Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ

Một phần của tài liệu Khảo sát cấu trúc thành ngữ tiếng việt (Trang 38 - 39)

- Phần phụ trớc: không xuất hiện.

2.1.2.2.Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ

Cụm động từ là những tổ hợp từ không có quan hệ từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ, thành tố chính là động từ.

Khảo sát 2616 thành ngữ tiếng Việt có kết cấu cụm c-p, thì có tới:1366 thành ngữ tiếng Việt là cụm động từ, chiếm: 52,2 %,

Nh vậy, so với thành ngữ tiếng Việt có kết cấu là cụm c-p thì thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ chiếm một số lợng lớn.

ở thành ngữ loại này chúng tôi cũng chia làm hai loại lớn:

a. Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ đơn

Những thành ngữ tiếng Việt này có cấu tạo gồm: một trung tâm và một thành phần phụ sau ( phần phụ trớc không xuất hiện).

Khảo sát 1366 thành ngữ tiếng Việt có cấu tạo là cụm động từ, thì có: 364 thành ngữ có cấu tạo là cụm từ đơn, chiếm: 26,6 %.

- Phần trung tâm: là động từ, xét về cấu tạo thì thành phần trung tâm có thể là một động từ hoặc một chuỗi động từ.

+Thành phần trung tâm là một động từ: Chẻ đôi sợi tóc

Chém nhau đằng dọng Chỉ tay năm ngón

+ Thành phần trung tâm là một chuỗi động từ: Chết mất xác (1)

Cho ăn bánh vẽ (2) Ăn ở hai lòng (3)

ở phần trung tâm là một chuỗi động từ ( thờng là hai động từ) thì việc xác định động từ nào là trung tâm cũng còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sử

dụng.Trong ví dụ (1) ta thấy hai động từ “chết” và “mất” có thể có những quan hệ nh sau:

-> Bình đẳng: Chết (và) mất xác

-> Trội nghĩa: -> Chết mất xác (chỉ cái chết).

-> Chết mất xác (thờng là câu chửi để chỉ sự vắng mặt của đối tợng, ví dụ: Mày chết mất xác ở đâu giờ mới về).

Ví dụ (2) và ví dụ (3), dễ dàng nhận thấy động từ trung tâm là: “ăn”, “ở” (ở đây chỉ có hiện tợng trội nghĩa, không có hiện tợng bình đẳng).

Hầu hết những động từ làm thành tố trung tâm ở đây đều là những động từ có ý nghĩa từ vựng đầy đủ, chúng là những động từ độc lập, có thể tự mình làm thành tố chính mà không cần tới những yếu tố khác đi kèm để bổ sung.

- Phần phụ sau: thờng là một tổ hợp từ bao gồm các phụ từ, quan hệ từ kết hợp với các thực từ; hoặc là chỉ có các thực từ kết hợp với nhau.…

Nuốt không trôi

Cời nh nắc nẻ Ngồi lên l ng cọp Cớp cơm chim

Cùng một động từ làm thành tố trung tâm, nhng có thể xuất hiện nhiều thành phần phụ khác nhau ở những thành ngữ khác nhau. Chính điều này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của thành ngữ tiếng Việt.

Nhớ nh in

Nhớ nh chôn vào ruột Cời vào mũi

Cời ra nớc mắt Cời nh phá

Sự xuất hiện của quan hệ từ “nh” là rất lớn, kèm theo sau nó luôn là các thực từ xuất hiện với sự chi phối của thành tố trung tâm.

Một phần của tài liệu Khảo sát cấu trúc thành ngữ tiếng việt (Trang 38 - 39)