- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:
b. Về chuyên môn
- Qua điều tra chúng tôi thống kê được tại VQG Tam Đảo và vùng đệm có 461 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ, trong 4 ngành thực vật là: Equisetophyta; Polypodiophyta; Pinophyta và Magnoliophyta, trong đó đã thống kê được có 39 loài cây thuốc thuộc 25 họ đang trong tình trạng bị đe dọa.
88
- Người dân vùng đệm VQG Tam Đảo, chủ yếu là người Dao và Sán Dìu sử dụng đến gần 300 loài cây thuốc để chữa cho 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài đang được thu hái trong rừng tự nhiên. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 20 - 25 kg cây thuốc tươi/ tháng. Như vậy mỗi năm người dân vùng đệm sử dụng khoảng 36 - 45 tấn cây thuốc.
- Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn cây thuốc tươi từ VQG Tam Đảo được thu hái và buôn bán. Trong đó, khoảng 206 tấn cây thuốc tươi cho thị trường ở Ninh Hiệp; khoảng 70 tấn cho thị trường ở Nghĩa Trai và 106 tấn cây thuốc khô buôn bán tại thị trường địa phương, tương đương 400 tấn cây thuốc tươi (khoảng 4 kg cây thuốc tươi được 1 kg cây thuốc khô).
- Nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam Đảo đã bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây và 70% so với 10 năm trước đây. Nghĩa là cứ sau 5 năm tài nguyên cây thuốc lại suy giảm đi khoảng một nửa.
- Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam Đảo gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó khai thác quá mức trong thời gian dài và thu hái không đúng kỹ thuật được xác định là các nguyên nhân chính.
- Đã nhân giống thành công và trồng sưu tập loài cây thuốc là: 1.Ba kích - 1.500 cây trên diện tích 3.000m2; 2.Thiên niên kiện - 1.500 cây/3.000m2; 3.Hoa tiên - 1.500 cây/3.000m2; 4.Râu hùm hoa tía - 400 cây/1.000m2; 5.Hoàng tinh hoa trắng - 200 cây/500m2; 6.Sâm cau - 500 cây/1.000m2. Các loài cây được trồng đúng thời vụ và đảm bảo kỹ thuật. Các loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, lập địa của vùng và sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ cây sống luôn đạt trên 90%.
2. Kiến nghị
Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm giữ gìn hiệu quả các nguồn gen quý hiếm đồng thời bảo vệ sức khỏe và nâng cao đời sống cho người dân. Chúng tôi xin kiến nghị một số nội dung cần thiết sau:
1. Hoạt động bảo tồn cây thuốc chỉ có thể thành công khi được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan, các cấp chính quyền khác nhau và cộng đồng tại địa phương. Cần phải xây dựng: “Quy hoạch phát triển dược liệu trong vùng đệm”. Trong đó, tiến hành điều tra tổng thể nguồn nguyên liệu; xây
89
dựng và đề xuất các vùng khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên. Xây dựng một số vùng sản xuất nguyên liệu các loài cây thuốc đang có nhu cầu lớn theo điều kiện sinh thái và địa lý phù hợp. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn bảo vệ rừng rõ ràng; tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường; huy động người dân tại địa phương tham gia quản lý bảo tồn.
2. Đối với công tác điều tra, bảo tồn tài nguyên cây thuốc trong thời gian tới cần: Tập trung điều tra trữ lượng của các loài cây thuốc trong rừng tự nhiên; tăng cường nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn; đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn tri thức bản địa; xây dựng được hệ thống vườn cây thuốc tại vùng đệm,..v.v.
3. Xây dựng Quy chế quy định các biện pháp quản lý khai thác, kinh doanh và sử dụng các nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn vùng đệm. Trong đó quy định: Nghiêm cấm việc khai thác vì mục đích thương mại các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được quy định trong Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP và Sách Đỏ Việt Nam; trước khi khai thác, người thu hái phải xin phép chính quyền và cơ quan quản lý tài nguyên ở địa phương và nộp lệ phí khai thác tài nguyên theo quy định; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sử dụng hiệu quả các loài cây thuốc bản địa có giá trị cao trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực thừa kế, ứng dụng các cây thuốc, bài thuốc dân tộc cổ truyền trong phòng và điều trị các bệnh hay gặp mang tính xã hội,… Nhằm đảm bảo chống khai thác cạn kiệt, tàn phá tài nguyên rừng tiến tới phục hồi, tái sinh nguồn cây thuốc bản địa, khôi phục lại vùng phân bố và phát triển bền vững. Mặt khác vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác để sử dụng trong chăm sóc sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh cần ưu tiên thẩm định và cho triển khai các Đề tài, Dự án khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu cây con làm thuốc, bảo tồn và phát triển cây thuốc từ nguồn cây thuốc bản địa,..v.v.