Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 68 - 73)

- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:

5. Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả

Để nghiên cứu vai trò của các kênh thông tin tuyên truyền bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc, chúng tôi đã điều tra nghiên cứu, kết quả như bảng 21:

Bảng 21: Các kênh thông tin tuyên truyên bảo vệ cây thuốc Kênh thông tin Tổng cộng Phương thức hiệu quả nhất

Tivi 58,7 27,1

Đài 52,0 15,0

Báo 19,5 8,2

Biển báo 39,4 9,0

Tờ rơi 8,7 2,7

Hội thảo, tập huấn 31,7 12,3

Thông tin với các cán bộ kiểm lâm 39,9 5,7

Trò chuyện 35,8 10,2

Qua bảng trên cho ta thấy, có đến 58,7% người dân biết các thông tin về bảo vệ tài nguyên cây thuốc thông qua Tivi và 27,1% cho rằng đây là phương thức truyền tải hiệu quả nhất. Một tỷ lệ khá lớn người dân biết thông tin qua các cán bộ kiểm lâm, tuy nhiên chỉ một tỷ lệ rất nhỏ (5,7%) cho rằng đây là phương thức truyền tải hiệu quả nhất. Điều này có thể giải thích bởi:

- Khả năng nhận biết các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc của các cán bộ kiểm lâm còn hạn chế;

- Cán bộ kiểm lâm còn chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ các loài cây thuốc, chủ yếu họ quan tâm đến bảo vệ các loài cây lấy gỗ và động vật hoang dã;

- Cán bộ kiểm lâm chưa tham gia hỗ trợ nhân dân trồng và phát triển các loài cây thuốc tại vùng đệm,..v.v.

Qua các dẫn liệu và phân tích trên, có thể thấy rằng, việc lựa chọn các phương thức tuyên truyền để cung cấp kiến thức về bảo tồn các loài cây thuốc, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức và dẫn đến thay đổi hành vi thu hái, khai thác cây thuốc của người dân có vai trò rất quan trọng. Qua thực tiễn công tác nhiều năm tại VQG Tam Đảo, chúng tôi nhận thấy, trong các phương thức tuyên truyền phổ biến hiện nay thì tuyên truyền bảo vệ các loài cây thuốc tại các hội thảo, các lớp tập huấn có người dân vùng đệm tham gia cũng đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, ở đó còn có sự chia sẻ và phản hồi thông tin từ những người dân tham gia, từ đó có thể xây dựng các cam kết bảo tồn cây thuốc.

Ngoài các mối đe dọa trực tiếp như đã trình bày ở trên, thì còn những mối đe dọa gián tiếp khác như: trình độ dân trí thấp, tác động của kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên trong xã hội,…Các mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp có mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng qua lại với nhau và hậu quả cuối cùng là nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam Đảo đã bị suy giảm mạnh trong thời gian qua.

69

Chương III

KẾT QUẢ XÂY DỰNG VƯỜN SƯU TẬP VÀ BẢO TỒN CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Trên cơ sở các điều kiện sẵn có của khu vực Vườn thực vật như: Có môi trường để cây sinh trưởng tốt và sản xuất được nhiều hạt; tránh được tác nhân phá hoại của con người, của lửa rừng và động vật; tránh được xói mòn, lũ lụt; dễ lui tới; gần lực lượng lao động;..v.v.

Mặt khác, với mục đích góp phần duy trì các vốn gen có giá trị quan trọng về mặt kinh tế để làm nguồn giống sử dụng lâu dài cho công tác chọn giống hoặc duy trì vốn gen của những loài cây quý hiếm, đặc biệt là loài có nguy cơ bị tiêu diệt, để sử dụng chúng trong tương lai. Theo các tiêu chí và cách đánh giá, cho điểm, chúng tôi đã lựa chọn được một số loài, bao gồm: Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban); Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib); Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri Andre); Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.); Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.); Khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim.); Ba kích (Morinda officinalis How); Sâm cau (Dracaena cochinchinensis (Lour.) S. C. Chen); Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

Để có thể triển khai bảo tồn, hoạt động nhân giống là khâu quan trọng và cần phải tiến hành trước hết. Điều kiện và cách bố trí thí nghiệm như đã trình bày ở Mục 13.2.9. Sau đây là kết quả nhân giống của một số loài cây thuốc.

2.1. Nghiên cứu nhân giống

2.1.1. Nghiên cứu nhân giống loài Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) và Sâm cau (Dracaena cochinchinensis (Lour.) S. C. Chen) và Sâm cau (Dracaena cochinchinensis (Lour.) S. C. Chen)

Trong khi loài Bổ béo đen được sử dụng nhiều tại địa phương và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II - Thực vật (hạng: VU A1a,c,d,B1+2,b,e), thì Sâm cau là loài đã bị khai thác gần như cạn kiệt tại VQG Tam Đảo, do người dân có như cầu thu hái cao để làm thuốc bổ, cũng như để buôn bán tăng thu nhập dưới dạng rượu ngâm tại hầu hết các nhà hàng, khách sạn quanh vùng núi Tam Đảo.

2.1.1.1. Khả năng ra rễ của hom trong giá thể cát

Các thử nghiệm được thực hiện vào tháng 05/2011, theo phương pháp đã được trình bày tại mục 13.2.9.1. Đối với loài Bổ béo đen, mỗi công thức (từ CT1 đến CT7), chúng tôi lựa chọn và thu thập số liệu đối với 100 hom tương đối đồng đều. Còn loài Sâm cau là 200 hom/công thức. Số liệu về sự ra rễ của hom được thu thập tại các thời

70

điểm: 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày sau khi cấy hom vào cát. Số liệu về sự ra rễ của loài Bổ béo đen (BBĐ) và Sâm cau (SC), cụ thể tại bảng 22:

Bảng 22: Tỷ lệ ra rễ của Bổ béo đen và Sâm cau

Tại thời điểm 60 ngày kể từ khi nhân giống, ở các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng (CT1 đến CT6), tỷ lệ ra rễ từ hom loài Bổ béo đen trong khoảng 62,00% - 74,00%, đạt trung bình là 67,67%. Trong khi đó, tỷ lệ ra rễ của công thức đối chứng, không xử lý chất điều hòa sinh trưởng (CT7) là 0,00%. Tương tự, tỷ lệ ra rễ trung bình của hom Sâm cau tại các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng (từ CT1 đến CT6) là 84,00%. Tỷ lệ lớn nhất tại CT6, có tới 93,50% số hom ra rễ. Mặt khác, tỷ lệ ra rễ tại công thức không xử lý chất điều hòa sinh trưởng CT7 (công thức đối chứng) là 40,50%.

Mặc dù chưa tiến hành nghiên cứu khả năng ra rễ của hai loài trên ở các giai đoạn khác nhau, nhưng các kết quả thu được cho phép kết luận, ngoài các yếu tố: Tuổi cây mẹ, vị trí lấy hom, chất lượng hom,… thì chất điều hòa sinh trưởng có vai trò rất quan trọng đối với sự ra rễ từ hom của loài Sâm cau và đặc biệt là Bổ béo đen. Trong

Thời gian (ngày) Công thức

Sau 30 Sau 45 Sau 60

BBĐ SC BBĐ SC BBĐ SC CT1 Số hom ra rễ 14 34 32 132 69 169 Tỷ lệ (%) 14,00 17,00 32,00 66,00 69,00 84,50 CT2 Số hom ra rễ 18 31 28 128 74 156 Tỷ lệ (%) 18,00 15,50 28,00 64,00 74,00 78,00 CT3 Số hom ra rễ 17 27 35 112 71 171 Tỷ lệ (%) 17,00 13,50 35,00 56,00 71,00 85,50 CT4 Số hom ra rễ 13 37 23 122 62 162 Tỷ lệ (%) 13,00 18,50 23,00 61,00 62,00 81,00 CT5 Số hom ra rễ 15 35 39 139 63 163 Tỷ lệ (%) 15,00 17,50 39,00 69,50 63,00 81,50 CT6 Số hom ra rễ 14 44 42 142 67 187 Tỷ lệ (%) 14,00 22,00 42,00 71,00 67,00 93,50 CT7 Số hom ra rễ 0 17 0 42 0 81 Tỷ lệ (%) 0,00 8,50 0,00 21,00 0,00 40,50

71

quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ở công thức đối chứng (CT7), một số hom Bổ béo đen có sự hình thành các “nốt sần”, tuy nhiên, sau một thời gian các hom này bị rụng lá, thối gốc và chết dần.

2.1.1.2. Tỷ lệ sống sau khi cấy vào bầu

Sau giai đoạn giâm hom trong cát, tổng số cây Bổ béo đen thu được tại các công thức từ CT1 đến CT7, là 406 cây; tương tự ở Sâm cau là 1.089 cây. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm theo phương pháp đã trình bày ở mục 13.2.9.4. Ở công thức đối chứng, chúng tôi theo dõi đối với 100 hom loài Bổ béo đen và 200 hom loài Sâm cau. Kết quả về tỷ lệ sống của hai loài trong bầu đất sau 6 tháng, cụ thể tại bảng 23:

Bảng 23: Tỷ lệ sống của Bổ béo đen và Sâm cau trong bầu đất sau 6 tháng Công thức

Loài

Công thức thí nghiệm Công thức đối chứng

BBĐ Số cây sống/hom 359/700 17/100

Tỷ lệ sống (%) 51,29 17,00

SC Số cây sống/hom 1.022/1.400 127/200

Tỷ lệ sống (%) 73,00 63,50

Qua bảng 23 ta thấy, tỷ lệ sống sau 6 tháng của Bổ béo đen là 51,29%, đối chứng là 17,00%; tương tự ở Sâm cau là 73,00% và 63,50%. Vậy có thể thấy rằng, đối với việc nhân giống hai loài Bổ béo đen và Sâm cau từ hom, thì cần thiết phải giâm vào cát, sau đó cấy vào bầu đất để đạt tỷ lệ sống cao hơn.

2.1.2. Nghiên cứu nhân giống loài Ba kích (Morinda officinalis How)

Đây là loài đã bị khai thác gần như cạn kiệt tại VQG Tam Đảo, bởi nhu cầu dường như không hạn chế để làm thuốc bổ, cũng như buôn bán tăng thu nhập.

2.1.2.1. Khả năng ra rễ của hom trong giá thể cát

Để nghiên cứu khả năng ra rễ từ hom của loài Ba kích. Chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm vào tháng 05/2011, thiết kế thí nghiệm như đã trình bày tại mục 13.2.9.1. Đối với mỗi công thức (từ CT1 đến CT7), chúng tôi lựa chọn các hom tương đối đồng đều và thu thập số liệu đối với 200 hom. Số liệu về sự ra rễ của hom được thu thập tại các thời điểm: 25 ngày, 45 ngày, 55 ngày và 60 ngày sau khi cấy hom vào cát. Số liệu về sự ra rễ của loài Ba kích, cụ thể tại bảng 24:

72

Bảng 24: Tỷ lệ ra rễ của Ba kích

Qua bảng 24 ta thấy, sau 60 ngày, tại các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng (từ CT1 đến CT6), tỷ lệ ra rễ của Ba kích trong khoảng 83,50% đến 91,50%, đạt trung bình là 86,42%. Trong khi đó, tỷ lệ ra rễ của công thức đối chứng, không xử lý chất điều hòa sinh trưởng (CT7) là 35,50%. Qua đó, có thể thấy rằng, khả năng nhân giống bằng hom của Ba kích là tương đối cao, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào chất điều hòa sinh trưởng.

2.1.2.2. Tỷ lệ sống sau khi cấy vào bầu

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm theo phương pháp ở mục 13.2.9.4, nhằm xây dựng được quy trình giâm hom hiệu quả. Tổng số cây Ba kích sau khi thu được qua giâm hom trên cát (từ CT1 đến CT7) là 1.108 cây. Ở công thức đối chứng, chúng tôi theo dõi đối với 200 hom. Kết quả về tỷ lệ sống của Ba kích trong bầu đất sau 6 tháng, cụ thể tại bảng 25:

Thời gian (ngày) Công thức

Sau 25 Sau 45 Sau 55 Sau 60

CT1 Số hom ra rễ 37 127 162 167 Tỷ lệ (%) 18,50 63,50 81,00 83,50 CT2 Số hom ra rễ 32 107 171 183 Tỷ lệ (%) 16,00 53,50 85,50 91,50 CT3 Số hom ra rễ 41 116 157 167 Tỷ lệ (%) 20,50 58,00 78,50 83,50 CT4 Số hom ra rễ 29 132 152 171 Tỷ lệ (%) 14,5 66,00 76,00 85,50 CT5 Số hom ra rễ 24 145 167 172 Tỷ lệ (%) 12,00 72,50 83,50 86,00 CT6 Số hom ra rễ 33 147 172 177 Tỷ lệ (%) 16,50 73,50 86,00 88,50 CT7 Số hom ra rễ 11 52 64 71 Tỷ lệ (%) 5,50 26,00 32,00 35,50

73

Bảng 25: Tỷ lệ sống của Ba kích trong bầu đất sau 6 tháng Công thức

So sánh

Công thức thí nghiệm Công thức đối chứng

Số cây sống/hom 1.023/1.400 93/200

Tỷ lệ sống (%) 73,07 46,50

Qua bảng 25 ta thấy, tỷ lệ sống sau 6 tháng của Ba kích là 73,07%, đối chứng là 46,50%. Vậy có thể kết luận rằng, có sự khác biệt tương đối lớn về tỷ lệ sống của Ba kích ở hai phương pháp giâm hom khác nhau. Do vậy, cần thiết khi giâm hom Ba kích thì cần thiết phải giâm vào cát sau đó cấy và bầu đất để đạt tỷ lệ sống cao hơn.

2.1.3. Nghiên cứu nhân giống một số loài cây thuốc bằng phương pháp tách củ và tách các đoạn thân tách các đoạn thân

Đây là những loài cây thuốc quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II - Thực vật; Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 cũng như trong Nghị định 32/ NĐ - CP ban hành ngày 30/03/2006, về: “Quản lý thực vật rừng, động vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)