3.3.1 Cây lúa
Cây lúa luôn là cây trồng chủ lực của các tỉnh ĐBSCL, mặc dù chính sách của tỉnh hiện nay là giảm diện tích sản xuất lúa nhưng qua các năm diện tích vẫn còn cao; cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trịsản xuất toàn ngành nông nghiệp ; sản lượng và năng
suất lúa cũng phụthuộc nhiều vào diện tích nên có xu hướng biến động nhất định. Cụthểdiện tích, năng suất, sản lượng lúa thểhiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Diện tích –năng suất – sản lượng lúa ởhuyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2010 31.484 17,60 193.620
2011 34.733 18,51 220.410
2012 35.215 18,43 221.326
Nguồn: Trạm BVTV huyện Lai Vung, 2013
Diện tích lúa từ năm 2010 đến 2012 vẫn còn tăng, cụ thể năm 2010 đạt
31.484 ha, năm 2011 đạt 34.733 ha tăng 3.249 ha (10,34%), năm 2012 đạt 35.215
ha tăng 482 ha (1,41 ha). Do chính sách của nhà nước giảm diện tích lúa nên thời gian gần đây diện tích lúa có xu hướng giảm, cụthể là Quí 2 năm 2013 đạt 25.793 ha.
Bên cạnh diện tích lúa tăng, sản lượng cũng có xu hướng tăng theo nhưng
không nhiều lắm, cụthể năm 2010 là 193.620 tấn, năm 2011 tăng lên 220.410 tấn,
tăng 26.790 tấn (13,84%). Nguyên nhân sản lượng lúa tăng là do việc áp dụng khoa học kỹthuật của bà con tăng thêm, giúp họ ứng phó với sâu bệnh giúp năng
suất tăng lên.
Năng suất lúa bình quân cũng tăng theo qua các năm, cụ thể năm 2010 đạt 17,60 tấn/ha, năm 2011 đạt 18,51 tấn/ha tăng 0,91 tấn/ ha (5,20%) so với cùng kỳ năm 2011. Nhưng đến năm 2012, năng suất lúa có xu hướng giảm nhưng không
nhiều lắm, cụ thể giảm 0,43%. Nguyên nhân năng suất lúa giảm là do sự biến
động và chênh lệch không nhiều của năng suất và diện tích lúa.
Theo báo cáo Trạm BVTV huyện Lai Vung thì: vụ Đông xuân 2012-2013: diện tích xuống giống được 13.835 ha/13.833ha, vượt 100,01% so với kế hoạch.
(gồm OM 4218, 3536, 6073, 2514, 6932, 5451, 2517, 1490..), giống phẩm chất thấp chiếm 93,3%. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: 717 ha sạ hàng, 6.178 ha sửdụng giống xác nhận, 9.833 ha sửdụng máy cắt trong khâu thu hoạch. VụHè Thu 2013: diện tích xuống giống được 11.958 ha/11.981 ha, đạt 99,8% so với kế hoạch. Thu hoạch: 859 ha, năng suất bình quân đến thời điểm này: 5,48 tấn/ ha. Trong đó giống chất lượng cao chiếm 4% (gồm OM 4218, 5620, 2514, 6932, 1490, 5451, 2000..), giống phẩm chất thấp chiếm 96%.
3.3.2 Cây màu
Nhìn chung do sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp và thực hiện đưa cây
màu xuống ruộng nên diện tích một số cây màu tăng (dưa hấu). Riêng do giá khoai lang biến động mạnh, do thương lái ép giá và hiện tượng sản xuất khoai lang thì nhiều nhưng không có đầu ra nên làm cho đa số nông dân trồng bị lỗ. Cụ
thểdiện tích một sốcây màu thểhiện ở bảng 3.5
Bảng 3.5: Diện tích của một sốhoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày huyện Lai
Vung giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013
Đvt: ha
Hoa màu và
cây CNNN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013
Bắp 73 97,50 53,80 41,00 Khoai Lang 192 150,30 166,80 42,00 Vừng (mè) 1.767 1.785,00 1.463,00 1.407,60 Nấm rơm 500 500,00 395,00 400,00 Huệ 50 83,20 81,00 236,10 Dưa hấu 118 178,80 200,00 59,60
Nguồn: Trạm BVTV huyện Lai Vung, 2013
Qua sốliệu trên cho thấy: diện tích cây màu có xu hướng tăng là dưa hấu, cụ
thể năm 2011 diện tích dưa hấulà 192 ha, năm 2011 tăng 60,8 ha (51,53%) so với cùng kỳ năm 2010, đến năm 2012 tăng 21,2 ha (11,86%) so với năm 2010. Đa số
các cây màu còn lại đều giảm, nhưng giảm nhiều nhất là nấm rơm, cụ thể năm 2010 là 500 ha, đến năm 2012 giảm còn 395 ha, giảm 95 ha (19%) , nhưng trong
khoảng thời gian gần đây diện tích nấm rơm đã có xu hướng tăng trởlại nhờ được các doanh nghiệp thu mua ổn định.
Tính đến sáu tháng năm 2013 diện tích nấm rơm đạt 400 ha, huệ đạt 236,10
ha. Đây là điều khởi sắc cho mô hình sản xuất nấm rơm và cây huệcho huyện Lai Vung.
3.3.3 Cây ăn trái
Trong những năm gần đây kinh tế VAC có bước phát triển toàn diện và đa
dạng. Nhiều mô hình sản xuất mới như: Mô hình Trồng quýt hồng, cam xoàn theo
hướng ViệtGap đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhập hàng trăm triệu
đồng trên/vụ, đã góp phần tạo đà cho kinh tế nông nghiệp huyện phát triển ngày càng hiệu quảvà bền vững.
Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng cây ăn trái trên địa bàn huyện Lai Vung
năm 2012
Loại cây Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Cam, quýt, bưởi 1.987 53.879
Nhản, vải 368 2.260 Xoài 310 2.519 Mận, đào 67 366 Dừa 39 163 Khác 205 1.398 Tổng 2.976 60.585
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung, 2012
Theo thống kê của bảng 3.6: tổng diện tích cây ăn trái của huyện Lai Vung là 2.976 ha, nhiều nhất là cam, quýt bưởi với 1.987 ha, thấp nhất là dừa với 39 ha.
Theo thống kê của trạm BVTV huyện thì tính đến sáu tháng đầu năm
2013: tổng diện tích vườn cây ăn trái của huyện 4.156,9 ha. Trong đó diện tích quýt hồng: 1.102,8 ha, quýt đường: 757,9 ha, cam: 478,8 ha, bưởi: 42,9 ha, xoài: 321,6 ha, nhãn: 539,9 ha, khác: 913 ha. Chủyếu tập trung ởcác xã, ThịTrấn trong huyện.
Vềsản lượng: tổng sản lượng câyăn trái của huyện đạt 60.585 tấn, cao nhất
là cam, quýt, bưởi với 53.879 tấn, thấp nhất là 163 tấn/ha, còn lại các loại cây khác thì có sản lượng trung bình khoảng vài trăm tấn.
3.3.4 Chăn nuôi
Huyện Lai Vung, thì chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt. Nhìn chung gia cầm của huyện chủyếu là: trâu, bò, lợn, dê, gia cầm…. Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm qua các năm được thểhiện cụbảng 3.7.
Bảng 3.7: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm của huyện Lai Vung
giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Trâu 58 3 56 8 136 20 Bò 2.351 186 2.698 294 2.401 307 Lợn 18.310 1.634 22.820 2.680 21.905 4.239 Dê 168 1 341 2 400 2 Gia cầm 639.000 527 646.000 480 710.000 728
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung, 2012
Qua bảng sốliệu trên ta thấy:
- Đàn trâu: số lượng nuôi tăng qua các năm nhưng cũng có giảm nhưng không đáng kể, cụ thể năm 2010 số lượng nuôi là 58 con cho 3 tấn thịt, nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống nhưng không nhiều, giả 56 con, nhưng sản lượng lại tăng lên 8 tấn thịt, năm 12 số lưỡng trâu tăng một cách đáng kể với 136 con,
đạt 20 tấn thịt.
-Đàn bò: số lượng bò cũng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2010 số lượng bò là 2.351 con với 200 tấn, nhưng đến năm 2011 là 2.6981 con với sản lượng là 294 tấn thịt. Đến năm 2012, số lượng bò lại có xu hướng giảm xuống còn 2.401
con, nhưng sản lượng bò lại tăng lên 307 tấn thịt.
- Đàn lợn: có sựbiến động nhưng không đáng kể, cụthể năm 2010 số lượng lợn là 18.310 con với 1.634 tấn thịt, đến năm 2011 số lượng lợn tăng lến 22.820 con với sản lượng đạt 2.680 tấn thịt. Nhưng năm 2012 số lượng lợn giảm xuống 21.905 con, bên cạnh đó thì sản lượng thịt lại tăng lên 4.239 tấn. Sở dĩ đàn lợn giảm vào năm 2012 là do tình hình dịch bệnh heo tai xanh diễn ra nên giá cả
xuống thấp, lợi nhuận không cao nên người nông dân không mạnh dạn đầu tư,
nhất là những hộnuôi theo qui mô nhỏlẻ, mô hình gia đình.
- Gia cầm: phát triển ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2010 số lượng gia cầm là 639.000 con, với 527 tấn thịt, đến năm 2011 số lượng tăng lên 646.000
con, nhưng sản lượng giảm xuống còn 480 tấn thịt. Nguyên nhân sản lượng gia cầm giảm là do đợt dịch cấm gia cầm H5N1 làm sản lượng giảm đáng kể. Nhưng đến năm 2012 sản lượng lại tăng một cách vượt bậc đạt 728 tấn thịt với số lượng là 710.000 con gia cầm.
3.4 TÌNH HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỒNG THÁP
Nấm rơm (Volvariella Volvacea) có nguồn gốc miền Nam – Việt Nam là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm chỉ sau thịt, cá. Nấm
rơm rất giàu chất khoáng, vitamin và các axit amin…
3.4.1 Một số đặc điểm của nấm rơm
¨Đặc tính sinh học của nấm rơm
Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen. Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại.
Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30 – 350C, độ ẩm nguyên liệu 65 – 70% (vắt chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm không khí 80%, nấm rơm ưa thoáng khí, sử
dụng nguồn dinh dưỡng Xenlulo có nhiều rơm, rạ, đểsống. ¨Đặc điểm hình thái
- Bao gốc: lúc nhỏ bao gốc dài và cao, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ
nấm có màu đen ở bao góc. Độ ẩm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. Bao gốc có chức năng:
+ Chống tia tửngoại của ánh sáng mặt trời.
+ Ngăn chặn sựphá hoại của các loại côn trùng.
+ Giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong.
- Cuống nấm: là bó sợi xốp. Khi còn non thì mềm và giòn, nhưng khi già thì xơ cứng lại và khó bẻgãy. Vai trò của cuống nấm là:
+ Đưa mũ nấm lên cao.
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng đểcung cấp cho mũ nấm.
-Mũ nấm: mũ nấm hình nón, có màu đen nhưng nhạt dần từtrung tâm ra rìa
mép. Bên dưới mũ nấm có nhiều phiến. Mũ nấm rất giàu dinh dưỡng, giữ vai trò sinh sản.
3.4.2 Kỹthuật trồng nấm rơm
¨Chọn địa điểm
Trồng nấm không đậy chỉcần ánh sáng rất ít meo nấm vẫn phát triển tốt, nên chọn nơi đất thoáng mát, thoát nước khi mưa lớn, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến tơ nấm. Không nên chọn đất chất mô nấm trước
¨Ủ rơm – chọn rơm
Không nên chọn loại rơm quá mục nát, ruộng lúa bịcháy rầy… còn lại tất cả đều dùng được
Ủ rơm: đây là khâu quan trọng đểnấm cho năng suất cao, mục đích làm rơm
chín, phân hủy một số độc có trong rơm khi ta canh tác có sử dụng 1 số nông
dược.
Kích thước mô ủ: chiều ngang 2m, chiều cao 1,5m, chiều dài tùy thuộc vào
lượng rơm ủ. Ta tiến hành chất thành từng lớp cao 2 -3 tất tưới nước dậm dẻ, sau
đó chất tiếp tục đến khi chiều cao 1,5m là được. Sau đó khoảng 7 ngày sau tiến
hành đảo rơm ủ cho rơm chín đều có thểrải vôi bột trong lúc ủ rơm xử lý đất và
cho rơm mau chín.
Chú ý: Khi nấm rơm ủ, nân dậm xung quanh đống rơm, còn ở giữa đống
rơm nên dậm sơ và tưới nước mà thôi chủyếu làm tăngt nhệt độgiữa đống rơm ủ. ¨Chọn meo giống
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại meo nấm được bán do nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Khi chọn meo cần chú ý các đặc điểm sau:
- Quan sát thấy tơ mọc thẳng, nhánh tơ phân phối đều khắp bịch có màu trắng, có hình lông chim.
- Mật độ đóng tơ dày.
- Ngửi có mùi nấm rơm
Không nên chọn bịch meo có đặc điểm sau: - Bịt meo nhiễm mốc xanh, đen, mốc vàng cam… -Đáy bịch meo ướt nhảo.
- Ngửi có mùi chua.
Một bịt meo có thểchất từ3 – 4 mét mô. Nếu thấy 2 bịt meo tốt như nhau, ta bóp lấy bịt meo nào cứng thì có thểrải dài hơn, còn bịt mềm nên rải khoảng 2 mét mô mà thôi.
Chú ý: Nên bẻmeo nhẹnhàng, không nên vò mạnh làm tơ bịdập ảnh hưởng
đến sựphát triển của meo. ¨Chất mô nấm
Sau khi rơm ủ đã chín, thì tiến hành chất mô. Loại bỏ lớp rơm ngoài xung quanh đóng rơm. Rơm ủ lấy ra cuộn tròn, tém gọn 2 đầu như cái gối, dường kính cuộn rơm 2-3 tất, chất thành giồng nối tiếp nhau sau đó ém rơm xung qunh gọn
gàng tưới nước và rải meo, rồi đậy lại 1 lớp rơm mỏng 0,5 phân phủlớp meo lại, nên rải meo ởgiữa giồng. Nếu trong mùa mưa ta nên dựng đứng lọn rơm để nước thoát dễ cân đối nước giồng nấm.
Chú ý: Khi tiến hành chất mô nên xem hướng gió, ta sẽ chất mô dọc theo chiều gió đểkhi gặp mưa dầm gió làm cân đối được lượng nước trong giồng mô.
¨Chăm sóc
Tưới nước ngày 1 lần có thể tưới bằng máy nơm, moter, hoặc bằng thùng có gắn búp sen.
- Nếu tưới thừa nước giồng sẽbốc hơi tự điều chỉnh. - Nếu rơi ít nước nấm sẽmọc sâu trong giồng.
Sửdụng thuốc dưỡng nấm:
- Sử dụng HVP (dùng cho nấm), liều dùng: 3 lít/1.000 mét mô tưới vào 3
giai đoạn:
+ Tưới trước khi rải meo. + 5 ngày sau khi rải meo.
+ Chuẩn bịcó nấm: 9 – 10 ngày.
- Phun thuốc kích thích: HQ 201, Atonik lên nấm lúc nấm trứng cá để nấm lớn nhanh (liều dùng như hướng dẫn ở bao bì).
- Có thể sử dụng thuốc trừ mạc, nên sử dụng thuốc mau phân hủy để tránh
độc hại. nên dùng thuốc Sumithion để phun trước khi rải meo. ¨Thu hoạch
- Sau khi chất giồng từ 10 -12 ngày là thu hoạch, thu hoạch nấm không đậy
khó hơn có đậy, nấm có màu đen nên thu hoạch dễ đểsót.
- Năng suất bình quân từ 0,8 – 1 kg/m giồng, còn tùy thuộc vào kỹthuật và tùy loại rơm ủ. Nếu rơm ủ chín đều, đúng kỹthuật thì năng suất sẽ cao hơn.
Nấm rơm thích ứng với nhiệt độ 30 – 350C. Thời vụ trồng nấm rơm ở phía Bắc từ 15/4 – 15/9. Đối với các tỉnh phía Nam, tư Đà Nẳng trở vào có thể trồng nấm rơm quanh năm. Khi trồng cũng nên tính toán để có thu hoạch nấm vào ngày rằm., ngày an chay của bà con. Riêng ở huyện Lai Vung, qua khảo sát thực tế được biết các nông hộ ở đây thường trồng quanh năm theo vụ của lúa là Đông Xuân, Thu Đông, Hè Thu.
3.4.4 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Nấm rơm là loại giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa tới 21 – 37g
đạm. Thành phần đạm có trong nấm rơm chứa đủ các loại acide amine tối cần thiết cho cơ thể, hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Trong 100g nấm rơm tươi
chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất dinh đường, 1.1% chất xơ
(cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamin A, B1,B2, C, D…. Cứ100g nấm rơm tươi cho cơ thể31 calorie.
3.4.5 Giá trịkinh tếcủa nấm rơm
Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm đã giúp bà con huyện Lai Vung cải thiện
đời sống, một số hộ vươn lên thoát nghèo, tạo điều hiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội địa phương
Nấm rơm là loại rau củ có giá trị xuất khẩu rất cao, loại nấm rơm chủ yếu xuất khẩu là nấm rơm muối và đóng hộp các nước xuất khẩu sang là mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc………. góp phần rất vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Lai Vung là vung chuyên canh hoa màu và cây ăn trái lớn của tỉnh Đồng Tháp. Trong nhiều mô hình trồng màu có một mô hình mang lại hiệu quảkinh tế cao trong vài năm gần đây là nấm rơm.
Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng nấm rơm huyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012