RƠM TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
4.3.1 Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas
Đểxây dựng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas ta có biến sốtrung bình
như bảng 4.28 để nhằm phân tích kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên như sau:
Bảng 4.28: Thống kê mô tảcác biến sốtrong hàm sản xuất vụ Thu Đông
Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn nhấtNhỏ Lớn nhất Logarit của năng suất 60 6,54 0,18 5,97 6,90
Logarit của rơm 60 10,11 0,08 9,63 10,22
Logarit của meo 60 4,48 0,50 4,00 5,00
Logarit lượng phân mồi 60 2,30 0,10 2,12 2,51
Logarit của chi phí thuốc 60 4,54 0,42 3,62 5,95
Logarit của lao động gia
đình 60 3,47 0,41 2,16 4,43
Logarit của diện tích 60 0,46 0,38 -0,10 1,38 Tham gia tập huấn 60 0,31 0,46 0,00 1,00
Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013
Thống kê mô tảcác biến số trong mô hình được trình bày ở bảng 4.28. Nhìn chung giá trị không biến động nhiều giữa các nông hộ trong cùng một mùa vụ,
được biểu hiện qua giá trị độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với giá trị trung bình. Sựít biến động này do nông dân sửdụng liều lượng khá tốt và khá đồng nhất với nhau, làm giảm mức ý nghĩa thống kê của mô hình hồi quy do nó làm tăng sai
sốchuẩn của các ước lượng trong mô hình.
4.3.2 Phân tích hàm sản xuất theo phương pháp OLS và MLE
Từ số liệu thu thập và ước lượng bằng phần mềm Stata cho ta kết quả ước lượng hiệu quảkỹthuật bằng hai phương pháp là OLS và MLE. Từbảng kết quả
cho ta thấy hầu nhưcác biến đều có tác động đến năng suất của mô hình.
Bảng 4.29: Kết quả ước lượng hiệu quả với phương pháp ước lượng OLS và
phương pháp khả năng cực đại MLE
Biến số Hệ số OLSSai số chuẩn Hệ số MLESai số chuẩn Logarit rơm (X1) -0,103NS 0,221 -0,054NS 0,172 Logarit meo (X2) 0,087** 0,040 0,082** 0,033 Logarit phân mồi (X3) 0,082 NS 0,245 0,003NS 0,208 Logarit thuốc nông dược (X4) 0,129** 0,054 0,131*** 0,048 Logarit LĐGĐ (X5) -0,027 NS 0,054 -0,056NS 0,051 Logarit diện tích (X6) 0,153* 0,079 0,125** 0,064 Tham gia tập huấn (X7) 0,173*** 0,043 0,159*** 0,038 Hằng số 6,388*** 2,308 6,375*** 1,642 Số quan sát 60 60 R2 0,411 Prob > F 0,000 Log likelihood 35,657 Prob > chi2 0,000 2 s 0,049 2 u s 0,046 2 2 s su 0,933 Nguồn: Kết quảxửlý bằng phần mềm stata *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. NS không có ý nghĩa.
Từkết quả ước lượng OLS của mô hình hàm sản xuất ta có
Prob>F =0,000 điều này chứng tỏ mô hình hàm sản xuất có ý nghĩa ở mức 1%.
0,411 có nghĩa là có 41,10% sựbiến động của năng suất là do các yếu tố: lượng
rơm; lượng meo giống; lượng phân chuyên dùng; giá các loại thuốc nông dược; diện tích; lượng lao động gia đình; tập huấn. Sốcòn lại là 58,90% làm ảnh hưởng
đến năng suất là do các yếu tốkhác và yếu tốngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát của nông hộ như dịch bệnh, thời tiết...
- Hệsố l' (su2s2) luôn nằm trong giới hạn (0,1) và nó dùng để giải thích phần sai số nào sẽ tác động và làm biến đổi giá trị thực và giá trị tối đa. Ở đây
'
l (su2s2) 0,933 có nghĩa là mức kém hiệu quảkinh tế được giải thích do các yếu tốnông dân có thể kiểm soát được là 93,30% còn lại 6,70% là do những yếu tốngẫu nhiên mà nông dân không thể kiểm soát được. Mức độ kém hiệu quả do nông dân kiểm soát ảnh hưởng từ lượng sửdụng các yếu tố đầu vào mà nông hộ
sử dụng như lượng rơm, lượng meo giống trồng, lượng phân chuyên dùng và thuốc nông dược sửdụng, …
Qua bảng phân tích 4.29 cho thấy, hầu hết các hệsố ước lượng đầu vào có ý nghĩa thống kê. Cụthể như sau:
Về lượng rơm:hệsố ước lượng trong mô hình sản xuất âm và đều không có
ý nghĩa thống kê khi ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS và
MLE. Điều này chứng tỏ lượng rơm không ảnh hưởng đến năng suất. Trên thực tế lượng rơm là một lượng đầu vào quan trọng, nhưng kết quảmô hình lại không có
ý nghĩa đối với năng suất có thểdo các nguyên nhân sau: do các nông hộsửdụng
lượng rơm không khác biệt nhau, do các hộ sản xuất đã sử dụng tốt lượng rơm, đạt đến mức tối ưu nên không làm tăng năng suất.
Về lượng meo: meo giống là một yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất nấm rơm. Nếu meo giống tốt sẽ giúp nấm rơm chống được sâu bệnh, tăng trưởng nhanh chóng góp phần tăng năng suất. Trong mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn MLE thì lượng meo giống sử dụng có ý nghĩa và
dương trong vụ Thu Đông. Đối với hàm sản xuất được ước lượng bằng phương pháp OLS thì yếu tố này có ý nghĩa ở mức 5% với hệ số là 0,087, điều này có
nghĩa khi tăng lượng meo trồng lên 1% thì làm năng suất nấm rơm tăng lên
0,087%, khi các yếu tố khác không đổi. Đối với hàm sản xuất ước lượng bằng
phương pháp MLE thì hệ số này là 0,082 với mức ý nghĩa 5% có nghĩa là khi tăng lượng meo giống trồng trên 1.000 mét giồng lên 1% làm năng suất tăng lên
0,082% khi các yếu tố khác không đổi. Nhưvậy, để tăng năng suất nấm rơm nông hộ có thể tăng lượng meo giống trồng trên 1.000m giồng đất canh tác. Nguyên
nhân của việc biến lượng giống tương quan thuận với năng suất có thể được giải thích bằng việc lượng giống trồng của hộcòn ít chưa đạt đến cực đại nên khi tăng lượng giống thì năng suất tăng lên.
Về lượng phân mồi (phân chuyên dùng cho nấm rơm): cũng như lượng rơm đều không có ý nghĩa thống kê đối với cả 2 phương pháp OLS và MLE nhưng có
hệsố ước lượng dương trong mô hình. Như vậy lượng phân chuyên dùng không
ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm.
Chi phí thuốc nông dược:trong thực tế thuốc nông dược ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất của vụ mùa. Trong cả 2 mô hình OLS và MLE, hệ sốthuốc nông
dược trong mô hình là dương, trong mô hình OLS có ý nghĩa 5% và giới hạn cao nhất MLE có ý nghĩa 1%. Khi cố định các yếu tố khác như: lượng rơm, lượng
meo, lượng phân chuyên dùng, lao động gia đình, diện tích, tập huấn kỹthuật và
tăng 1% chi phí thuốc nông dược thì năng suất sẽ tăng 0,129 % và đối với phương
pháp giới hạn cao nhất MLE là cứ tăng 1% chi phí thuốc nông dược thì tăng 0,131% năng suất. Kết quảnày nói lên việc tăng chi phí thuốc nông dược có thể làm tăng năng suất. Sự tồn tại của sâu hại, dịch bệnh đã làm cho ảnh hưởng của yếu tố đầu vào này trở nên có ý nghĩa. Nguyên nhân do quan điểm làm theo kinh nghiệm truyền thống của nông hộ, nấm rơm là loại cây trồng ít sửdụng thốc nông
dược nên nông dân không chú ý đến sử dụng thuốc nông dược, tuy nhiên thuốc
nông dược có nhiều loại để dưỡng và kích thích tơ nấm phát triển chứkhông phải chỉ có tác dụng chống sâu bệnh nên việc tăng sửdụng thuốc sẽlàm nấm rơm phát triển tốt hơn giúp tăng năng suất nấm rơm.
Lao động gia đình: hệsốcủa biến này âm và không có ý nghĩa trong cả hai
phương pháp ước lượng OLS và MLE. Lao động gia đình là yếu tố không thể
thiếu trong hoạt động sản xuất nấm rơm. Tuy nhiên kết quảmô hình lại không có
ý nghĩa đối với năng suất có thể do nguyên nhân sau: lao động gia đình được tính bao gồm lao động trước thu hoạch và trong thu hoạch, nhưng lao động trong thu hoạch ảnh hưởng rất ít tới năng suất, các hộnông dân sửdụng lượng lao động gia
đình có sựkhác biệt không nhiều.
Diện tích:hệsốdiện tích trong mô hình có ý nghĩa 10% ở mô hình OLS và
có nghĩa 5% ở mô hình MLE, hệ số ước lượng dương ở cả 2 mô hình OLS và
MLE. Khi tăng 1% diện tích, các yếu tố khác trong mô hình không đổi thì năng
suất tăng 0,153% và còn đối với mô hình MLE là 0,125%. Điều này có thể kết luận rằng năng suất tăng nhờ quy mô, khi diện tích trồng nấm rơm tăng thì năng
suất thu được cũng tăng.
động tích cực của việc tham gia tập huấn. Hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
và dương ở cả hai mô hình OLS và giới hạn cao nhất MLE, cho thấy việc tham gia tập huấn làm tăng đáng kể năng suất của nông hộ. Đối với mô hình OLS việc tham gia tập huấn làm tăng năng suất gần 19% (e0,173-1). Ảnh hưởng của biến số
này lớn nhất khi ước lượng MLE giới hạn cao nhất với mức năng suất thêm 17%. Nhìn chung kỹthuật canh tác của nông dân còn thấp kém.
4.3.3 Tính toán mức hiệu quả kỹthuật
Hiệu quả kỹthuật là đòi hỏi người trồng nấm rơmtạo ra số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ
thuật được xem là một phần của hiệu quảkinh tế, bởi vì muốn đạt được hiệu quả
kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quảkỹthuật. Trong trường hợp tối đa hóa
lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹthuật dùng để chỉ
kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
Bảng 4.30: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của hoạt động trồng nấm rơm vụ Thu Đông
Mức hiệu quả (%) Số quan sát Tỷ trọng (%)
90 – 100 24 40,00 80 – 90 19 31,66 70 – 80 13 21,67 60 – 70 3 5,00 50 – 60 1 1,67 < 50 0 0 Trung bình 84,81 Thấp nhất 55,42 Cao nhất 97,14 Nguồn: Kết quảxửlý bằng phần mềm stata
Qua kết quả được thống kê trong bảng 4.30 cho thấy mức hiệu quả kỹthuật trung bình của nông hộ khá cao 84,81%, hộ đạt thấp nhất là 55,42% và đạt cao nhất là 97,14%. Chênh lệch giữa nông hộ có mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất và thấp nhất khá lớn đến 41,72%. Nguyên nhân dẫn đến có sự chênh lệch về hiệu quảkỹthuật giữa các nông hộlà do cách sửdụng lượng yếu tố đầu vào khác nhau, do thời tiết xảy ra bất thường, đối với một số nông hộ có nhiều kinh nghiệm thì họvẫn giữ được hiệu quảkỹthuật cao còn đối với một sốnông hộcó số năm kinh
nghiệm thấp thì họ rất khó để ứng phó kịp với sự thay đổi của điều kiện tựnhiên dẫn đến hiệu quảkỹthuật kém.
Tỷlệ hiệu quảkỹthuật của các nông hộtrong mức hiệu quảtừ80% trở lên chiếm đến 71,66%, còn lại 28,34% số nông hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới
80%. Trong đó mức hiệu quảkỹthuật từ 90 đến 100% chiếm 40% (24 hộ) chiếm tỷlệcao nhất, đây là mức có những điểm nằm gần đường hiệu quảkỹthuật tối ưu
nhất, tiếp đến là mức hiệu quả kỹ thuật từ 80 đến 90% chiếm 31,66% (19 hộ). Chiếm tỷlệcao thứ3 là mức hiệu quảkỹthuật từ 70 đến 80% chiếm 21,67% (13 hộ). Các mức hiệu quảkỹthuật từ70% trởxuống chiếm một tỷlệ không đáng kể, cụ thể: mức hiệu quả kỹ thuật từ 60 đến 70% chiếm 5% (3 hộ) và mức hiệu quả
kỹthuật từ 50 đến 60% chiếm 1,67% (1 hộ) và không có hộnào có mức hiệu quả
kỹ thuật dưới 50%. Mức kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa có
thể do trình độhọc vấn, do yếu tốngẫu nhiên không thểkiểm soát được của nông hộ như: thời tiết, lũ lụt, sâu bệnh,... Các yếu tố này dẫn đến cây trồng chịu ảnh
hưởng của thời tiết và cách chăm sóc tương đối lớn giữa các nông hộ.
Qua phân tích trên có thểthấy được cùng một lượng đầu vào, nông hộ vẫn có thể tăng hiệu quả kỹ thuật trung bình thêm 15,19% để đạt mức hiệu quả kỹ
thuật tối ưu. Để tăng hiệu quả kỹ thuật có thể cố định đầu ra và điều chỉnh các yếu tố đầu vào. Những đầu vào nhưphân bón, thuốc BVTV, lao động, rơm được
điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống tùy nông hộ sửdụng nhiều hay ít các yếu tố
này và những hộ này nên điều chỉnh để hợp lý chi phí và tăng năng suất nấm rơm.
Hiệu quảkỹthuật còn phụthuộc vào các yếu tốkinh tếxã hội, ví dụ như tập huấn, việc tham gia các lớp tập huấn kỹthuật góp phầntăng hiệu quảkỹthuật, tham gia
đểhọc hỏi những kiến thức giúp ích vào việc sản xuất từcán bộkhuyến nông, cán bộcông ty thuốc BVTV vềcách kết hợp thuốc hợp lý, ngoài ra trình độ học vấn, tuổi chủhộ, kinh nghiệm sản xuất cũng ảnh hưởng đến hiệu quảkỹthuật.
4.3.4 Năng suất mất đi do kém hiệu quảkỹthuật
Dựa vào mức hiệu quả kỹthuật, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần năng suất bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần kém hiệu quả này có thể do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc nông dược, giống…) chưa hợp lý, chưa đúng kỹ thuật và do các yếu tố
khách quan không kiểm soát được như:sâu bệnh, thời tiết, thiên tai… Từmô hình MLE ta có bảng 4.31đề tính năng suất mà nông dân đã mất do kém kĩ thuật canh tác.
Bảng 4.31: Năng suất mất đi do kém hiệu quảkỹthuật Mức phi hiệu quả (%) Năng suất thực tế(kg/ngàn mét giồng) Năng suất có thể(kg/ngàn mét giồng) Năng suất mất đi (kg/ngàn mét giồng) 0 – 10 786,52 838,47 51,95 10 – 20 704,35 835,57 131,22 20 – 30 614,10 815,43 201,33 30 – 40 543,18 801,36 258,33 40 – 50 392,86 708,91 316,05 >50 0,00 0,00 0,00 Cao nhất 1.000 1.035,28 316,05 Thấp nhất 392,86 656,94 23,65 Trung bình 704,41 828,55 124,13
Nguồn: Sốliệu điều tra, 2013
Qua bảng số liệu 4.31 cho thấy, ở mức phi hiệu quả thấp nhất từ 0 đến 10% phần năng suất mất đi do kém hiệu quảkỹthuật là 51,95 kg/ngàn mét giồng. Phần năng suất mất đi này ngày càng tăng dần lên do mức phi hiệu quảkỹ thuật
tăng lên. Ở mức kém hiệu quả kỹthuật từ 10 đến 20% thì phần năng suất mất đi
là 131,22 kg/ngàn mét giồng. Ở mức phi hiệu quả từ 40 đến 50% thì nông dân mất đi 316,05 kg/ngàn mét giồng. Năng suất bị mất cao nhất là 316,05 kg/ngàn mét giồng và thấp nhất là 23,65 kg/ngàn mét giồng. Như vậy, nếu sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nông hộ tại huyện Lai Vung có thể làm tăng năng suất trung bình 124,13 kg/ngàn mét giồng để làm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Nguyên nhân của những khoản thất thoát này là do kỹ thuật canh tác kém hiệu quảcủa các nông hộ. Lượng thất thoát của các nông hộchênh lệch nhau khá lớn, hộ có lượng thất thoát thấp nhất 23,65 kg/ngàn mét giồng và hộ có lượng thất thoát lớn nhất là 316,05 kg/ngàn mét giồng chênh lệch là 292,40 kg/ngàn mét giồng [phụbảng 2.8]. Chênh lệch lượng năng suất bịthất thoát và lượng thất thoát trung bình giữa các nông hộ tương đối lớn. Sự chênh lệch của lượng thất thoát cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu vào đúng kỹ thuật để tăng năng suất là rất quan trọng.
4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẤM RƠM ỞHUYỆN LAI VUNG
Qua kết quảphân tích hàm sản xuất và hàm giới hạn khả năng sản xuất có