Đa dạng về bậc ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 45 - 46)

I. Kết quả điều tra đánh giá nguồn tài nguyên câythuốc VQG Tam Đảo 1 Thành phần loài cây thuốc VQG Tam Đảo

1.1.Đa dạng về bậc ngành

Qua điều tra đã thấy được số loài cây thuốc có tại VQG Tam Đảo là 461 loài, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao. Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, mẫu vật, không có loài nào thuộc ngành Khuyết lá thông (Psilophyta) và ngành Thông đất

(Lycopodiophyta) được sử dụng làm thuốc. Có thể do thời gian còn hạn chế nên chưa có dịp điều tra, phát hiện và thu thập thêm các loài cây thuốc.

Khi đi sâu nghiên cứu thành phần cây thuốc ở Tam Đảo, ta thấy rằng: Số loài cây thuốc phân bố ở các ngành không đồng đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Sự phân bố đó được thể hiện rất rõ qua bảng dưới đây.

Bảng 3: Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành thực vật

Ngành Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%

Equisetophyta 1 0,8 1 0,3 1 0,2

Polypodiophyta 4 3,4 4 1,2 4 0,8

Pinophyta 2 1,7 2 0,6 2 0,4

Magnoliophyta 112 94,1 339 97,9 454 98,6

Tổng 119 100 346 100 461 100

Như vậy, đa số các taxons đều tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

với 112 họ (chiếm 94,1%), 339 chi (chiếm 97,9%), 454 loài (chiếm 98,6%). Các ngành còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Có thể thấy ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số loài thực vật chiếm đa số trong khu vực nghiên cứu, vì vậy chiếm tỷ lệ lớn các cây được dùng làm thuốc.

Đi sâu khảo sát ngành Ngọc lan, trong ngành gồm hai lớp:  Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

 Lớp Hành (Liliopsida)

Ta thấy số lượng các taxons trong hai lớp này cũng có sự khác biệt lớn, được thể hiện qua bảng sau:

46

Bảng 4: Số lượng họ, chi, loài cây thuốc ở hai lớp trong ngành Ngọc lan

Bậc phân loại Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ%

Magnoliosida 91 81,25 298 87,90 392 86,34

Liliopsida 21 28,75 41 11,10 62 13,66

Magnoliophyta 112 100 339 100 454 100

Qua biểu trên cho ta thấy lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ lớn, với 81,25% số họ, 87,90% số chi và 86,34% số loài trong ngành Ngọc lan. Tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc lan có sự phân hoá khá mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 45 - 46)