Ứng dụng của cà phê

Một phần của tài liệu skl007537_8899 (Trang 36 - 37)

2. Nội dung nghiên cứu x

1.1.5. Ứng dụng của cà phê

Cà phê giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung, vui vẻ và tràn đầy năng lượng cho dù ta đang trong tình trạng thiếu ngủ (Williams E. và cộng sự, 2005); (Smith A., 2002). Trong vài năm qua, một loạt các nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng liên quan về việc tiêu thụ cà phê khử caffeine với các lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 (Agardh và

cộng sự, 2004); (Salazar-Martinez và cộng sự, 2004); (Rosengreen và cộng sự, 2004);

(Soriguer và cộng sự, 2004); (Van Dam và cộng sự, 2006); (Bravi và cộng sự, 2007), bệnh

Parkinson và Alzheimer (Lindsay et al., 2002) và ung thư gan (Ranheim và Halvorsen,

2005); (Larsson và Wolk, 2007). Trên thực tế, các nghiên cứu được thực hiện ở Đan Mạch

và Hoa Kỳ, cho thấy, do hàm lượng hợp chất phenolic cao, cà phê là chất đóng góp quan trọng nhất cho các hợp chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống hằng ngày (Svilaas et al.,

2004; Vinson, 2005).

Khi cho chuột uống chiết xuất cà phê xanh để giảm mỡ nội tạng và trọng lượng cơ thể. Đặc tính này là do sự kích hoạt chuyển hóa chất béo trong gan và do ức chế sự hấp thụ chất béo được chi phối bởi các thành phần chiết xuất hạt cà phê xanh (Shimoda H. và cộng sự,

2006). Rất lâu trước khi các nghiên cứu dịch tễ học liên quan đến tiêu thụ cà phê, tính chất

kháng khuẩn của chlorogen acid và các chất chuyển hóa của chúng đã được chứng minh bằng một loạt các nghiên cứu (Wattenberg và cộng sự, 1980); (Wood và cộng sự, 1982);

(Stich và cộng sự, 1982); (Wattenberg, 1983); (Mori và cộng sự, 1986); (Namiki, 1990). Các

11

dụ, hoạt tính chống virus như chống lại adeno virus và herpes virus (Chiang và cộng sự,

2002); hoạt động bảo vệ gan trong mô hình thí nghiệm (Basnet và cộng sự, 1996); hoạt động

kích thích miễn dịch (Tatefugi và cộng sự, 1996). Các dẫn xuất dicaffeoylquinic acid tổng hợp cũng ức chế sự sao chép của HIV-1 trong các tế bào (Robinson và cộng sự, 1996a, b);

(McDougall và cộng sự, 1998); (Kyng et al., 1999).

Thành phần cà phê như caffeine, caffeic acid, chlorogen acid và ferulic acid có thể đóng vai trò làm giảm nguy cơ trầm cảm (Hall S. và cộng sự, 2015). Cà phê xanh cũng thể hiện đặc tính chống ung thư do đặc tính chống oxy hóa của hàm lượng chlorogen acid (Glei

M. và cộng sự, 2006).

Một phần của tài liệu skl007537_8899 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)