Phương pháp điều tra câythuốc trê nô tiêu chuẩn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 33 - 36)

- Lịch thu hái không đúng thời vụ

b. Phương pháp điều tra câythuốc trê nô tiêu chuẩn:

Trên các tuyến điều tra, lập các ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình cho từng trạng thái, từng kiểu rừng. Sử dụng GPS để xác đinh tọa độ địa lý của ô tiêu chuẩn và chụp ảnh cây thuốc,… Trong ô tiêu chuẩn thống kê các loài cây được dùng làm thuốc ở tầng cây cao, tầng cây tái sinh, tầng cây bụi thảm tươi, theo Mẫu biểu 02 - Phụ lục 1.

Sau mỗi chuyến điều tra, các thông tin từ phiếu điều tra được tập hợp thành một bảng kết quả. Thông tin cụ thể không có sự đồng nhất giữa những người cung cấp tin khác nhau và còn phụ thuộc vào người ghi chép thông tin. Từ các thông tin thu được, xử lý, chỉnh lý lại, phân nhóm,... Bảng kết quả tổng hợp của mỗi chuyến thực địa sẽ được mang đi kiểm tra, đối chiếu và thu thập thông tin trong các đợt thực địa tiếp theo.

13.2.3.Phương pháp nghiên cứu giá trị sử dụng của cây thuốc

Để nghiên cứu về tri thức, giá trị sử dụng của cây thuốc, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn ở các xã có các cộng đồng người dân tộc Dao và Sán Dìu sinh sống. Ngoài ra, chụp ảnh một số hoạt động sản xuất của cộng đồng địa phương gắn với cây thuốc. Số liệu đươc thu thập theo mẫu biểu 03 - Phụ lục 1.

13.2.4.Phương pháp nghiên cứu thực vật

Các bước từ thu mẫu, ghi chép thông tin, xử lý mẫu, định tên, lập danh lục được thực hiện theo Quy trình điều tra thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh được sự phối hợp, giúp đỡ của các cán

34

bộ Phòng Thực vật và Phòng Thực vật dân tộc học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Phòng Sinh học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Khoa Sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Để đánh giá tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn.

13.2.5.Phương pháp đánh giá mức độ đe doạ

Dựa trên các tài liệu đã ban hành về sự nguy cấp của thực vật để đánh giá mức độ bị đe doạ của các loài cây thuốc, đó là: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II - Thực vật; Nghị định số 32/2006/ NĐ - CP về: “Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”.

Ngoài ra, còn căn cứ vào tình hình khai thác, sử dụng và buôn bán tại địa phương để xác định các loài có nguy cơ bị đe doạ trong khu vực nghiên cứu.

13.2.6.Phương pháp nghiên cứu về thị trường cây thuốc trong vùng đệm

Để nghiên cứu về thị trường cây thuốc tại vùng đệm, chúng tôi sử dụng hai phương pháp sau:

- Quan sát trực tiếp: Quan sát về người thu hái, buôn bán, các cây thuốc được buôn bán,… những khó khăn của người người bán, người mua gặp phải trong quá trình giao dịch.

- Thu thập và phân tích thông tin thông qua phỏng vấn người dân, thầy lang tham gia vào chuỗi thị trường buôn bán cây thuốc theo các câu hỏi được chuẩn bị sẵn trong Mẫu biểu 04 và 05 - Phụ lục 1.

Bên cạnh đó, thu thập thêm các dữ liệu về thị trường cây thuốc thông qua các nguồn tài liệu phổ biến như các ấn bản, tạp chí thương mại, các buổi triển lãm thương mại và internet,..v.v.

13.2.7.Phương pháp xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc

Để nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc như: Mất môi trường sống, nghèo đói, tình trạng quản lý,… Chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là RRA và PRA.

- RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): Là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các thông tin liên quan đến cây thuốc,... tại các thôn, xã, huyện vùng đệm.

- PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia): Thu thập thông tin trong quá trình điều tra, phỏng vấn các cá nhân, tổ chức có liên quan như: Các trưởng thôn, thầy lang,

35

người dân thu hái cây thuốc, Ủy ban Nhân dân các cấp, Ban quản lý VQG Tam Đảo, các Hạt, Trạm kiểm lâm địa bàn về tình hình tổ chức quản lý tài nguyên rừng, thực trạng khai thác, sử dụng cây thuốc, đời sống của người dân vùng đệm,.... Các câu hỏi được thiết kế trong Mẫu biểu 04 và 05 - Phụ lục 1.

13.2.8.Phương pháp nghiên cứu thành phần lý hóa của đất

Phẫu diện đất là một mặt cắt tự nhiên của một thực thể đất đại diện cho một đơn vị phân loại đất. Phẫu diện là một tập hợp các tầng đất có quan hệ về phát sinh học và phản ánh sự biến đổi có quy luật của quá trình hình thành đất.

Phẫu diện được đào ở đất tự nhiên, phần trên dốc, chưa bị các tác nhân làm biến dạng. Mặt cắt của phẫu diện dùng để quan trắc được hướng về phía dưới dốc và được chiếu sáng tốt nhất để dễ quan sát. Kích thước một hố phẫu diện là rộng 70 - 90cm x120 - 150cm; độ sâu đạt đến tầng đá mẹ. Phẫu diện phụ có kích thước nhỏ và nông hơn. Phẫu diện được mô tả theo 3 phần: Tình hình nơi nghiên cứu; đặc trưng và nhận xét phẫu diện, sơ bộ định loại và tên đất.

Tại mỗi khu vực đại diện, chúng tôi tiến hành thu 03 phẫu diện chính và 03 phẫu diện phụ.

Để đánh giá các thành phần của đất: Độ chua (pH), sử dụng phương pháp của S.N. Tartrinov; Đạm (N) tổng số, sử dụng phương pháp Kjeldahl; Đạm (N) dễ tiêu, sử dụng phương pháp Chiurin-Kononova; Lân (P2O5) tổng số, sử dụng phương pháp Loren; Lân (P2O5) dễ tiêu, sử dụng phương pháp Oniani; Kali (K2O) tổng số, sử dụng phương pháp nung chảy, đo trên quang kế ngọn lửa; Kali (K2O) dễ tiêu, sử dụng phương pháp chiết bằng amon acetat, đo trên quang kế ngọn lửa,….

13.2.9.Các phương pháp nghiên cứu nhân giống, bảo tồn cây thuốc

Về nguyên tắc chung, các nhân tố nghiên cứu phải được bố trí thành các công thức khác nhau; nhân tố không nghiên cứu phải được đồng nhất giữa các công thức nghiên cứu; dung lượng mẫu của mỗi công thức phải đủ lớn (n ≥ 30).

13.2.9.1. Nhân giống vô tính bằng hom a. Ngoại nghiệp a. Ngoại nghiệp

Cách lấy hom: Hom được lấy của những cây mẹ đã thành thục phân bố trong tự nhiên, có thân và hình tán đẹp, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, có hoa to đẹp (nếu có). Chọn các cành thứ cấp (cành cấp 2, 3), hoặc hom chồi vượt càng tốt, các cành có hom được chọn là cành bánh tẻ, mới ra trong mùa sinh trưởng, khoảng cách các đốt tương đối đều, mỗi hom sau khi về cắt phải được ít nhất 2 đốt (khoảng 3 lá),...

36

Cách cắt hom: Dùng kéo thật sắc bén để cắt hom, vết cắt cần dứt khoát để tránh dập và trầy xước, chiều dài hom từ 8 - 10cm, cắt bỏ một phần lá của hom để giảm bớt sự thoát hơi nước cho hom (thường cắt bỏ 2/3 lá trên hom),…

Xử lý và cắm hom: Hom cắt xong được thả ngay vào chậu nước sạch để tránh khô héo khi chưa xử lý kịp thời. Trước khi xử lý hóa chất hom được ngâm vào dung dịch benlat 0,1 % trong 15 phút để diệt nấm. Sau đó vớt ra và lần lượt xử lý thuốc điều hòa sinh trưởng Axit β-indol axetic (IAA) và Naphtil axetic (α-NAA),…

Chúng tôi bố trí 07 công thức thí nghiệm cho mỗi loài, cụ thể như sau: - CT1: hóa chất: IAA nồng độ: 50ppm; thời gian xử lý hom: 30 phút - CT2: hóa chất: IAA nồng độ: 500ppm; thời gian xử lý hom: 3 phút - CT3: hóa chất: IAA nồng độ: 2.000ppm; thời gian xử lý hom: 15 giây - CT4: hóa chất: α-NAA nồng độ 50ppm; thời gian xử lý hom: 30 phút - CT5: hóa chất: α-NAA nồng độ 500ppm; thời gian xử lý hom: 3 phút - CT6: hóa chất: α-NAA nồng độ 2.000ppm; thời gian xử lý hom: 15 giây - CT7: Không dùng hoá chất (dung làm công thức đối chứng)

Thể nền để giâm hom: Diện tích đất ở vườn để làm thí nghiệm phải được làm sạch cỏ dại, nhặt sỏi đá, dọn sạch, san bằng nền đất, sau đó đổ cát vàng (đã được sàng bỏ sỏi, rác, tạp chất và đã được phơi khô nhiều nắng để diệt khuẩn và hạn chế sâu bệnh). Cát được lên luống cao khoảng 5 - 10cm,…

Theo dõi chăm sóc hom: Sau khi cắm hom, tưới đủ ẩm cho đất nền (thể nền), chụp khung nilon. Hàng ngày tưới ẩm 2 - 3 lần (những ngày trời nắng to thì phun 3 lần), 2 - 3 ngày thì tưới ẩm cho nền cát một lần, nền cát luôn giữ ẩm 60 -70%. Ở giai đoạn đầu, khi hom tách rời hoàn toàn khỏi cơ thể mẹ, hom bị mất nước rất nhanh nếu không tưới nước kịp thời và thường xuyên thì hom sẽ bị chết. Tưới nước vừa đủ, nếu tưới nhiều sẽ dẫn đến hom dễ bị thối và chết, nếu tưới ít thì lượng nước này sẽ không cung cấp đủ cho mọi hoạt động sống của hom, dần dần hom mất nước nhiều sẽ dẫn đến chết. Riêng hai loài Vù hương và Gù hương tưới 1 lần/giờ, khi hom ra rễ thì tưới nước ít hơn,..v.v.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)