Các mối đe dọa gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 26 - 31)

- Lịch thu hái không đúng thời vụ

b.Các mối đe dọa gián tiếp

(1).Tăng dân số

Dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu là dẫn đến việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học, trong đó có cây thuốc.

(2).Sự di dân

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Những năm 1990, nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam, Tây nguyên sự di dân này đã ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học của vùng này, trong đó có cây thuốc.

(3).Nghèo đói

Với gần 80% dân số ở nông thôn, vì vậy phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên, họ buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng. trong đó có cây thuốc.

(4).Trình độ dân trí thấp

Kết quả điều tra cho thấy số người mù chữ vẫn còn nhiều. Số trẻ em bỏ học còn nhiều, phần vì đường xa, đi lại khó khăn, phần vì gia đình nghèo đói,... Do trình độ dân trí thấp nên nhận thức của người dân của người dân về chính sách pháp luật của Nhà nước còn hạn chế, phương tiện thông tin thiếu nên chưa nhận biết được các loài cây thuốc quý hiếm cần bảo vệ, không nắm được thông tin về thị trường cây thuôc trong nước và xuất khẩu, chưa biết cách sơ chế, bảo quản một số loài LSNG.

Mặt khác, theo PGS.TS. Trần Công Khánh, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển câythuốc cổ truyền dân tộc (CREDEP): “Chính vì không hiểu gì về công dụng của cây thuốc, lại được các đầu nậu thu mua tận nơi nên đại đa số bà con sống ở những nơi có cây thuốc sinh trưởng và phát triển đều khai thác theo kiểu chặt tận gốc, nhổ cả rễ. Và thế là những thầy lang giàu kinh nghiệm chữa bệnh giờ cũng chẳng dễ dàng gì kiếm được cây thuốc cho những bài thuốc gia truyền của mình, để rồi một

27

ngày nào đó nó sẽ trở thành các “bài thuốc chết” vì không kiếm đâu ra cây thuốc nguyên liệu”,...

(5).Tác động của kinh tế thị trường

Nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước và trên thế giới rất lớn và ngày càng tăng. Riêng trong nước, hàng năm cần đến trên 50.000 tấn cây dược liệu để chế xuất thuốc.

Báo cáo của Tổng Công ty Dược Việt Nam cho thấy, TCT đã nhập khẩu 182 loại Dược liệu với tổng khối lượng 18.300 tấn, với 81 loại nhập trên 100 tấn/loại. Trong đó, có 13 loại thuốc đi từ động vật và khoáng vật; 169 loại từ cây thuốc, trong đó nhiều loại là thuốc bắc đầu vị, một số không có ở Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Bá Hoạt, đã có trên 20 loài cây thuốc vốn đã nhập nội thành công ở nước ta, đã từng sản xuất đạt sản lượng lớn, nay cũng phải nhập khẩu trở lại, như: Bạch chỉ, Bạch truật, Đương quy, Huyền sâm, Ngưu tất, Sinh địa, Thục địa, Xuyên khung, Đỗ trọng... 45 loài là những cây trồng thế mạnh của Việt Nam cũng phải nhập từ nước khác, gồm Bạch biển đậu, Binh lang (hạt cau), Hoắc hương, Xạ can, Địa liền, Hồng hoa, Gừng, Xuyên tâm liên, Ý dĩ,...

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với 25 loài là cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam, đã từng khai thác xuất khẩu, như Ba kích: (205 tấn), Bồ công anh (170 tấn), Chi tử (150 tấn), Nhân trần (150 tấn), Mạch môn (180 tấn), Thạch xương bồ (127 tấn), Tế tân (148 tấn), Kim tiền thảo (125 tấn), Kim ngân hoa (176 tấn),...

Như vậy, trong khi thường xuyên xuất khẩu gần 100 loại dược liệu, bán thành phẩm và thành phẩm từ dược liệu, doanh thu khoảng 30-50 triệu USD/năm, thì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dược liệu, chủ yếu từ Trung Quốc. Không những thế, còn xuất hiện tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch dược liệu qua các cửa khẩu vùng biên dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài cây thuốc quý hiếm.

(6).Hiệu quả pháp luật và chính sách quản lý cây thuốc chưa tốt

Tại các địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến tài nguyên cây thuốc, chưa có hình thức tuyên truyền vận động thích hợp, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên vẫn để cho người dân, các đại lý thu mua một số loài cây thuốc quý hiếm, loài nằm trong danh mục cấm khai thác và hạn chế khai thác dẫn tới nguồn cây thuốc có giá trị cao ngày càng trở nên hiếm. Nhà nước chưa đầu tư thích đáng cho việc phát triển cây thuốc, đặc biệt là các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao. Một số vùng người dân trồng còn manh mún, tự phát chưa tạo lập được thị trường ổn định và vững chắc.

28

Đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, từ khâu khai thác, vận chuyển đến kinh doanh dược liệu có nhiều thành phần kinh tế tham gia (chủ yếu là tư nhân), gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì lợi nhuận, người ta bất chấp tất cả, khai thác cả những loài cây thuốc thuộc diện cấm và bảo tồn (có tên trong Nghị định số 18/NĐ – CP trước kia nay là Nghị định số 48/NĐ – CP và trong Sách Đỏ Việt Nam – Phần thực vật (1996, 2007) và trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2001, 2006)). Trong khi đó nhiều văn bản về quản lý tài nguyên hiện chưa đến được với người dân, thậm chí cả một số doanh nghiệp Dược.

Hiện nay, vẫn chưa có một kế hoạch khai thác hợp lí để có thể phát triển sản xuất mà vẫn sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên cây thuốc. Mặt khác, cũng chưa có những chính sách ưu đãi để khuyến khích người dân bảo vệ nguồn giống cây thuốc.

Ngay như Viện Dược liệu, mặc dù đã cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề kinh phí nên mới chỉ thu thập được khoảng 100 loại gen cây thuốc. Câu hỏi “làm gì để bảo tồn nguồn gen cây thuốc ?” vẫn còn để ngỏ,...

(7).Phong tục tập quán của cộng đồng

Từ lâu đời cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn xem rừng là kho báu thiên nhiên vô tận nên họ chỉ biết ỉ lại, dựa dẫm vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó có cây thuốc mà chưa biết gây trồng và phát triển chúng để phục vụ cho lợi ích của gia đình và cộng đồng.

Các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp trên đây, mỗi nguyên nhân không tách rời nhau mà có mối quan hệ qua lại biện chứng, nguyên nhân này ảnh hưởng đến nguyên nhân kia và ngược lại.

10.2.3.Khái quát tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam

Nhận thức được vai trò của cây thuốc và các mối đe doạ sự phát triển lâu bền của chúng trong tự nhiên, Nguyễn Tập và các cán bộ Viện Dược liệu đã nghiên cứu xây dựng Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam làm cơ sở để xác định các loài cần ưu bảo tồn, cụ thể: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam được biên soạn tương đối hoàn chỉnh lần đầu tiên vào năm 1996 bao gồm 128 loài thuộc 59 họ thực vật bậc cao có mạch. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 (lần thứ 2) đã được xây dựng, với tổng số 114 loài, đánh giá theo tiêu chuẩn khung phân hạng IUCN (1994). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 (lần thứ 3) được công bố gồm 139 loài thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ được đánh giá theo khung phân hạng IUCN (2001). Đến năm 2007, nâng số loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam lên 144 loài, thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong cuốn cẩm nang này, thuộc

29

ngành Lá thông (Psilotophyta): 1 loài; ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 1 loài; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 2 loài; ngành Thông (Pinophyta): 17 loài; ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 123 loài. Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ đã được đánh giá về mức độ bị đe dọa theo IUCN (2001) cụ thể như sau: Thuộc cấp CR (Critically Endangered) có 18 loài. Thuộc cấp EN (Endangered) có 57 loài. Thuộc cấp VU (Vulnerable) có 69 loài.

Bảo tồn nguyên vị các loài cây thuốc tại các khu bảo tồn là hình thức chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Sau ngày thống nhất đất nước, hệ thống các khu bảo tồn được dần dần mở rộng, bổ sung và hoàn thiện cả về quy mô diện tích, và hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm: Các khu bảo tồn rừng (khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản lý là: 128 khu (đã được Chính phủ công nhận); Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất là: 15 khu; Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất: 68 khu. Các KBT đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa có quyết định phê duyệt chính thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay xu hướng bảo tồn cây thuốc đang được triển khai nghiên cứu tại nhiều VQG và KBTTN của Việt Nam (VQG Jork Đôn, KBTTN Pù Mát, VQG Cát Bà,..v.v.). Theo hướng nghiên cứu này nhiều công trình đang được triển khai trong thời gian hiện nay, điển hình như:

- Trần Văn Ơn đã xây dựng cơ sở khoa học và mô hình bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng người Dao VQG Ba Vì, trên cơ sở nghiên cứu các cây thuốc bị thu hái quá mức.

- Nguyễn Thị Thuỷ nghiên cứu bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng người Hmông, Dao của VQG Hoàng Liên Sơn,...

Trong những năm qua nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn chuyển vị cây thuốc đã được triển khai ở Việt Nam. Các công trình chủ yếu vào nghiên cứu bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao hiện đang bị đe doạ trong tự nhiên, điển hình như:

- Dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế giao cho Viện Dược liệu chủ trì thực hiện từ năm 1997. Trải qua 12 năm thực hiện dự án, Viện Dược liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc, đem về trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc. Đặc biệt là 65 loài có nguy cơ cao đã được trồng tại: Vùng Sa Pa (8 vườn); khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã (4 vườn); Yên Bái (2 vườn); Nghệ An (1 vườn); Hòa Bình (1 vườn); Thanh Hóa (1 vườn); Lạng Sơn (4 vườn); Hà Giang (1 vườn); Vĩnh Phúc (1 vườn); Hà Nội (1 vườn). Ngoài ra, còn tổ chức

30

đào tạo, tập huấn và truyền thông cho người dân để nâng cao nhận thức về bảo tồn, sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc nói chung và cây thuốc dân tộc nói riêng. Đồng thời bảo tồn được tri thức bản địa về sử dụng các loài cây thuốc chữa bệnh của cộng đồng dân tộc Việt Nam (Ngày 10/4/2010, Viện Dược liệu đã tổ chức Hội thảo Tổng kết 12 năm thực hiện dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền).

- Lưu Đàm Cư và cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào bảo tồn dưới hình thức chuyển vị hơn 40 loài cây thuốc trong vườn rừng của các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Mô hình này hiện đang được ứng dụng và nhân rộng tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn.

- Dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam”, tại xã Bình Dương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, đã: vận động trên 800 hộ xây dựng vườn thuốc gia đình, gieo trồng 70 loài cây thuốc có giá trị kinh tế; xây dựng mô hình trồng cây thuốc dưới tán cây; mô hình trồng xen cây thuốc với cây ăn quả; xây dựng được một vườn bảo tồn cây thuốc Nam tại khu lưu niệm Bác Hồ (thôn Lạc Trung). Tổng diện tích cây thuốc năm 1999 là 20.366 m2, năm 2000 tăng hơn gấp đôi, 43.896m2. Ngoài ra còn trồng xen ghép 8 loài cây thuốc có giá trị kinh tế như: Địa liền, Nghệ đen, Mã đề, Hoài Sơn, Cúc hoa, Bạch chỉ, Ngưu tất, Nhãn trên diện tích 4.440m2,… - Dự án "Vườn thuốc nam” do Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp tài trợ (tháng

2/2010) đã xây dựng, bảo tồn và phát triển mạng lưới vườn dược thảo, gồm những cây thuốc quý tại 5 xã của huyện A Lưới là: Bắc Sơn, Hồng Trung, Đông Sơn, Hồng Thái và Hồng Thượng. Vườn thuốc nam đã trở thành "tủ thuốc" chăm sóc sức khỏe ban đầu hữu hiệu cho người dân ở đây,..v.v

Ngoài hai biện pháp trên, còn có rất nhiều biện pháp khác nhằm mục đích góp phần bảo tồn các loài cây thuốc ở Việt Nam, như:

- Biện pháp về giáo dục, bao gồm: xây dựng nguồn nhân lực, mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học;

- Biện pháp về quản lý, bao gồm: quản lý vùng đệm, bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng, giảm sức ép về dân số;

- Bảo tồn đa dạng cây thuốc bằng công cụ luật pháp: tại Việt Nam, các quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có cây thuốc được hình thành khá sớm. Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể được coi là văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến vấn đề này. Hiện nay,

31

Việt Nam có luật Đa dạng Sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008. Ngoài ra còn nhiều bộ luật và văn bản liên quan khác, như: Luật Bảo vệ Môi trường (năm 2005); Luật Thương mại (năm 2005); Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (năm 2004); Luật Thủy sản (năm 2003); Bộ luật Hình sự (năm 1999); Nghị Định 109/2003 ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước; Kế hoạch hành động về ĐDSH của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,…

Với nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhiều loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên đã được nhân giống và trồng cấy với số lượng cá thể khá lớn

(Coptis spp., Berberis spp.), một số loài đã được phát triển thành hàng hoá và thoát khỏi nguy cơ đe doạ (Valeriana jatamansi,...).

Bảo tồn cây thuốc là một lĩnh vực quan trọng và nhiều khó khăn. Mặc dù đã thu được nhiều kết quả khả quan, nhưng đây là hướng nghiên cứu cần được đầu tư lâu dài và cần một đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm, tâm huyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 26 - 31)