Đây là loại thành ngữ tiếng Việt gồm có hai cụm từ chính phụ (c-p) liên kết lại, hai cụm từ chính phụ này đều là cụm danh từ.
Túi giá áo cơm
Am thanh cảnh vắng Trứng gà trứng vịt
Khảo sát 636 thành ngữ tiếng Việt có kết cấu cụm c-p là cụm danh từ,
thì có:551 thành ngữ có cấu tạo theo kiểu cụm từ liên hợp, chiếm: 86,6 %.
Về mặt cấu tạo, khác với cụm từ đơn ở trên, ở đây chúng ta sẽ bắt gặp
hai thành phần trung tâm và hai thành phần phụ sau trong một thành ngữ. - Phần trung tâm: gồm hai trung tâm trong một thành ngữ, đều là danh từ (chủ yếu là danh từ chỉ vật, sự vật).
Chó mái chim mồi
Lều tranh vách đất
- Phần phụ sau: thờng đơn giản hơn phần phụ sau của cụm từ đơn, điều này đợc lý giải là do sự “tiết kiệm”, sự hạn định về mặt số lợng về số lợng từ trong mỗi thành ngữ và sự ràng buộc của tính chất điệp, đối. Thành ngữ tiếng Việt chủ yếu là thành ngữ bốn âm tiết, do đó phần phụ sau thờng chỉ là một
từ. Tuy nhiên phần phụ sau cũng có thể là một tổ hợp từ – tức là một kiến trúc chứa thực từ nêu đặc trng miêu tả ( loại biệt, chuyên biệt hóa).
Tai trời vách đất
Công ăn viêc làm Con đàn con lũ Chớp bể ma nguồn
Xét về mặt ý nghĩa của phần phụ sau trong một thành ngữ, chúng ta có thể chia phần phụ sau thành hai loại:
+ Cùng có ý nghĩa nh nhau, nhằm bổ sung, hội nghĩa, tăng cờng nghĩa cho thành ngữ. Phần phụ sau có thể là hai từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng nằm trong một trờng nghĩa, cũng có thể là một từ láy, một từ ghép đợc tách ra, trong đó có một yếu tố bị mờ nghĩa, song nhìn vào toàn bộ thành ngữ chúng ta vẫn hiểu đợc ý nghĩa của yếu tố bị mờ nghĩa đó.
Chồng chung vợ chạ
Chăn đơn gối chiếc
+ Nghĩa của các yếu tố không hề liên quan đến nhau, nhằm chỉ những đặc điểm, tính chất cho những đối tợng khác nhau, tuy nhiên chúng đều hội nghĩa, tăng cờng về mặt ý nghĩa cho thành ngữ.
Chó mái chim mồi
Chân chỉ hạt bột Chân đồng vai sắt Cây cao bóng cả