- Phần phụ trớc: không xuất hiện.
B T Cãi lão hoàn đồng
3.2.1.2. Điệp và đối có tác dụng liên kết các thành tố trong thành ngữ
Sở dĩ mỗi thành ngữ tiếng Việt là một tổ chức bền vững, gắn bó chặt chẽ là bởi vì trong tổ chức đó luôn có các yếu tố đợc xem nh những chất keo dính liên kết chặt chẽ các bộ phận với nhau. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thành ngữ ít bị phá vỡ về kết cấu, làm cho ngời đọc dễ nhớ, dễ thuộc. Nhiều khi chỉ cần nhắc đến vế thứ nhất ngời ta đã dễ dàng nhớ đến vế thứ hai của thành ngữ.
Sự đối lập về âm điệu giữa các thành tố cuối nhịp trong cấu trúc thành ngữ đã làm nên chất keo dính liên kết các thành tố, tạo nên nhịp điệu của các thành ngữ, đảm bảo tính bền vững tơng đối không dễ thay đổi của nó. Đặc biệt là thanh điệu: thanh điệu không những đóng vai trò góp phần tạo nên các đơn vị của thành ngữ mà còn có chức năng liên kết các thành tố làm nên cấu trúc của thành ngữ . Do đó, thành ngữ vừa đảm bảo đợc tính quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, vừa dễ đọc, dễ nhở, dễ sử dụng bởi đặc trng của sự hòa phối thanh điệu trong chính bản thân thành ngữ tạo nên.
Lặp thanh điệu: trong một thành ngữ, các thanh điệu đợc lặp lại, cũng có nghĩa là nó đã tạo nên một nét giống nhau giữa các yếu tố trong thành ngữ. Và dĩ nhiên, sự trùng lặp này trở thanh keo dính các yếu tố vốn rời rạc vào trong một cấu trúc bền vững.
Đối thanh điệu: tạo nên sự cân đối, hài hòa cho thành ngữ, có nghĩa là tạo nên mối tơng quan giữa cac yếu tố trong thành ngữ. Và mối tơng quan vừa cân vừa đối này cũng chính là chất kết dính các yếu tố thành một khối thống nhất.
Điệp vần: khi có hiện tợng điệp vần, có nghĩa là điều đó xảy ra trên hai vế của một thành ngữ. ở trên hai vế này có một âm tiết (từ) có phần vần giống nhau đã tạo nên sự nối liền về âm điệu giữa hai vế bởi một yếu tố trung gian - đợc xem nh một chât kết dính: đó chính là vần. Đồng thời, điệp vần còn góp phần tạo nên tính bền vững về hình thái cho thành ngữ. Chúng ta thử hình dung một thành ngữ mà các yếu tố trong đó đợc nối liền nhau bởi một phần vần, thì có dễ dàng thay đổi các yếu tố đó bởi những yếu tố khác đợc không.
Chờ đợc vạ má đã sng
Vần “a” đã kết dính các yếu tố trong thành ngữ này trở thành một khối
vững chắc, khó mà thay đổi đợc đồng thừi cả ba yếu tố “vạ”, “má”, “đã” mà không ảnh hởng đến âm điệu, cũng nh ý nghĩa của thành ngữ.
Hình thức thờng thấy nhất ở thành ngữ là cách đối chọi rất chỉnh, rất nghiêm ngặt của từng âm tiết giữa hai vế. Chính sự đối chọi nghiêm ngặt đó
đã góp phần tạo nên tính chất chặt chẽ của thành ngữ. Đọc một thành ngữ cân đối, có cảm giác nó đợc chia làm hai vế nhng đồng thời lại thấy hai vế đó ràng buộc lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Điều đó có đợc chính là nhờ sự đối chọi về âm vận, bởi vì: mỗi âm tiết của vế này đều tồn tại trong sự ràng buộc của âm tiết tơng ứng ở vế kia.
3.2.1.3. Điệp và đối làm cho nghĩa của thành ngữ đợc nhấn mạnh, tăng cờng
Nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trng, mặt khác nghĩa ấy còn mang sắc thái tình cảm của ngời sáng tạo và ngời sử dụng. Để diễn đạt đợc những nội dung lớn chỉ bằng những thành ngữ ngắn gọn, súc tích ngời dân lao động đã rất khôn khéo và tài tình sử dụng tính chất điệp và đối nh một công cụ để nhấn mạnh và tăng cờng ý nghĩa cho thành ngữ.
Điệp từ: sự lặp lại các âm tiết trong một thành ngữ đã là sự thể hiện rõ ràng nhất, dễ nhận thấy nhất của việc tăng cờng, nhấn mạnh ý nghĩa của thành ngữ.
Chung lòng chung sức
“Chung”: nhấn mạnh sự hợp tác để cùng giải quyết một công việc gì đó.
Bữa đực bữa cái
Chén tạc chén thù
Trong điệp từ thì điệp thực từ vẫn chiếm số lợng nhiều hơn cả. Bởi vì,
thực từ là những từ mang ý nghĩa từ vựng chân thực. Do đó, việc lặp lại các thực từ thì bản thân nó đã có ý nghĩa tăng cờng về nghĩa cho thành ngữ.
Dọa già dọa non
Ngay trong bản thân của từ “dọa”đã thể hiện đợc nội dung của cả thành
ngữ : dọa dẫm, đe nẹt đủ mọi điều hòng làm cho kẻ khác phải sợ hãi, phải khuất phục. Khi từ này đợc điệp lại ở vế hai, thì lập tức ý nghĩa của cả thành ngữ sẽ theo đó mà đợc nhân đôi lên.
Khi số lần điệp từ trong một thành ngữ càng nhiều, thì ý nghĩa của thành ngữ càng đợc nhấn mạnh, tăng cờng.
Điệp nghĩa: cũng nh điệp từ, tác dụng lớn nhất của điệp nghĩa là nhằm nhấn mạnh, tăng cờng ý nghĩa cho thành ngữ. Điệp nghĩa dù trên phơng diện nào: là điệp từ vựng hay điệp hình ảnh đều nhằm mục đích trên.
Nảy lộc đâm chồi
Điệp nghĩa: “lộc – chồi”, “nảy - đâm” nhằm nhấn mạnh sự sinh sôi,
phát triển một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
Nội dung ngữ nghĩa của thành ngữ không chỉ đợc thể hiện một lần qua một yếu tố trong thành ngữ mà còn đợc nhấn mạnh lại lần thứ hai ở một yếu tố khác trong thành ngữ có nghĩa hình ảnh tơng tự, nh là một sự bổ sung làm cho thành ngữ sinh động hơn, mang tính khái quat, nhấn mạnh hơn.
Chân lấm tay bùn
Màn trờichiếu đất
Đối nghĩa: không chỉ điệp nghĩa mà đối nghĩa cũng góp phần làm cho ý nghĩa của thành ngữ đợc tăng cờng , nhấn mạnh. Không chỉ là sự lặp lại mới có ý nghĩa nhấn mạnh, mà nhiều khi sự đối lập cũng làm cho ý nghĩa đợc tăng cờng hơn.
Nghĩ gần nghĩ xa
Đối nghĩa: “gần - xa” nhấn mạnh ý của thành ngữ: suy nghĩ nhiều, triền
miên, hết chuyện này đến chuyện khác.
Lên thác xuống ghềnh
Đối nghĩa: “lên – xuống” nhằm nhấn mạnh sự khó khăn, gian khổ, thử thách. Qua đó khẳng định ý chí, nghị lực, lòng can đảm, quyết tâm vợt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Đối về mặt nghĩa là một trong những cách tạo nên sự khái quát toàn bộ về nghĩa.
Lên voi xuống chó
-> Khái quát về sự long đong, lận đận, sự thay đổi về địa vị .…
Thng vàng hạ cám
Thông qua sự đối lập này mà ý nghĩa khái quat về sự vật, hiện tợng đợc nêu lên một cách rõ ràng nhất, nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất.
3.2.1.4. Điệp và đối tạo tính nhạc thành ngữ
Đứng trớc một văn bản có tiết tấu cực kỳ cô đúc nh thơ, ngơi nghe rất khó đoán định đợc nội dung lôgích của thông báo. Trong khi cha kịp hiểu những kết hợp không bình thờng ấy thí ngời nghe đã bị nét nhạc của văn bản lôi đi.
Chung quang lặng ngắt nh tờ Nổi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Thành ngữ cũng nh thế, đó là một kết cấu cực kỳ cô đọng. Cho nên, để lôi cuốn ngời đọc nó không thể không có tính nhạc. Tiết tấu – sự luân phiên chính xác các âm tiết đối lập làm nên tiết tấu của thơ, thì chính nó cũng đã làm nên đặc trng cơ bản của thành ngữ tiếng Việt.
Tính cân đối, điệp đã tạo nên tính nhạc cho thành ngữ. Đặc biệt là thanh điệu B – T. Khi một thành ngữ đợc gieo hoàn toàn bằng thanh B thì chắc chắn khi đọc nó lên ta sẽ cảm nhận đợc tính nhac du dơng trong đó. Để từ đó, khả năng cảm nhận của ngời đọc cũng nhờ đó mà đợc khơi nguồn, phát triển. Lừ đừ nh ông từ vào đền
Thành ngữ trên đợc gieo toàn vần B, đã tạo nên nhịp điệu chậm rãi,
khoan thai cho thành ngữ. Đòng thời mở rộng sức liên tởng cho ngời đọc. Nhịp điệu ấy nh bớc chân, nh hình dáng, nh cử chỉ của ông Từ vào đền –…
có cái gì đó chậm chạp, ủ ê.
Giận cá chém thớt
Bốn thanh T đã làm cho âm hởng của thành ngữ trở nên nặng nề hơn.
Nhịp điệu của nó gợi lên những động tác có vẻ đầy sự tức giận.
Tính tơng ứng của âm thanh có thể đợc hình thành từ nhiều thế đối lập khác nhau của các thanh điệu trong thành ngữ. Tuy nhiên sự tơng xứng theo quy luật B – T vẫn là kiểu mang tính truyền thống, tính dân tộc nhất. Thứ
nhất là do thói quen sử dụng ngôn ngữ, thứ hai là mang tính lựa chọn của bản thân mỗi yếu tố ngôn ngữ trong nội bộ hệ thống, thứ ba là kiểu tơng xứng theo đối lập B – T thờng đem đến chất trữ tình, dễ đi sâu vào lòng ngời, dễ nhớ, dễ thuộc. Do đó, có thể thấy phần lớn thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc ngữ âm cơ bản là sự đối thanh B –T (hay T - B), tạo nên đợc sự uyển chuyển, nhịp nhàng cho thành ngữ - vốn là những kết cấu chịu sự gò bó về số lợng âm tiết khó mà có đợc tính nhạc để đi sâu vào lòng ngời.
Xét về mặt âm vận (hiệp vần, lặp vần, đối âm ): đã góp phần tạo nên…
chất thơ đầy ý vị cho thành ngữ tiếng Việt. Đặc biệt là hiện tợng điệp vần đã góp phần tạo nên sự liên kết, sự hài hòa và âm hởng nhịp nhàng, suôn sẻ trong các kết cấu thành ngữ.
Lanh chanh nh hành không muối
Vần “anh” đã làm cho thành ngữ không những có đợc sự suôn sẻ về mặt
âm vận, mà nó còn làm cho thành ngữ trở nên vang vọng hơn, gợi đợc âm thanh, đồng thời từ đó làm nên đợc giá trị tạo hình.
Âm hởng của vần đã tạo nên tính nhac cho thành ngữ. Do vậy mà, dù là những đơn vị ngắn gọn nhng thành ngữ luôn để lại ấn tợng sâu sắc trong lòng ngời đọc. Điều đó cũng lý giải vì sao mặc dù rất ngắn về số lợng âm tiết, nhng thành ngữ luôn tạo đợc âm hởng du dơng, những “nốt nhạc” trầm bổng, lên xuống đặc trng cho mình.
Không phải ngẫu nhiên số lợng các thành ngữ có âm tiết mở đầu là thanh B lại nhiều hơn số lợng các thành ngữ mở đầu bằng thanh T. Điều đó đã hé mở một phần tính nhạc trong những đơn vị cấu trúc này.
Ngoài ra, tính chất điệp và đối còn góp phần làm cho thành ngữ tiếng Việt thêm đa dạng và phong phú về mặt âm thanh cũng nh ý nghĩa; tạo nên sự phù hợp giữa nội dung và hình thức: hình thức cô đọng, hàm súc nhng ý nghĩa thì lại bóng bẩy, gợi mở, giàu hình ảnh, cảm xúc, có tính hoàn chỉnh. Giải thích nghĩa của thành ngữ không phải đơn thuần là sự cộng lại các yếu tố cấu nên thành ngữ. Khác với các đơn vị từ vựng bình thờng, thành ngữ là loại đơn
vị định danh bậc hai, do đó, nội dung thành ngữ không hớng lên điều đợc nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên nó mà ngụ ý điều gì đó đợc suy ra từ chúng. Sở dĩ thành ngữ có đợc điều này chính là do một phần ở tính chất điệp, đối mang lại.