Kết quả trồng bảo tồn loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 81 - 82)

- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:

74Tỷ lệ ra rễ (%) 26,00 64,00 86,00 96,00 100,

2.2.3. Kết quả trồng bảo tồn loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

Schott)

Số cây được trồng thử nghiệm tại Vườn thực vật là 93 cây, cây giống đem trồng có bộ rễ phát triển, không sâu bệnh, không cụt ngọn, chiều dài thân từ 30 - 40cm. Cách thức trồng đã được trình bày ở mục 13.2.9.5. Số liệu về sự sinh trưởng và phát triển của Thiên niên kiện được thu thập vào các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng sau khi trồng. Số liệu theo dõi sau khi trồng của loài này, được trình bày cụ thể tại bảng 32:

Bảng 32: Sự sinh trưởng và phát triển của Thiên niên kiện Thời gian

Chỉ tiêu

Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 18 tháng

Số cây sống/(tỷ lệ %) 89/(95,70) 89/(95,70) 89/(95,70) Chiều dài chồi chính (cm) 25,63±2,24 53,52±2,12 72,37±1,73 Số chồi/cây 1 chồi/(tỷ lệ %) 21/(23,60) 14/(15,73) 11/(12,36) 2 chồi/(tỷ lệ %) 42/(47,19) 38/(42,70) 29/(32,58) >2 chồi/(tỷ lệ %) 26/(29,21) 37/(41,57) 49/(55,06) Sự ra chồi cấp 2/(tỷ lệ %) 41/(46,07) 63/(70,79) 77/(86,52) Sự ra hoa quả/(tỷ lệ %) 0/(0,00) 0/(0,00) 0/(0,00)

Thực tế cho thấy, Thiên niên kiện là loài tương đối dễ sống, tuy nhiên để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì cây cần được trồng tại ở môi trường có độ ẩm cao và râm mát. Tại thời điểm 18 tháng sau khi trồng, chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ sống sau 18 tháng của cây Thiên niên kiện là 95,70%; chiều cao trung bình của cây trồng là 72,37±1,73cm; số cây trồng có từ 3 chồi trở lên là 55,06%; tỷ lệ cây trồng xuất hiện chồi cấp 2 là 86,52%. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chưa nhận thấy sự ra hoa của cây trồng.

Ngoài các kết quả như đã trình bày ở trên, sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây thuốc khác tại khu vực vườn thực vật, như: Râu hùm hoa tía, Hoa tiên, Hoàng tinh hoa trắng, Bát giác liên, Khúc khắc, Bình vôi và Hoài sơn, bước đầu cho thấy là có triển vọng.

Trong tương lai, các loài cây thuốc được gây trồng tại đây sẽ tạo nên vườn giống đóng vai trò nguồn cung cấp vật liệu giống, cây giống cho các chương trình tái

82

tạo vốn rừng; cũng như các chương trình xây dựng, mở rộng các mô hình bảo tồn, phát triển cây thuốc nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng đệm, để từ đó từng bước làm thoả mãn các nhu cầu ngày một tăng đối với các sản phẩm dược thảo có nguồn gốc tự nhiên của con người.

CHƯƠNG IV

CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI VQG TAM ĐẢO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)