Đối về mặt ngữ âm của thành ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát cấu trúc thành ngữ tiếng việt (Trang 51 - 53)

- Phần phụ trớc: không xuất hiện.

a.Đối về mặt ngữ âm của thành ngữ

Khảo sát 3242 thành ngữ tiếng Việt, thì có:2692 thành ngữ có hiện t- ợng đối về mặt ngữ âm, chiếm: 83%.

ở đây, chúng ta có hai dạng đối thanh cơ bản: - Đối thanh B-T.

- Đối thanh T-B.

Khảo sát 2692 thành ngữ tiếng Việt, trờng hợp đối thanh theo quy luật B-T gồm có: 1494 thành ngữ, chiếm: 55,5 %.

Khảo sát 2692 thành ngữ tiếng Việt, trờng hợp đối thanh theo quy luật T-B gồm có: 1198 thành ngữ, chiếm:44,5 %.

Nh vậy, tùy thuộc vào âm tiết cuối của hai vế trong một thành ngữ mà chúng ta sẽ có quy luật đối thanh B-T hay T-B.

Đối thanh B-T:

Hiền minh thánh trí

Đơn th ơng độc mã Điều hay lẽ phải

Đối thanh T-B:

Dạ cá lòng chim Gần đất xa trời

Lời nói gió bay

Bảng 8: Đối về mặt ngữ âm của thành ngữ tiếng Việt

Hình thức đối B - T T - B Tổng

Số lợng 1494 1198 2692

Tỷ lệ 55,5% 44,5% 100%

ở đây chúng tôi xin nói rõ hơn về những thành ngữ tiếng Việt có số l- ợng âm tiết lẻ. ở những thành ngữ có cấu tạo là những âm tiết chẵn (đặc biệt là thành ngữ bốn âm tiết) thì quy luật đối thanh này đã rõ ràng, không có gì phải bàn cãi. Nhng đối với thành ngữ có số âm tiết lẻ, thì tùy thuộc vào từng thành ngữ để chúng ta có thể quy chúng về quy luật đối thanh nào.

Đây là thành ngữ có cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn, trong đó chủ ngữ và vị ngữ đợc phân thành hai vế rõ rệt. Do đó, chúng tôi căn cứ vào hai vế này để tìm ra quy luật đối thanh ở đây: đó là sự đối thanh theo quy luật B-T.

Vỏ quýt dày / có / móng tay nhọn

Đây cũng là một cụm từ đơn c-v, tuy nhiên ở đây âm tiết ở giữa làm thành trục đối xứng giữa các vế, cho ta quy luật đối thanh B-T. Trờng hợp này xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ tiếng Việt.

Giàu / nứt đất đổ vách

Trờng hợp này chúng ta có một cụm từ đơn c-p, yếu tố trung tâm “giàu” sẽ đợc tách làm một vế, vế sau bao gồm những từ còn lại. Căn cứ vào đó, chúng ta có quy luật đối thanh B-T.

Nh vậy, tùy vào từng thành ngữ với sự tách biệt các vế khác nhau mà chúng ta tìm ra quy luật âm vận của thành ngữ. Vấn đề này cần đợc đi sâu hơn nữa, ở đây chúng tôi mới chỉ khái quát trên bình diện tổng quát nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát cấu trúc thành ngữ tiếng việt (Trang 51 - 53)