- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:
2. Cách thức khai thác và bảo quản chưa phù hợp
2.1. Sự hạn chế về nhận thức trong khai thác bền vững cây thuốc
Để đánh giá sự nhận thức về tính bền vững trong thu hái các loài cây thuốc, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn và quan sát thực trạng khai thác tại vùng đệm. Kết quả cho thấy, sự nhận thức của các thầy lang và người dân thu hái cây thuốc còn hạn chế và hoạt động khai thác cây thuốc trong vùng đệm là do thị trường quyết định. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự khai thác quá mức làm suy giảm đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với một số loài quý hiếm và loài có giá trị sử dụng cao.
Nhận định trên được đưa ra trên cơ sở các dữ liệu tại bảng 13:
Bảng 13: Thống kê nhận thức của người dân về khai thác cây thuốc
Stt Đối tượng điều tra
Vấn đề điều tra
Thầy lang (tỷ lệ %)
Người dân thu hái (tỷ lệ %)
1 Thu hái đúng loài 80 60
2 Thu hái những loài hiếm và loài có nguy cơ
tuyệt chủng 100 100
3 Thu hái đúng thời vụ, thời gian trong ngày 20 0
4 Thu hái đúng bộ phận 55 20
5 Thu hái có chú ý đến tái sinh 80 55
6 Thu hái hợp pháp 0 0
7 Thu hái có tổ chức 0 0
Các dữ liệu trên cũng cho thấy rằng:
- Chỉ có khoảng 80% các thầy lang và 60% người dân thu hái nhận mặt được đúng các loài cây thuốc cần thu hái. Khả năng nhận biết các loài cây thuốc của các thầy lang do được truyền lại từ đời trước và học qua sách, tài liệu; còn khả năng này của người dân đi thu hái cây thuốc là do các thầy lang chỉ dạy hoặc tự học lẫn nhau.
61
- 100% thầy lang cũng như người dân thu hái đều thu hái các loài cây thuốc quý hiếm khi gặp, bởi họ cho rằng đây là cây có giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế cao.
- Có 20% thầy lang thu hái các loài cây thuốc đúng mùa vụ và thời gian thu hái trong ngày, đây là những thầy lang lớn có nhiều cách thức, dụng cụ bảo quản cây thuốc sau khi thu hái; còn tỷ lệ 80% thấy lang (chủ yếu các thầy lang nhỏ) và 100% người dân thu hái cây thuốc không kể thời gian trong ngày hay mùa vụ nào. Hoạt động thu hái là phụ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân. Vì vậy, khi có bệnh nhân thầy lang sẽ “đặt hàng” với người dân thu hái.
- Có 55% các thầy lang thu hái bộ phận có giá trị làm dược liệu tốt nhất, tỷ lệ này chỉ là 20% ở người dân thu hái. Bởi vì sự hiểu biết hạn chế về cây thuốc cũng như tâm lý “quán tính” là thu hái càng nhiều càng tốt và càng đảm bảo “ngày công lao động”.
- Một tỷ lệ khá cao, 80% thầy lang và 55% người dân có chú ý đến sự tái sinh khi thu hái cây thuốc, họ không thu hết mà để lại một số cây con trong quá trình thu hái.
- 100% thầy lang và người dân không xin phép cơ quan chức năng (kiểm lâm) khi thu hái cây thuốc trong VQG Tam Đảo.
- 100% thầy lang và người dân thu hái cây thuốc theo nhu cầu của mình, không có hương ước hay thỏa thuận nào quy định về sự tổ chức khi thu hái.
2.2. Sự lãng phí tài nguyên cây thuốc
Để đánh giá về kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu. Kết quả thu được như bảng 14:
Bảng 14: Thống kê về tình trạng sơ chê, bảo quản cây thuốc TT Đối tượng điều tra
Vấn đề điều tra
Thầy lang (tỷ lệ %)
Người dân thu hái (tỷ lệ %)
1 Lựa chọn, loại tạp và làm sạch 95 60
2 Làm khô (phơi nắng, sấy, phơi âm can) 95 70
3 Thái lát để dễ bảo quản, cất trữ 70 20
4 Loại trừ các dược liệu đã nhiễm sâu mọt,
nấm mốc,..v.v. 40 20
5 Kiểm soát khả năng sâu mọt tấn công,
nhiễm nấm mốc 65 15
62
- Hầu hết (95%) thầy lang lựa chọn, loại tạp và làm sạch bằng cách: chọn các phần làm thuốc để riêng, loại bỏ các phần không dùng như cỏ rác, bụi đất,..v.v. Rửa bằng nước đối với các dược liệu là rễ, vỏ rễ. Tỷ lệ này chỉ là 60% ở người dân thu hái cây thuốc.
- Hầu hết (95%) thầy lang và 70% người dân thu hái làm khô dược liệu. Chủ yếu bằng các cách sau:
Phơi nắng: Đối với hầu hết các loại dược liệu, trừ các loại chứa tinh dầu dễ bay hơi khi phơi nắng.
Sấy:Chủ yếu bằng cách sử dụng các nguồn nhiệt nhân tạo để làm khô (như đốt củi, than,..v.v.). Sấy thường được áp dụng trong mùa mưa, nhất là thời gian mưa dầm của mùa thu và mùa xuân, và đối với các dược liệu chứa nhiều nước. Phơi âm can: Thường được áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu, dễ bị
bay hơi khi phơi nắng hay sấy. Dược liệu được làm khô trong nhà (như treo ngoài hiên, rải ra giường,..v.v.) để nơi thoáng gió với nhiệt độ không quá 30oC. - Có 70% thầy lang thái lát để cất trữ, tỷ lệ này chỉ là 20% ở người dân thu hái, họ
thường để thành từng bó trong đó.
- Có 40% thầy lang loại bỏ các dược liệu bị sâu mọt, nấm mốc; tỷ lệ này chỉ là 20% ở những người dân thu hái. Khi dược liệu bị nấm mốc họ thường rửa lại bằng nước sau đó phơi khô lại.
- Có 65% thầy lang và 15% người dân thu hái biết kiểm soát khả năng sâu mọt tấn công, nhiễm nấm mốc bằng các cách bảo quản sau:
Bảo quản trong hũ có nút kín, hút ẩm bằng vôi cục.
Phơi nắng định kỳ đặc biệt được dùng để tránh mốc do nhiệt độ cao và tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt các mầm nấm mốc; (cách chủ yếu). Bảo quản trong rơm khô được áp dụng đối với dược liệu là các phần dưới đất
như thân hành, rễ củ, thân rễ,.. v.v.
Bảo quản trong cát được áp dụng với dược liệu nạc, nhạy cảm với mốc như Gừng, Hoài sơn, Đảng sâm,..v.v.
Xông hơi cồn được áp dụng với dược liệu dễ bị sâu mọt tấn công nhưng không phơi được nắng, sau đó bảo quản lâu dài trong túi ni lon hàn kín.
Qua trên có thể thấy rằng các thầy lang trong vùng đệm nắm được kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu khá tốt. Tuy nhiên, điều này còn nhiều hạn chế ở những người dân thu hái cây thuốc. Hậu quả là sự lãng phí đặc biệt lớn khi người dân thu hái cây thuốc để bán nhưng không kịp sơ chế hoặc không bán được làm cho cây thuốc bị hỏng.
63