Khả năng làm dược liệu của bản thân các bộ phận của câythuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 63 - 64)

- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:

3. Khả năng làm dược liệu của bản thân các bộ phận của câythuốc

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó. Điều này còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Qua nghiên cứu về các bộ phận được sử dụng để làm thuốc có thể phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã thống kê về các bộ phận được sử dụng làm dược liệu của các loài cây thuốc theo kinh nghiệm của người dân tộc Dao (284 loài cây thuốc được sử dụng).

Kết quả điều tra về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc được trình bày trong bảng 15:

Bảng 15: Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % Đánh giá tính bền vững 1 Rễ, Củ, Rễ củ 76 26,76 Thấp 2 Thân 38 13,38 3 Vỏ thân 47 16,55 4 Lá 94 33,10 Cao 5 Cành 28 9,86 6 Hoa 27 9,51 7 Quả 31 10,92 Trung bình 8 Hạt 37 13,03

9 Nhựa, lông, gai 13 4,56 Cao

10 Cả cây 73 25,70 Thấp

(Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100%, do có nhiều loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau để làm thuốc)

Qua bảng trên cho ta thấy, Lá là bộ phận thường xuyên được người dân sử dụng làm thuốc nhất, với 94 loài, chiếm 33,10%; thứ hai là Rễ và Củ, với 76 loài, chiếm 26,76%; thứ ba là những loài mà người dân sử dụng cả cây để chữa bệnh, với 73 loài, chiếm 25,70%;... Thực trạng người dân sử dụng Rễ, Củ, cả cây của nhiều loài để làm thuốc đã dẫn đến nguy cơ suy giảm của một số loài cây thuốc. Tính bền vững của việc sử dụng những bộ phận trên của cây là thấp.

Do vậy, đối với những loài mà người dân sử dụng cả cây hay Rễ, Củ, thì cần phải tìm ra những biện pháp bảo vệ những cá thể còn lại trong rừng tự nhiên kết hợp với nhân giống, gây trồng với số lượng lớn để có thể giảm nguy cơ biến mất của các loài này tại VQG Tam Đảo, như: Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib);

64

Ba kích (Morinda officinalis How), Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms.),..v.v.

Mặt khác, khi đánh giá về số bộ phận được sử dụng là thuốc của mỗi loài, chúng tôi thu được kết quả như bảng 16:

Bảng 16: Đáng giá số bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Số bộ phận sử dụng 1 bộ phận 1< bộ phận < cả cây Cả cây

Số loài 95 116 73

Tỷ lệ % 33,45 40,85 25,70

Qua trên, chúng tôi thấy rằng chỉ có 95 loài (chiếm 33,45%) chỉ có một bộ phận được sử dụng làm thuốc. Trong khi đó có tới 189 loài (chiếm 66,55%) là có từ 2, 3, 4 bộ phận hoặc cả cây được sử dụng để làm thuốc.

Số liệu trên một mặt cho thấy sự đa dạng, phong phú trong tri thức sử dụng cây thuốc của người dân tộc Dao. Tuy nhiên, phần nào cũng cho thấy mức độ khai thác đối với mỗi loài cây thuốc là rất lớn. Điều này làm tăng nhanh hơn tốc độ suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc.

Dẫu biết rằng, một dân tộc phát triển thường sử dụng tài nguyên theo chiều sâu, biết khai thác tiết kiệm và có ý thức sử dụng bền vững. Còn với một dân tộc chậm phát triển thì thường khai thác tài nguyên theo chiều rộng, theo lối quảng canh, du canh du cư,... Thực ra, tại vùng đệm VQG Tam Đảo, những dân tộc thiểu số chậm phát triển không phải là họ có ý thức phát triển bền vững thấp kém, mà do cuộc sống của những dân tộc này còn gặp khó khăn, lại có ít nguồn trợ cấp. Chính vì thế mà cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên sẵn có từ tự nhiên. Chính vì vậy, cũng như nhiều vùng rừng núi khác trong cả nước, trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống, VQG Tam Đảo đang phải đối mặt với mâu thuẫn gay gắt giữa việc bảo tồn và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên quý giá từ rừng, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)