I. Kết quả điều tra đánh giá nguồn tài nguyên câythuốc VQG Tam Đảo 1 Thành phần loài cây thuốc VQG Tam Đảo
2. Các loài câythuốc quý hiếm tại VQG Tam Đảo
Trên cơ sở kết quả điều tra và so sánh với các loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32 và Danh lục cây thuốc đỏ, bước đầu chúng tôi thống kê các loài cây quý hiếm ở VQG Tam Đảo, kết quả cụ thể tại Phụ lục 2.
2.1. Theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II - Thực vật
Thống kê theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II - Thực vật, tại VQG Tam Đảo có: 32 loài, cụ thể như sau:
Nhóm rất nguy cấp (CR), có 01 loài là: Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.): CR A1a,c,d.
Nhóm nguy cấp (EN), có 10 loài, bao gồm: 1.Pơ mu (Fokienia hodginsii
(Dunn) A. Henry & H.H. Thomas): EN A1a,c,d; 2.Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.): EN A1a,c,d; 3.Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam): EN A1a,c,d; 4.Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte): EN A1c,d, B1+2b,c,e; 5.Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.): EN A1a,c,d+2c,d; 6.Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume): EN A1a,c,d; 7.Ngọc vạn vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.): EN B1+2e+3d; 8.Phương dung (Dendrobium devonianum Paxt.): EN A1d, B1+2b,c; 9..Đại giác (Dendrobium longicornu Lindl.): EN B1+2e+3d; 10.Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii (Hance) Schlechter): EN A1d+2d.
50
Nhóm sẽ nguy cấp (VU), có 21 loài, bao gồm: 1.Tắc kè đá bon (Drynaria bonii
H. Christ): VU A1a,c,d; 2.Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy in S. Nilsson): VU A1c,d; 3.Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte): VU A1c; 4.Biến hóa (Asarum caudigerum Hance): VU A1a,c,d; 5.Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.): VU A1c,d; 6.Củ gió (Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.): VU A1c,d; 7.Châu thụ thơm (Gaultheria fragrantissima Wall.): VU B1+2b,c; 8.Lá khôi (Ardisia silvestris
Pitard): VU A1a,c,d+2d; 9.Thiên lý hương (Embelia parviflora Wall. ex A. DC.): VU A1a,c,d+2d; 10.Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.): VU A1,a,c,d+2d; 11.Ngũ gia bì gai (Evodiopanax evodiifolius (Franch.) Nakai): VU A1c,d; 12.Rau sắng (Melientha suavis Pierre): VU B1+2e; 13.Mã tiền lông (Strychnos ignatii Berg.): VU A1a,c; 14.Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.): VU A1a,c; 15.Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.); 16.Lệ dương (Aeginetia indica L.): VU B1+2b,c; 17.Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms.): VU A1a,c,d+2c,d; 18.Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib): VU A1c,d; 19.Ngải rợm (Tacca integrifolia Ker-Gawl.): VU A1a,c,d; 20.Phá lủa (Tacca subflabellata P. P. Ling & C. T. Ting): VU A1a,c,d; 21.Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamesis Ban): VU A1,a,c,d, B1+2,b,e.
2.2. Theo Nghị định 32/2006/NĐ - CP (Ngày 30 tháng 3 năm 2006)
Thống kê theo Nghị định 32/NĐ - CP ban hành ngày 30/03/2006, về: “Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”, có 13 loài, cụ thể như sau:
Nhóm IA, có 01 loài là: Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume).
Nhóm IIA, có 12 loài, bao gồm: 1.Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry H.H. Thomas); 2.Vạn tuế (Cycas revoluta Thunb.); 3.Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte); 4.Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.); 5.Tế hoa blume (Asarum blumei Duch. in DC.); 6.Biến hóa (Asarum caudigerum Hance); 7.Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.); 8.Tế hoa petelot (Asarum petelotii O. C. Schmidt); 9.Tế tân núi (Asarum wulingense Liang); 10.Bình vôi (Stephania rotunda
Lour.); 11.Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib); 12.Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii (Hance) Schlechter).
Các dẫn liệu trên sẽ là cơ sở khoa học quan trọng, đầy đủ nhất từ trước đến nay về: tính đa dạng, sự phân bố, các loài quý hiếm,… của nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam Đảo. Để từ đó, góp phần xây dựng phương hướng, mục tiêu bảo tồn, các biện pháp quản lý, bảo vệ cho từng loài, nhất là các loài đặc hữu có giá trị đặc biệt về kinh tế, trên từng địa bàn xã, huyện, khu vực rừng cụ thể,…v.v.
51