Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 83 - 85)

- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:

2. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Các chính sách và dự án đầu tư cần tiếp tục đầu tư để tạo lập sự đồng bộ giữa các cơ sở vật chất như: Xây dựng mạng lưới giao thông, chợ, tụ điểm văn hóa, mở thêm chợ phiên hàng hóa, trung tâm giao lưu dịch vụ,… thành hệ thống nối liền từ

84

trung tâm cụm xã đến điểm buôn bán của huyện, thị xã. Từ đó, tạo tiền đề về kết cấu hạ tầng để các nhà đầu tư lập dự án xây dựng trang trại, nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm các loại giống cây lâm sản, cây thuốc,..v.v.

Cần xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ người dân nghèo ở các thôn giáp rừng tìm kiếm các sinh kế mới và bền vững hơn. Cải thiện và đa dạng các nguồn thu nhập của các hộ gia đình là vấn đề quan trọng cần giải quyết, nhất là đối với các hộ có nữ giới làm chủ hộ. Đặc biệt tìm kiếm các nguyên liệu chất đốt khác thay thế hoặc tiết kiệm củi như nhiên liệu biogas.

Để hộ nông dân sử dụng vốn vay hiệu quả, cần chú ý gắn cho vay với hướng dẫn các hộ gia đình cách thức sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn đi vay ngân hàng để đầu tư chỉ mang tính hỗ trợ theo những định hướng nhất định để phát triển sản xuất lâm nghiệp. Để đảm bảo sự phát triển vững chắc của các hộ gia đình, trang trại. Con đường chủ đạo là “lấy ngắn nuôi dài”, tự tích lũy và tái đầu tư.

Uỷ ban nhân dân các cấp khuyến khích và ưu tiên việc triển khai các chương trình, dự án phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc bản địa. Phấn đấu đưa việc bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã. Ban hành chính sách hỗ trợ về giống, phân bón,… cho các gia đình tham gia chương trình và chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc. Tổ chức tập huấn hoặc tổ chức các lớp trồng dược liệu ngắn ngày cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu trồng dược liệu để phát triển kinh tế, có hỗ trợ về kinh phí đào tạo cho học viên.

Bên cạnh đó, các chủ dự án cần chủ động tìm nguồn đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách của địa phương, cần xúc tiến hợp tác với các doanh ngiệp Trung ương, các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ thêm nguồn tài chính để triển khai các dự án đạt hiệu quả.

Riêng tại thị trấn Tam Đảo, nơi có sự phát triển của các khu du lịch và tốc độ gia tăng nhanh chóng của các công trình xây dựng, cho thấy cần thiết phải có quy hoạch rõ ràng về xây dựng khu du lịch Tam Đảo, quản lý xây dựng khi cấp phép, quy hoạch nơi đổ đất đá vật liệu xây dựng để tránh đào bới, san gạch làm mất mầu xanh của rừng. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến công tác đầu tư khai thác nguồn nước sạch cũng như việc xây dựng khu xử lý rác thải công nghệ cao. Với số lượng khách du lịch đón hàng năm lên đến hàng trăm nghìn lượt người, phương pháp thủ công đốt rác thải như địa phương đang sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời rác thải không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm các dòng suối.

85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)