- Nguồn câythuốc có khả năng xuất khẩu:
4. Đói nghèo và tập quán
Vùng đệm VQG Tam Đảo là vùng tập trung dân cư đông đúc có tác động lớn và liên quan mật thiết đến sự suy giảm hay phát triển của hệ sinh thái rừng trong VQG Tam Đảo. Để đánh giá mức độ phụ thuộc của người dân vùng đệm vào nguồn tài nguyên cây thuốc, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu ở 421 hộ gia đình thuộc 18 thôn sống gần bìa rừng của VQG Tam Đảo, của 3 huyện: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đại Từ (Thái Nguyên) và Sơn Dương (Tuyên Quang). Một số thông tin cơ bản được thống kê trong bảng 17:
65
Bảng 17 : Một số thông tin cơ bản về các hộ được điều tra
Số thôn 18
Số hộ gia đình 421
Số hộ gia đình dân tộc thiểu số 174
Số hộ gia đình nghèo 86
Số hộ nghèo là dân tộc thiểu số 57
Tỷ lệ % hộ gia đình dân tộc thiểu số trên tổng số hộ gia đình 41,3 Tỷ lệ % hộ gia đình nghèo trên tổng số hộ gia đình 20,4
Tỷ lệ % hộ nghèo là dân tộc thiểu số 66,3
Trên cơ sở tiêu chí phân loại hộ nghèo giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. Chúng tôi thấy rằng, có 86/421 hộ được điều tra (chiếm 20,4%) là hộ nghèo; số hộ dân tộc thiểu số là 174/421 hộ (chiếm 41,3%). Đi sâu nghiên cứu chúng tôi thấy rằng số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số là 57/86 hộ (chiếm 66,3%) tổng số hộ nghèo. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, người dân sống ở các thôn gần bìa rừng có tỷ lệ nghèo khá cao (đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số) so với tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng đệm là 22,3%,…
Để đánh giá mức độ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Tam Đảo, chúng tôi đã nghiên cứu và thu được kết quả như bảng 18:
Bảng 18: Ảnh hưởng của việc thành lập VQG đối với hoạt động thu hái cây thuốc trong rừng Tam Đảo
Cách phân chia Cách đánh giá
Mức độ đói nghèo Chủ hộ gia đình Nghèo Không
nghèo
Nữ giới Nam giới
Tăng 25,5 11,1 27,9 11,8
Không tăng 60,2 58,1 66,3 56,5
Giảm 14,3 30,8 5,8 31,7
So với trước khi thành lập VQG Tam Đảo (năm 1996), tại thời điểm thực hiện cuộc điều tra đã cho thấy rằng, đối với các hộ nghèo, thì 25,5% số hộ cho biết đã thu hái nhiều cây thuốc hơn (cả về khối lượng thu hái và số loài thu hái), chỉ có 14,3% là giảm các hoạt động thu hái cây thuốc từ rừng Tam Đảo. Điều này có sự khác biệt ở những hộ không phải là nghèo, chỉ có 11,1% số hộ điều tra gia tăng còn 30,8% là giảm các hoạt động thu hái cây thuốc từ rừng. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, đây là các hộ thu hái cây thuốc để buôn bán làm tăng thu nhập cho gia đình. Điều này có thể lý giải rằng, việc thành lập VQG Tam Đảo đã hạn chế người dân khai thác gỗ, do vậy họ phải tăng lượng thu hái lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây thuốc nói riêng để
66
buôn bán, tăng thêm thu nhập trang trải cho sinh hoạt phí ở những hộ nghèo, không đa dạng về nguồn thu. Còn các hộ không phải là nghèo đã chuyển sang các hoạt động sinh kế khác, như: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh,… Trong trường hợp, các hộ gia đình không tăng nhu cầu thu hái cây thuốc từ rừng, thì có thể lý giải rằng, đây là các hộ thu hái cây thuốc để phòng và chữa bệnh trong gia đình, do vậy nhu cầu về cây thuốc tương đối ổn định.
Mặt khác, chúng tôi đã nghiên cứu nhu cầu thu hái cây thuốc từ rừng Tam Đảo, khi phân chia các hộ nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm gia đình có phụ nữ là chủ hộ và nhóm gia đình có nam giới là chủ hộ. Kết quả cho thấy rằng, sau khi thành lập VQG Tam Đảo, có đến 27,9% các chủ hộ là phụ nữ tăng hoạt động thu hái cây thuốc trong rừng, chỉ có 5,8% cho biết hoạt động này là giảm đi. Có sự trái ngược ở các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới, với các tỷ lệ tương tự là 11,8% và 31,7%. Điều này có thể giải thích rằng, đây là các hộ thu hái cây thuốc để buôn bán, tăng thu nhập. Các chủ hộ là nữ giới thường khó thích ứng hơn, khó tìm kiếm sinh kế mới hơn so với các chủ hộ là nam giới. Vì vậy, mặc dù VQG Tam Đảo được thành lập, thì họ vẫn phải vào rừng thu hái cây thuốc thậm chí còn tăng lượng thu hái để đảm bảo cuộc sống. Đối với trường hợp các chủ hộ (cả là phụ nữ, cả là nam giới) cho biết không tăng nhu cầu thu hái cây thuốc trong rừng Tam Đảo, thì có thể giải thích rằng đây là các hộ thu hái cây thuốc chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Do vậy nhu cầu về cây thuốc tương đối ổn định.
Khi nghiên cứu về vai trò của cây thuốc đối với tổng thu nhập/năm của các hộ có thu hái cây thuốc từ rừng Tam Đảo, chúng tôi thu được kết quả như bảng 19:
Bảng 19: Tỷ lệ các hộ khai thác tài nguyên cây thuốc và vai trò của cây thuốc đối với thu nhập của hộ/năm
Tỷ lệ Cách đánh giá
Tỷ lệ hộ thu hái
Trung bình tỷ lệ % thu nhập so với tổng thu nhập của
hộ/năm Mức sống Khá giả 9,3 2,2 Trung bình 32,9 5,2 Nghèo 57,3 26,8 Chủ hộ gia đình Hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ 61,0 22,1 Hộ gia đình có nam giới làm chủ hộ 44,9 12,7
Quả bảng 19 ta thấy, chỉ có 9,3 hộ khá giả là có hoạt động thu hái cây thuốc từ rừng, tuy nhiên khi quy đổi thành tiền, vai trò của cây thuốc chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu nhập (2,2%) của các hộ này. Đáng chú ý là ở các hộ nghèo, với 57,3% số hộ
67
thu hái cây thuốc trong rừng Tam Đảo, và cây thuốc đóng vai trò khá lớn, chiếm 26,8% tổng thu nhập của hộ/năm.
Mặt khác, chúng tôi cũng thấy rằng, có đến 61,0% các hộ có chủ hộ là phụ nữ thu hái cây thuốc trong rừng, và cây thuốc có vai trò tương đối quan trọng khi chiếm tới 22,1% tổng thu nhập của hộ. Tỷ lệ tương tự ở các hộ có chủ hộ là nam giới lần lượt là 44,9 và 12,7%.
Qua trên, chúng ta có thể thấy rằng nguồn tài nguyên cây thuốc có vai trò quan trọng đối với thu nhập của người dân vùng đệm, đặc biệt là đối với nhóm người nghèo và nhóm các hộ có chủ hộ là nữ giới.
Khi xem xét mối quan hệ giữa bảo tồn cây thuốc và phát triển kinh tế tại vùng đệm ở mức độ khái quát hơn, có thể nói rằng, trong phạm vi không gian của VQG Tam Đảo và vùng đệm, phạm vi thời gian kể từ khi thành lập đến nay, các mối quan hệ này tương ứng với các kịch bản được trình bày cụ thể tại bảng 20:
Bảng 20: Các kịch bản đối với đời sống người dân có thể xảy ra khi thực hiện các hoạt động bảo tồn cây thuốc tại vùng đệm
Mối quan hệ giữa đời sống người dân với hoạt động bảo tồn cây thuốc tại vùng đệm
VQG Tam Đảo
Tài nguyên cây thuốc
Được bảo tồn (+)
Bị khai thác (-)
Đời sống người dân Được nâng cao (+) (+) và (+) (+) và (-)
Bị nghèo đi (-) (-) và (+) (-) và (-) Có thể thấy rằng, 2/4 kịch bản có tồn tại sự đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển kinh tế, đó là: tài nguyên cây thuốc bị giảm đi do khai thác để góp phần nâng cao đời sống người dân ((+) và (-)) và tài nguyên cây thuốc được bảo tồn nghiêm ngặt còn đời sống người dân giảm đi do mất nguồn thu nhập từ thu hái, buôn bán nguồn tài nguyên này ((-) và (+)). Đây là hai trường hợp điển hình tại VQG Tam Đảo trong thời gian qua, tùy từng thời điểm, khu vực cụ thể mà các trường hợp này rõ nét, đậm nhạt hơn trường hợp kia.
Hai kịch bản có thể xảy ra trong tương lai, đó là: tài nguyên cây thuốc bị khai thác cạn kiệt còn đời sống người dân bị bần cùng (do mất nguồn thu nhập từ cây thuốc, mất văn hóa bản địa, các vấn đề tiêu cực về sinh thái và môi trường xảy ra…). Trường hợp ((-) và (-)) này sẽ xảy ra, khi cường độ khai thác vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay cộng hưởng với sự thất truyền về tri thức, kinh nghiệm sử dụng thuốc của người dân vùng đệm; kịch bản tích cực nhất là đời sống người dân vùng đệm được nâng cao nhờ sự bảo tồn và phát triển cây thuốc ((+) và (+)). Để có được kịch bản này, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu, thử nghiệm và nghiên cứu thấu đáo trong thời gian tới.
68