho số ngày công lao trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc nấm rơm của mình. Đây là chi phí ảnh hưởng trực tiếp

đến lợi nhuận của nông hộ. Thường những hộ sử dụng lao động gia đình không tính chi phí này. Thông qua điều tra thực tế biết được đa số những hộ có số lao

động tham gia sản xuất từ 2 người trởlên thì họtận dụng nguồn lao động này vào sản xuất, ví dụ như khâu rải thuốc, tưới nước, có khi họ tận dụng lao động gia

đình làm việc ngay cảkhâu ủ rơm, rắc meo, thu hoạch và làm dần công lẫn nhau

để giảm bớt chi phí thuê lao động từbên ngoài. Nghềnông là nghề cần nhiều lao

động, chính vì vậy chi phí lao động chiếm vị trí khá cao trong khoản mục chi phí sản xuất, chủ yếu là lao động gia đình, vì nông dân chủ yếu là lấy công làm lời, tận dụng thời gian nhàn rỗi để giảm bớt chi phí thuê lao động. Chi phí lao động

gia đình được tính bằng sốngày công của những lao động nhân với mức giá thuê

lao động trên thị trường tại thời điểm vụ gần đây nhất. Chính vì thế chi phí lao

động gia đình chiếm tỷ trọng rất cao, thấp nhất là 953.33 ngàn đồng/ngàn mét giồng, cao nhất là 7.118.180 đồng/ ngàn mét giồng, trung bình vào khoảng 3.852.080 đồng/ngàn mét giồng. Cụthểthểhiện ởbảng 4.23.

Bảng 4.23 : Cơ cấu chi phí lao động gia đình các công đoạn sản xuất nấm rơm

của nông hộ

Khoản mục chi phí Trung bình (1.000 đồng/1.000m giồng)

Tỷ trọng (%)

Ủ rơm 479,14 12,44

Rải meo và phân chuyên

dùng 254,12 6,60

Phun thuốc 225,26 5,85

Tưới tiêu 1.964,97 51,00

Thu hoạch 928,59 24,11

Tổng chi phí LĐGĐ 3.852,08 100,00

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

+ Lao động gia đình sử dụng cho việc phun thuốc không cao trung bình chiếm 5,85%. Nguyên nhân chính dẫn đến việc khoản chi phí phun thuốc không cao là do trung bình một vụ sản xuất nấm rơm, nông hộ phun thuốc một lần duy nhất, tính cho ngàn mét giồng khoảng 3 tiếng. Nên chi phí cho việc phun thuốc

thường không cao, trung bình khoảng 225.260 đồng/ngàn mét giồng.

+ Lao động gia đình sử dụng cho rải meo thèm rải phân mồi không cao chiếm 6,60%, tuy khâu này cần nhiều lao động như đa số là thuê lao động từbên ngoài và thời gian rải meo cũng như rải phân mồi rất ngắn trung bình khoảng 3

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)