Các nguồn lực

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 50)

4.1.1.1 Lao động

Số nhân khẩu trên địa bàn nghiên cứu khá cao, cao nhất là 8 người, thấp nhất 2 người, trung bình là khoảng 4,47 người. Tuy nhiên, tham gia sản xuất chính trung bình khoảng 2,87 người, có một số hộ lao động tham gia sản xuất chính là chủ hộ, do đa số tuổi các chủ hộthấp và có cha mẹgià, con cái còn nhỏ

vẫn còn đi học nên không tham gia vào sản xuất được. Bảng 4.10 cho thấy nguồn lực lao động của nông hộ.

Bảng 4.10: Sốnhân khẩu và lao động của nông hộ

ĐVT: Người/hộ Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 8 2 4,47 1,16

Lao động trực tiếp 8 1 2,87 1,33

Lao động nam 5 1 1,62 0,74

Lao động nữ 3 0 1,25 0,73

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng cũng như giống và vốn, nếu thiếu yếu tố này thì không hộ gia đình nào sản xuất được, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất nấm rơm nói riêng. Đa số

nông hộ chọn sản xuất nấm rơm trên địa bàn là do tận dụng công lao động gia

đình trong lúc nhàn rỗi đểkiếm thêm thu nhập.

Bảng 4.10 thể hiện số nhân khẩu tham gia vào sản xuất nấm rơm của nông hộlớn nhất là 8 người/hộ, nhỏnhất là 1 người/hộ, một nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ sản xuất nấm rơm làm giảm chi phi

thuê mướn lao động. Tuy nhiên, do nấm rơm cần nhiều lao động vào thời điểm rải meo và thu hoạch, nên thường xuyên thiếu lao động, hộphải thuê mướn, nhu cầu

lao động vào thời điểm này thường rất cao. Vì vậy giá lao động thuê cũng tăng theo nên làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.

Về độ tuổi của chủhộthấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 64 tuổi và trung bình khoảng 43,83 tuổi, cụthể được thểhiện ởbảng 4.11. Bảng 4.11: Độtuổi của chủhộ Tuổi Số quan sát Tỷ trọng (%) Dưới 40 21 35,00 Từ 40 đến 50 22 36,67 Từ 51 đến 60 16 26,67 Trên 60 1 1,66 Nhỏ nhất 21,00 Lớn nhất 64,00 Trung bình 43,83 Độ lệch chuẩn 10,28

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.11 cho thấy độ tuổi chủyếu của chủhộtừ 40 đến 50 tuổi, chiếm khoảng 36,67 % tổng sốhộkhảo sát là 60 hộ, đây là độtuổi nằm trong độ tuổi lao

xuất. Kế đến là độ tuổi dưới 40, chiếm khoảng 35%, đây là độ tuổi chưa có kinh

nghiệm nhiều nhưng độ tuổi này có lợi thế là có sức lao động dồi dào và do còn trẻnên việc tiếp thu kỹthuật và kinh nghiệm trong sản xuất rất nhanh chóng. Đối với độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm khoảng 26,67 %, trên 60 chiếm khoảng 1,66 %,

đây là độtuổi chiếm tỷtrọng thấp nhất trong tổng sốhộkhảo sát.

Trình độhọc vấn của lao động ảnh hưởngđến khả năng tiếp thu khoa hoc kỹ

thuật, ứng dụng trong việc sản xuất của nông hộ. Trình độhọc vấn cao góp phần giúp nông dân tiếp cận dễ dàng, tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường. Bảng 4.12 dưới đây cho biết sự

chênh lệch về trình độhọc vấn của các lao động chính trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.12: Trình độ học vấn của chủhộ Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ trọng (%) Không biết chữ 0 0,00 Cấp 1 28 46,67 Cấp 2 25 41,67 Cấp 3 7 11,66 Trên cấp 3 0 0,00 Tổng 60 100,00

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Bảng 4.12 thểhiện trình độ học vấn của chủhộ ởcấp không biết chữvà trên cấp 3 là không có, cấp 3 chiếm 11,66% những hộ này có trình độ tiếp thu khoa học tiến bộ tương đối, cấp 2 chiếm 41,67% và cấp 1 là 46,67%. Nói chung, với

trình độhọc vấn như hiện nay của nông hộtrồng nấm rơm cũng có khả năng tiếp cận thông qua tìm hiểu từ các chuyên đề, hội thảo, xem báo đài vềnông nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nấm rơm cũng như những cây trồng khác.

Bên cạnh trình độ học vấn thì số năm kinh nghiệm cũng ảnh hưởng phần nào

đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Kinh nghiệm trồng trọt của nông dân được

xem như là số năm nông dân bắt đầu canh tác nấm rơm cho đến nay. Bảng 4.13 thểhiện số năm kinh nghiệm của nông hộ.

Bảng 4.13: Kinh nghiệm của chủhộ

Năm kinh nghiệm Số quan sát Tỷ trọng (%)

Dưới 10 năm 17 28,33 Từ 10 đến 20 năm 31 51,67 Trên 20 năm 12 20,00 Tổng 60 100,00 Lớn nhất 32,00 Trung bình 13,40 Nhỏ nhất 1,00 Độ lệch chuẩn 7,49

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Bảng 4.13 thể hiện số năm kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất với 51,67%(31 hộ), kế đến là các nông hộ có số năm kinh nghiệm dưới

10 năm đạt 28,33%(17 hộ), cuối cùng là những nông hộ có số năm kinh nghiệm

trên 20 năm đạt 20%(12 hộ). Kinh nghiệm của chủ hộ sở dĩ lâu năm là do Lai

Vung là vùng có truyền trồng nấm rơm lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác. Với kinh nghiệm trồng nấm rơm nhiều năm người dân có thể biết được các sâu bệnh hại cây cũng như sự biến đổi thời tiết hàng năm mà ứng phó trước để

nhằm đạt năng suất và sản lượng cao hơn.

4.1.1.2 Vn

Nguồn vốn của nông hộlà nhân tốquan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản của nông hộ. Nguồn vốn của nông dân chủ yếu xuất phát từ vốn tích lũy của gia

đình, bởi theo một vài nông dân cho biết cây nấm rơm rất dễ trồng, không cần bón phân gì hết, chi phí thuốc ít, chỉ tốn nhiều vào chi phí tưới nước. Nguồn vốn của nông hộthểhiện cụthể ởbảng 4.14. Bảng 4.14: Nguồn vốn của nông hộ Nguồn vốn Số quan sát Tỷ trọng (%) Tự có (vốn gia đình) 51 85 Do nhà nước hỗ trợ 0 0 Vay ngân hàng 0 0 Khác 9 15 Tổng 60 100

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Từviệc điều tra thực tếqua 60 nông hộthì khoảng 85%(51 hộ) là vốn tựcó, còn khoảng 15%(9 hộ) là vốn đầu tư từ cơ sở bán meo giống. Sở dĩ nông dân

không vay ngân hàng mà sửdụng vốn đầu tư là vì vay ngân hàng thủtục rườm rà, thời gian để được vay lâu mà việc sửdụng vốn thì cần gấp.

4.1.1.3 Đất đai

Theo sốliệu điều tra từthực tếthì tổng diện tích đất trung bình của nông hộ

vào khoảng 6.570 m2, có hộkhông có diện tích đất chủ yếu sản xuất dựa vào đất

thuê mướn, hộ có diện tích lớn nhất là 20.000 m2. Bảng 4.15 sẽ cho thấy rõ hơn

vềdiện tích đất trồng của nông hộhiện nay. Bảng 4.15: Diện tích đất trồng của nông hộ

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tổng diện tích (1000 m2) 20 0,00 6,57 3,94

Diện tích đất trồng nấm rơm (mét giồng)

4000,00 900,00 1.711,66 689,16

Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013

Ngàn mét giồng là đơn vị diện tích đất được sử dụng trong sản xuất nấm rơm

(1ngàn mét giồng = ½ công = 500m2).

Trong tổng diện tích đất thì đất sửdụng cho nấm rơm chỉchiếm một phần nhỏ.

Bảng 4.15, cho thấy diện tích trồng nấm rơm thấp nhất là 900 mét giồng, ở

mức trung bình là 1.711,66 mét giồng, ở mức cao nhất là 4000,00 mét giồng. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do diện tích đất canh tác của các nông hộ không

đồng đều. Quy mô của các nông hộ tương đối nhỏ, diện tích canh tác còn manh mún, nhỏlẻ gây khó khăn trong việc xây dựng vùng chuyên canh theo qui mô tập trung.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)