Tác hại của acrylamide

Một phần của tài liệu skl007537_8899 (Trang 40)

2. Nội dung nghiên cứu x

1.2.3. Tác hại của acrylamide

Acrylamide là một chất có khả năng tiềm ẩn gây ra một số bệnh như

Gây độc thần kinh: Nghiên cứu thực nghiệm về việc rối loạn hệ thần kinh do acrylamide trên chuột (Spencer & Schaumburg, 1974a; LoPachin, 2004).Báo cáo kết luận rằng lượng đưa vào không vượt quá 0.5 – 50 mg acrylamide/kg/ngày là mức an toàn cho hệ thần kinh của con người (Miller & Spencer, 1985). Độc tính thần kinh gây ra từ sự acrylamide có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, gồm cảm giác tê cứng chân tay (Exon, J. H., 2006).

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Độc tố sinh sản được thí nghiệm ở trên chuột, khi sử dụng ở nồng độ 1.25 – 24mg/kg/ngày trong 4 tuần làm giảm tỉ lệ sinh sản, giảm số lượng tinh trùng ở con đực (Sakamoto & Hashimoto, 1986). Nghiên cứu ở nồng độ cao hơn khoảng 35.5 mg/kg hai lần mỗi tuần cho thấy biểu hiện teo tinh hoàn, giảm trọng lượng tinh hoàn và sự thoái hóa của các tế bào biểu mô của ống tủy (Hashimoto & Tanii, 1985). Sự suy giảm khả năng sinh sản có thể ảnh hưởng số lượng và tốc độ di chuyển của tinh trùng (Burek và

cộng sự, 1980).

Gây bệnh ung thư:Báo cáo của FAO/WHO, 2002 về các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe liên quan đến hấp thụ acrylamide từ thức ăn, đã làm tăng mối lo ngại các nguy cơ khi hàm lượng acrylamide tăng gây ung thư trên con người (WHO, 2002). Bên cạnh đó, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1994, acrylamide được phân loại là chất có thể gây ung thư ở người (IARC, 1994). Trên động vật gặm nhấm, hàm lượng acrylamide cao đã cho thấy làm tăng nguy cơ gây các khối u ở hệ thần kinh, tuyến vú, tử cung, khoang miệng, màng bụng và tuyến giáp (Johnson et al., 1986).

1.2.4. Ứng dụng của Acrylamide

Acrylamide trong công nghiệp chủ yếu được tạo thành từ quá trình thủy phân của acrylonitrile. Khác với trong thực phẩm, chúng ta có thể tìm thấy chất này trong khói thuốc lá và một số sản phẩm gia dụng, làm đẹp, công nghiệp và dệt may (Mohammad, R. S, 2012;

Exon, J. H., 2006). Acrylamide có công dụng trong một số ngành công nghiệp sau

(Myagchenkov, V. A., & Kurenkov, V. F. 1991) như làm giấy, xây dựng, khoan dầu, sản

xuất dệt may, sản xuất mỹ phẩm, chế biến thức ăn, sản xuất thuốc nhuộc và chất dính, nhựa, khai thác mỏ, nông nghiệp, bao bì thực phẩm, xử lý nước uống và nước thải…

Một phần của tài liệu skl007537_8899 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)