Các giá trị của câythuốc ở Vườn Quốc gia Tam Đảo 1 Giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 51 - 55)

1. Giá trị sử dụng

Cây thuốc trong khu vực VQG Tam Đảo đã và đang góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật không những cho người dân trong khu vực mà còn cho các cộng đồng dân cư lân cận và các tỉnh, thành phố khác.

Mặc dù ngành y tế đang nỗ lực trong việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư vùng đệm, nhưng đa số các thành viên của các cộng đồng người Sán Dìu vẫn đang tiến hành khai thác, sử dụng tài nguyên cây thuốc để tự chữa bệnh theo cách riêng của mình, với 284 loài đã thống kê được dùng để chữa trị 26 bệnh và chứng bệnh, trong đó có nhiều bệnh phải chữa trị phức tạp và tốn kém theo cách của y học hiện đại. Việc thu hái, sử dụng các cây thuốc trong địa phương là dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ từ nhiều đời, được truyền lại trong các gia đình và cộng đồng. Cụ thể tại bảng 10:

Bảng 10: Danh mục bệnh/chứng được người Sán Dìu ở vùng đệm thuộc huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) chữa được

TT Tên bệnh, chứng bệnh Số loài sử dụng 1 Băng huyết 6 2 Cấm khẩu, méo mồm 10 3 Cao huyết áp 11 4 Đau dạ dày 9 5 Động kinh 4 6 Gẫy xương 3 7 Hậu sản mòn 8 8 Lậu 12 9 Lị 5 10 Nấm các loại 9 11 Nhọt to 4 12 Phù thận 15 13 Rắn cắn 3

14 Sâu răng, viêm răng 5

15 Sỏi bàng quang 4

16 Sỏi thận 8

17 Suy dinh dưỡng 3

18 Tả 5

19 Thần kinh toạ 10

52

21 Trĩ ngoại 8

22 Trĩ nội 8

23 Viêm gan 12

24 Vô sinh nam 20

25 Vô sinh nữ 20

26 Xơ gan cổ trướng 12

Đối với người Sán Dìu, một bài thuốc chữa bệnh điển hình, đặc biệt đối với các bệnh/chứng nội khoa và khó chữa, bao gồm 4 phần là: trị bệnh, đuổi bệnh, triệt bệnh và chống tái phát. Các phần thường được sử dụng theo thứ tự: [phần trị bệnh + phần đuổi bệnh]  [phần triệt bệnh]  [phần chống tái phát].

Ngoài ra, người Sán Dìu còn sử dụng một số cây thuốc dùng để giải thuốc (làm mất tác dụng của các thuốc đã sử dụng). Phần này được áp dụng trong các trường hợp: (i) Đổi thuốc đang dùng của người này muốn chuyển sang dùng thuốc của người khác, (ii) Phòng hay chữa bệnh tái phát sau khi đã khỏi do ăn phải thức ăn độc, không kiêng, (iii) Giải độc thuốc do bị đầu độc hoặc tự tử.

Trong một bài thuốc thường có phần cơ bản, mà hầu hết những “người làm thuốc” đều biết. Tuy nhiên, từng cá nhân có thể thêm, hoặc bớt một số vị thuốc mà họ cho là cần thiết. Do đó mỗi cá nhân (gia đình) có bí quyết chữa bệnh khác nhau. Vì vậy các bài thuốc rất phong phú, trong đó các vị thuốc được trộn với nhau theo tỷ lệ khác nhau. Việc phối hợp thuốc thường là kinh nghiệm gia truyền và được từng cá nhân thêm bớt trong quá trình hành nghề. Trong hoạt động chữa bệnh, người Sán Dìu sử dụng dạng thuốc cao như một thuốc “nền” để trị bệnh, và thêm các thang thuốc sắc tuỳ loại bệnh.

Nấu cao thuốc

Ngoài cách sử dụng thuốc sắc thông thường như các cộng đồng người Sán Dìu, Kinh, người Dao còn nấu cao thuốc (được gọi là "cao lá"). Đây là dạng chế biến thuốc đặc biệt nhất của người Dao quần chẹt trong khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo, thuộc huyện Ninh Lai (Tuyên Quang) và Đại Từ (Thái Nguyên). Nấu cao thuốc bao gồm 4 công đoạn chính là: (i) thu hái dược liệu, (ii) sơ chế, (iii) chuẩn bị, và (iv) nấu cao.

Thu hái và chọn dược liệu

Để nấu cao phải có một lượng dược liệu lớn, do đó thời gian thu hái phải liên tục trong 7-10 ngày, hay thậm chí đến 1 tháng. Một mẻ cao thường sử dụng từ 120- 160 loài cây thuốc khác nhau, với khối lượng từ 200-500 kg, bao gồm các phần chính là: (i) các dược liệu có tác dụng trị bệnh, (ii) cây để thêm khối lượng cao và (iii) cây

53

làm thơm cao. Các vị có tác dụng chữa bệnh lại bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chủ yếu là các thuốc chữa các chứng phong tê thấp, bệnh đường ruột. Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân, rễ, vỏ cây. Các vị thuốc khó kiếm có thể đặt mua từ những người chuyên thu hái cây thuốc.

Sơ chế

Dược liệu là thân, rễ, vỏ thân thường được thái lát dầy hơn so với thuốc sắc hay chặt thành các đoạn có chiều dài 10-15 cm (để làm củi sau khi nấu cao). Dược liệu là lá thường được bó thành từng bó nhỏ.

Chuẩn bị

Nhiên liệu được sử dụng là củi. Thường phải là củi to, chắc để cháy lâu, tiết kiệm thời gian trông coi trong quá trình nấu cao. Một mẻ cao 4 - 5 kg thành phẩm cần sử dụng khoảng 1,5 - 2 m3 củi. Dụng cụ nấu cao bao gồm: (i) dụng cụ chiết, là chảo gang lớn, có đường kính 1,5 m hay nồi đồng lớn; (ii) dụng cụ cô cao, là chảo gang hay nồi nhôm nhỏ; (iii) các dụng cụ khác bao gồm que khuấy, giỏ tre, gáo múc nước, vải màn, khay gỗ, giấy đỏ, túi nilon. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nấu cao

- Chiết: Dược liệu được cho vào chảo gang lớn theo thứ tự loại to chắc (như rễ, thân) xếp ở dưới, loại dễ nát (lá) ở trên cùng. Đổ nước ngập dược liệu và đun sôi. Dịch chiết có thể được rút ra bằng 2 cách: (i) đun cho đến khi lượng nước chỉ còn 1/3 so với lượng nước ban đầu, vớt dược liệu và gạn lấy dịch chiết. Cho tiếp nước vào bã và chiết lần 2, 3; (ii) đặt một giỏ (sọt) bằng tre vào giữa nồi chiết, khi lượng nước chỉ còn 1/3 thì dùng gáo múc dịch chiết. Lại đổ nước và chiết tiếp như trên.

- Cô đặc: Dịch chiết được lọc qua vải màn nhiều lần, sau đó được đổ vào nồi cô và đun nhỏ lửa cho bay hơi nước. Dùng que khuấy liên tục để tránh cháy cao. Thời gian cô cần liên tục, trong một ngày đêm (24 giờ). Đây là công đoạn khó nhất, cần người có kinh nghiệm trong gia đình thực hiện.

- Đổ cao: Khi dịch cô đã đặc, kiểm tra bằng cách nhúng đũa (hay que khuấy) và nhấc lên, nếu thấy nước cao dẻo, không rơi xuống là có thể đổ ra khay đã lót sẵn giấy bản hay giấy đỏ, với độ dầy khoảng 1 - 3 cm. Dùng tay (đã xoa rượu) dàn đều, để nguội.

- Hoàn thiện thành phẩm: Cao được cắt thành từng miếng nhỏ hình vuông có kích thước 3 - 5 cm. Một mẻ trung bình cho 250 - 300 miếng cao. 1 kg cao có thể cắt được khoảng 60 miếng. Cao tốt thì dẻo, không dính tay, nhưng bẻ không gẫy, có mặt mịn và mùi thơm. Các miếng cao sau đó được gói bằng nilon và hàn kín.

54

Nấu cao thuốc không phải là nghề truyền thống của cộng đồng người Dao trong khu vực, mà mới được truyền bá trong thời kỳ hợp tác xã đến nay. Mục tiêu của cao thuốc là để dễ vận chuyển và bảo quản. Trong quá trình điều trị, cao thuốc được sử dụng làm "phần cơ bản" rồi gia giảm thêm các vị thuốc sắc khác.

Về quan niệm dùng thuốc, có sự khác nhau giữa hai bộ phận dân cư:

(i) Phần dân cư sống trong các thị trấn, gần trạm y tế xã với bán kính khoảng từ 500 m trở xuống, các khu vực công nghiệp phát triển có xu hướng sử dụng các dạng bào chế hiện đại, với tỷ lệ khoảng 50 - 70% số lần mắc bệnh. Tỷ lệ này thay đổi khá nhanh kể từ khi hình thành hệ thống y tế cộng đồng trong thời kỳ hợp tác xã và đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa kinh tế.

(ii) Trong khi đó, đại đa số phần dân cư còn lại sống ở các làng bản, xa các trung tâm y tế, v.v... vẫn phụ thuộc vào cây cỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ với tỷ lệ khoảng 80 - 90% số lần mắc bệnh. Tỷ lệ này thay đổi không đáng kể trong thời gian 30 năm trở lại đây.

2. Giá trị kinh tế

Trong một cuộc điều tra về cây thuốc được tiến hành ở các xã vùng đệm của VQG Tam Đảo, dựa trên các ước lượng về trữ lượng cây thuốc có thể thu hái trong khu vực VQG, do các thầy lang và người thu hái cây thuốc cung cấp, tổng giá trị ước lượng bằng tiền của các cây thuốc đang được buôn bán ở khu vực VQG Tam Đảo vào khoảng 2,4 tỉ đồng, nếu được thu hái tại một thời điểm. Hoạt động “làm thuốc” (thu hái cây thuốc và chữa bệnh, bán thuốc) có thể mang lại nguồn thu nhập bằng tiền trung bình khoảng trên 8 triệu đồng/năm cho một hộ gia đình thầy lang ở khu vực này. Số liệu cụ thể tại bảng 11:

Bảng 11: Ước lượng giá trị bằng tiền của các cây thuốc trọng điểm ở VQG Tam Đảo (năm 2011)

TT Tên khoa học Họ Tên

thường dùng

Giá trị bằng tiền (VNĐ)

1 Acrorus gramineus Araceae Thạch xương bồ 44.275.000 2 Adenosma indianum Scrophulariaceae Bồ bồ 16.500.000

3 Anthocephalus sp. Rubiaceae Gáo 367.775.000

4 Cibotium barometz Dicksoniaceae Cẩu tích 10.600.000

5 Cinnamomum inners Lauraceae Hậu phác 120.000.000

6 Cissus sp. Vitaceae Dây vuông 65.571.429

7 Desmodium spp. Fabaceae Đồng tiền 240.000

8 Dioscorea persimilis Dioscoreaceae Hoài sơn 101.500.000

55

10 Fibraurea tinctoria Menispermaceae Hoàng đằng 51.548.333

11 Gnetum montanum Gnetaceae Dây gắm 153.000.000

12 Gouania leptostachya Rhamnaceae Dây đón gánh 127.062.500 13 Homalomena occulta Araceae Thiên niên kiện 100.650.000

14 Ilex sp. Aquifoliaceae Vỏ giải/rụt 111.300.000

15 Iodes ovalis Icacinaceae Mộc thông nam 283.200.000

16 Kadsura sp.? Schisandraceae Mát thành 13.387.500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 Kadsura sp. Schisandraceae Na rừng 108.000.000

18 Leea rubra Leeaceae Gối hạc 5.600.000

19 Leonurus artemisia Lamiaceae Ích mầu 10.260.000

20 Millettia speciosa Fabaceae Sâm nam 16.065.000

21 Morinda officinalis Rubiaceae Ba kích 13.800.000

22 Oroxylon indicum Bignoniaceae Núc nác 12.373.333

23 Passiflora foetida Passifloraceae Lạc tiên 18.400.000

24 Schefflera spp. Araliaceae Ngũ gia bì 39.217.500

25 Smilax glabra Smilacaceae Khúc khắc 19.902.857

26 Spatholobus sp. Fabaceae Huyết đằng 405.333.333

27 Streptocaulon juventas Asclepiadaceae Hà thủ ô trắng 29.200.000 28 Tinospora tomentosa Menispermaceae Dây đau xương 54.225.000

29 Vernonia andersonii Asteraceae Rau ráu 64.900.000

30 Xanthium

inaequilaterum Asteraceae Ké dầu ngựa 2.760.000

Tổng cộng 2.415.584.286

3. Giá trị tiềm năng

Một điều thực tế là trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng thuốc nam, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược của người dân ngày càng tăng cao. Thuốc nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của con người. Với số lượng loài cây thuốc khá lớn (461 loài) nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam Đảo thực sự có tiềm năng phát triển trong tương lai đối với các khu vực vùng đệm.

Ngoài mục đích sử dụng trong cộng đồng theo kinh nghiệm y học dân tộc (ethnic medicine), cây thuốc tại VQG Tam đảo có tiềm năng lớn đối với cung cấp dược liệu cho các nhu cầu sử dụng của xã hội, được biểu hiện ở các lĩnh vực sau đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 51 - 55)