- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:
6. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường
Thị trường là yếu tố quyết định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tác động tới sự phát triển kinh tế hộ, trang trại và các hình thức tổ chức sản xuất khác. Do vậy, cần kiện toàn các hợp tác xã, các hiệp hội ngành nghề và liên minh hợp tác xã nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm lâm sản, dược liệu.
Để đảm bảo thị trường cho nông dân, cần làm tốt công tác điều tra, quy hoạch kinh tế - xã hội, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây lâm sản, cây dược liệu, gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chú ý tới các loại hình chế biến nhỏ để sơ chế phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Tạo điều kiện cho nông dân và các chủ trang trại được tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước. Đồng thời, cần có chiến lược và chính sách hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, dược liệu.
Một thực tế đang diễn ra hiện nay, đối với các chủ trương, chính sách trong và có liên quan đến lĩnh vực bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và bảo tồn cây thuốc nói
87
riêng là không có sự đồng bộ trong soạn thảo và ban hành giữa các ngành với nhau, giữa trung ương với địa phương. Một số chủ trương, chính sách mang tính ứng phó nhiều hơn là mang tính chủ động có hoạch định sẵn. Mặt khác, thiếu các giải pháp kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý. Đồng thời, nhiều chính sách thiếu quan tâm đến mối quan hệ hữu cơ giữa cộng đồng địa phương với các nguồn tài nguyên rừng, chưa đảm bảo tính thuyết phục nên các nguồn tài nguyên này vẫn bị xâm hại và suy giảm,..v.v.
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, đã cho thấy một thực tế rằng, cũng như nhiều khu vực khác ở Việt Nam và trên thế giới, tại VQG Tam Đảo đang phải đối mặt với những thách thức to lớn khi cố gắng góp phần bảo tồn, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, trong đó có các loài cây thuốc. Mặt khác, với hàng triệu người nghèo nhất ở Việt Nam đang sống ở trong hoặc gần các khu rừng, trong đó có nhiều người sống tại vùng đệm VQG Tam Đảo, đặc biệt là ở các thôn giáp rừng, họ đang bị
“bần cùng hóa” hoặc đời sống của họ đang bị tác động tiêu cực do tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên,... Một trong những giải pháp hiệu quả để vừa bảo vệ được rừng vừa nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm là hướng họ vào việc gây trồng các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế tại địa phương. Bên cạnh đó, tiến hành điều tra, bảo tồn tại vùng lõi, xây dựng các vườn lưu giữ giống. Đồng thời tập huấn cho người dân, cán bộ kiểm lâm về quản lý và các kỹ thuật bảo tồn cây thuốc,..v.v.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận