Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 52)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.5.1. Đặc điểm tình hình xã hội a) Tình hình dân số

Tổng dân số thị xã tại thời điểm 31/12/2011 là 50.438 ngƣời, trong đó dân số nam là 25.580 ngƣời (chiếm 50,72%); nữ là 24.858 ngƣời (chiếm 49,28%); dân số khu vực thành thị 25.030 ngƣời (chiếm 53,24%), khu vực nông thôn 22.507 ngƣời (chiếm 46,76%) [43]. Công tác dân số và kế hoạch hóa đã đƣợc các cấp, các ngành và các địa phƣơng tập trung quan tâm.

b) Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thị xã trong 5 năm qua (từ 2006- 2011) phát triển khá toàn diện cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng. Cơ sở vật chất trƣờng, lớp thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, đầu tƣ. Thực hiện chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, trong 5 năm đã xây dựng đƣợc 132 phòng học và 47 phòng công vụ cho giáo viên. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia. Đến hết năm 2011 toàn Thị xã có 19/25 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, bằng 76%, vƣợt 26% so với Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó 100% trƣờng tiểu học đã đạt chuẩn Quốc gia.

c) Về y tế

Mạng lƣới y tế đuợc tăng cƣờng cả về quy mô và chất lƣợng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Duy trì thƣờng xuyên việc khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo và trẻ em dƣới 6 tuổi. Triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình y tế Quốc gia, y tế dự phòng, chủ động phòng ngừa và ngăn chặn không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Toàn Thị xã hiện có 7/9 xã, phƣờng đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

d) Công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách xã hội

Việc thực hiện các chính sách xã hội đƣợc các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo chu đáo. Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà dột nát cho hộ nghèo đã đạt đƣợc kết quả rất đáng phấn khởi. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 17,24% đến hết năm 2010 còn dƣới 5%. Thị xã Sông Công là một trong những địa phƣơng của Tỉnh cơ bản xoá xong nhà dột nát cho hộ nghèo. Hàng năm tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động trở lên. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm sóc ngƣời có công với nƣớc, các gia đình thƣơng binh, liệt sỹ, ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa.…

Bảng 3.1: Hiện trạng lao động thị xã Sông Công giai đoạn 2005-2010 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số ngƣời trong tuổi lao động Ngànngƣời 27.80 28.80 29.10 29.40 29.40 30.80 - Số lao động có việc làm ngàn ngƣời 25.77 27.10 27.40 27.88 27.66 28.98

LĐ ngành NLN ngàn ngƣời 14.34 15.26 15.42 15.80 15.58 16.32

LĐ ngành CN-XD ngàn ngƣời 7.43 7.69 7.78 7.85 7.85 8.220

LĐ ngành dịch vụ ngàn ngƣời 4.00 4.15 4.19 4.23 4.23 4.43

- Số LĐ mới đƣợc giải

quyết việc làm trong năm Ngƣời

812 1000 1600 1050 1115 1200

Xuất khẩu lao động Ngƣời 70 15 110 8 2 10

T.lệ LĐ đƣợc đào tạo % 22.00 24.00 25.00 28.00 30.00 32.00

Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động có 30.800 ngƣời chiếm 61,8% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 28.980 ngƣời chiếm 98,0%, lao động chƣa có việc làm có 1820 ngƣời chiếm 5,9% tổng lực lƣợng lao động. Trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân lao động nông, lâm nghiệp chiếm 56,3%; lao động công nghiệp, xây dựng, vận tải chiếm 28,4% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 15,3%.

3.1.5.2. Cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế ở Sông Công a) Quy mô tăng trưởng kinh tế

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006- 2010 trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là năm 2008, 2009 do tác động của cuộc khủng khoảng tài chính và tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu song Thị xã Sông Công đã đạt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhiều chỉ tiêu dự kiến sẽ hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc duy trì ở mức độ cao; cơ cấu đầu tƣ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực; lợi thế của từng ngành, từng địa phƣơng đƣợc chú trọng khai thác; năng lực sản xuất của nhiều ngành đƣợc nâng lên; môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện; hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng đƣợc đầu tƣ phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Bảng 3.2: Quy mô và tăng trƣởng kinh tế Thị xã Sông Công

(theo giá trị so sánh năm 1994) ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu (ĐVT: Tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX (GO) 1058 1400 1536 1553 1970 2541

Công nghiệp – xây dựng 720 1003 1122 1127 1477 1959

Công nghiệp 510 734 764 983 1243 1610

Xây dựng 210 269 358 144 234 349

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 80,9 83,4 94 99,5 103,9 112,8

Nông nghiệp 75 76 83 87,5 90,4 98,8

Lâm nghiệp 5 6,2 10 11 12,5 13

Ngƣ nghiệp 0,9 1,2 1 1 1 1,3

Dịch vụ 257 314 320 326 389 469

Tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 1058 tỷ đồng (tính theo giá so sánh 1994), năm 2010 tăng lên 2541 tỷ đồng. Tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2010là 19,2% trong đó nông, lâm, thuỷ sản đạt tốc độ bình quân 6,5%/năm; công nghiệp- xây dựng tăng 22,2%/năm; dịch vụ đạt 12,8%/năm.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc củng cố và phát triển thêm một bƣớc; năng lực sản xuất đƣợc bổ sung đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng và nhanh hơn dự kiến. Đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Tính bình quân thu nhập đầu ngƣời tính theo GDP giá thực tế đã tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2005 lên 26,3 triệu đồng vào năm 2010.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế của thị xã Sông Công liên tục phát triển với mức tăng trƣởng khá cao. Tốc độ tăng trƣờng kinh tế bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 19,19% trong đó công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 26,5%; thƣơng mại dịch vụ tăng 17%; nông - lâm nghiệp tăng 3,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu GTSX theo ngành 100 100 100 100 100 100

Công nghiệp – xây dựng 65,4 67,2 69,5 76,8 77,4 78,3

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 8,8 7,6 7,6 5,6 4,9 4,4

Dịch vụ 25,8 25,2 22,9 17,6 17,7 17,3

Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Sông Công giai đoạn 2005-2010

Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu GTSX tăng từ 65,4% năm 2005 lên 78,3% năm 2010. Đồng thời tỷ trọng GTSX các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm từ 8,8% năm 2005 xuống 4,4% năm 2010. Ngành

GTSX nhóm ngành này năm 2010 còn 17,7%.

Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng phát huy tiềm năng khu vực kinh tế tƣ nhân và kinh tế tập thể. Hiện nay trong 382 cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có 56 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 330 hộ kinh doanh cá thể, thu hút trên 2500 lao động có việc làm. Trong khu vực thƣơng mại, du lịch và dịch vụ số cơ sở kinh doanh cá thể là 1497 cơ sở trong khi chỉ có 28 doanh nghiệp.

c) Tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp

Trong 5 năm qua (2005-2010) có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn đang từng bƣớc đƣợc đổi mới. Mô hình phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vƣờn đồi, kinh tế VAC bƣớc đầu đƣợc hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế.

Do tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng nhanh. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có giảm nhƣng do năng suất tăng cao nên sản lƣợng lƣơng thực hàng năm vẫn vƣợt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đề ra. Các loại cây rau mầu, cây ăn quả, cây công nghiệp đều phát triển tốt. Riêng cây chè đƣợc quan tâm, đầu tƣ đƣa giống chè cành và giống chè có năng suất cao vào thâm canh cho nên năng suất và chất lƣợng chè đƣợc bảo đảm. Toàn Thị xã hiện có 730 ha chè trong đó diện tích chè trồng mới trong 5 năm là 125 ha vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

d) Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2010 (theo giá so

sánh) ƣớc đạt 1959 tỷ, gấp 2,72 lần so với mức thực hiện năm 2005, tăng bình quân 19,29% trong 05 năm 2005-2010. Trong đó riêng công nghiệp tăng 22,2%/năm, chiếm 82,2% tổng GTSX nhóm ngành CN-XD của Thị xã. Thu hút đầu tƣ trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu

hút và vận động đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tƣ 473,6 tỷ đồng.

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công

(theo giá trị so sánh năm 1994) ĐVT: Triệu đồng

Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GTSX (GO) 1058 1400 1536 1553 1970 2541 Công nghiệp - xây dựng 720 1003 1122 1127 1477 1959

Công nghiệp 510 734 764 983 1243 1610

Xây dựng 210 269 358 144 234 349

GTSX(CN-XD)/GTSX (HH) 65.4 67.2 69.5 76.8 77.4 78.3

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sông Công đến năm 2020

Hiện nay trên địa bàn thị xã hiện có 2 KCN tập trung của tỉnh với tổng hiện tích 470ha, thu hút 40 doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh với tổng số vốn đăng kí gần 4.000 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho trên 6.000 lao động. Ngoài ra thị xã còn có 3 cụm công nghiệp là Khuynh Thạch, Nguyên Gon và Bá Xuyên với diện tích 80,3 ha hiện đang có hàng chục doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

b) Hoạt động thương mại - dịch vụ

Trong thời gian qua, cùng với phát triển công nghiệp các hoạt động thƣơng mại trên địa bàn Thị xã diễn khá sôi động. Hoạt động dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển mạnh ở tất cả các thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh doanh. Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thƣơng mại tăng từ 19 cơ sở năm 2005 lên 29 doanh nghiệp vào cuối năm 2010; số cơ sở kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ năm 2010 đạt 1497 cơ sở, bằng 1,8 lần so với năm 2005. Trong đó riêng các cơ sở kinh doanh trong

lĩch vực thƣơng nghiệp, kinh doanh xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân chiếm 66,3% tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại - dịch vụ. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thƣơng mại-dịch vụ cũng gia tăng nhanh chóng, đến năm 2010 đã có trên 3000 lao động.

c) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Trong nhiệm kỳ vừa qua Thị xã đã huy động hàng trăm tỷ đồng cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở kể cả hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn, bao gồm nguồn vốn Trung ƣơng và vốn đầu tƣ thuộc chƣơng trình mục tiêu, vốn ngân sách Tỉnh, vốn ngân sách Thị xã và vốn do nhân dân đóng góp. Từ các nguồn vốn nêu trên Thị xã đã cơ bản hoàn thành các chƣơng trình, dự án. Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, hàng năm Thị xã tiếp tục giành nguồn vốn đối ứng thích hợp để các xã, phƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hoá đƣờng giao thông, cứng hoá kênh mƣơng nội đồng, xây dựng trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hoá, khu vui chơi thể thao.v.v… Trong 5 năm đã có hơn 57 km đƣờng giao thông đƣợc bê tông hoá, hơn 12,5 km kênh mƣơng đƣợc cứng hoá, xây mới đƣợc 34 nhà văn hoá.

3.2. Quá trình hình thành, phát triển khu công nghiệp Sông Công

Xuất phát từ điều kiện thuận lợi và điều kiện tự nhiên, giao thông....Thị xã Sông Công đã chủ động đẩy mạnh phát triển nền kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH, “huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, phấn đấu xây dựng đô thị Thị xã Sông Công trở thành thành phố trực thuộc tỉnh”. Thực hiện định hƣớng đó, Sông Công đã tiến hành quy hoạch xây dựng các KCN gắn liền với phát triển CCN.

Ngày 01 tháng 9 năm 1999, KCN Sông Công I đầu tiên trên địa bàn tỉnh đƣợc thành lập, thành lập theo quyết định số 181/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc: Thành lập và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng và

kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công I tỉnh Thái Nguyên. Đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh từ 320 ha xuống 220 ha tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ƣu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 21/8/2006, Khu công nghiệp Sông công II với diện tích 250ha đã đƣợc phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

Phát huy mọi lợi thế của Thị xã, đồng thời với việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN Sông Công, tỉnh tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý các Khu công nghiệp phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lập quy hoạch các KCN khác trên địa bàn. Tính đến 31/12/2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 06 KCN với tổng diện tích 1420ha, trong đó thị xã Sông Công có 02 KCN với tổng diện tích là 470ha.

Bảng 3.5: Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 12/2011

STT Tên KCN Vị trí KCN Quy mô

(ha) 1 KCN Sông Công I TX. Sông Công (xã Tân Quang) 220

2 KCN Sông Công II TX. Sông Công (xã Tân Quang) 250

3 KCN Nam Phổ yên Huyện Phổ Yên 200

4 KCN Tây Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200

5 KCN Quyết Thắng TP.Thái nguyên 200

6 KCN Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 350

Sau 10 năm xây dựng và phát triển các KCN Sông Công đã hội tụ các DN đầu tƣ thuộc các Thành phần kinh tế, bao gồm: DN nhà nƣớc, DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến 31/12/2011, Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đã cấp cho KCN Sông Công 63 dự án trong đó có 03 dự án nƣớc ngoài, 60 dự án trong nƣớc, 30 dự án đang hoạt động, Nộp ngân sách trên 45 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt 530 tỷ đồng. Tạo công ăn việc làm cho gần 6000 lao động, (tăng lao động so với năm 2010 là 126 lao động, tăng 1,02%) trong đó lao động địa phƣơng chiếm 70% tổng số lao động.

Nhƣ vậy, sau 10 năm hình thành và phát triển các KCN Thái Nguyên nói chung và KCN Sông Công nói riêng đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, thu hút nhiều DN trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần phát triển sản xuất CN trên địa bàn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCKTcủa tỉnh cũng nhƣ của Thị xã theo hƣớng CNH, HĐH.

3.3. Thực trạng PTBV Khu công nghiệp Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 52)