5. Kết cấu của Luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hình thành và PTBV khu công nghiệp
- Tác động lan tỏa về mặt bảo vệ môi trường
+ Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;
+ Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cƣ.
+ Mức độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ô nhiễm môi trƣờng.
+ Có báo cáo môi trƣờng của các doanh nghiệp trong KCN.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hình thành và PTBV khu công nghiệp nghiệp
1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước
- Công tác quy hoạch KCN:
Thực hiện tốt công tác lập qui hoạch KCN có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của KCN, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của KCN trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương:
Yếu tố quan trọng nhất trong công tác lập quy hoạch KCN là xem xét việc lựa chọn vị trí đặt KCN sao cho KCN có khả năng thu hút đầu tƣ cao (có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sinh
hoạt), vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phƣơng, của vùng, của đất nƣớc đảm bảo phát huy tác dụng lan toả, kích thích sự phát triển KT - XH của địa phƣơng, vùng, đất nƣớc, không ảnh hƣởng đến sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là vấn đề an ninh lƣơng thực.
Việc xác định quy mô về diện tích của KCN cần phù hợp với mục tiêu hình thành KCN, nhu cầu thực tế, năng lực tài chính, khả năng vận động thu hút đầu tƣ của các cấp chính quyền và DN đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng.
Gắn kết chặt chẽ việc quy hoạch xây dựng KCN với quy hoạch xây dựng các khu đô thị, DV đảm bảo giải quyết nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động thông qua các DV khám chữa bệnh, đầu tƣ trƣờng học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thƣơng mại, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân khu vực có đất thu hồi để xây dựng KCN.
Để thực hiện tốt công tác lập quy hoạch KCN các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần phải có định hƣớng đúng đắn, xác định rõ mục tiêu hình thành KCN, có sự thống nhất quan điểm, nhận thức về KCN và việc hình thành KCN. Nếu không sẽ dẫn đến những quan điểm, nhận thức sai lệch từ đó dẫn đến những sai lầm trong thực hiện công tác quy hoạch KCN.
Việc sai sót trong quy hoạch KCN gây ra những tổn thất và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
Sai sót trong công tác lập quy hoạch KCN sẽ dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, lãng phí nguồn lực đầu tƣ: vốn, tài nguyên đất; gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của các ngành khác: NN, giao thông, văn hoá, du lịch... Điều đó đồng nghĩa với sự không hiệu quả của KCN và ảnh hƣởng đến việc phát triển bền vững KCN.
- Các chính sách phát triển KCN:
Các chính sách phát triển KCN bao gồm: chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút, xúc tiến
đầu tư, thực hiện các thủ tục hành chính; chính sách phát triển các loại hình DV phục vụ KCN (gọi chung là chính sách đối với KCN):
Việc xây dựng các chính sách đối với KCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển KCN, đặc biệt là đẩy mạnh việc phát triển nội tại KCN theo hƣớng bền vững.
Các chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nƣớc, của địa phƣơng, đảm bảo các thông lệ quốc tế sẽ:
+ Tạo thuận lợi cho các DN nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng theo hƣớng đồng bộ, hiện đại và thực hiện dự án theo đúng tiến độ đặt ra tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực: vốn, đất đai trong quá trình đầu tƣ xây dựng; giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động của KCN;
+ Nâng cao khả năng thu hút đầu tƣ, thu hút những dự án đầu tƣ có hiệu quả KT - XH cao, nhanh chóng lấp đầy KCN;
+ Kích thích nhà đầu tƣ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tƣ mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tƣ phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và của KCN;
+ Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của DN; hỗ trợ cung cấp các DV phục vụ đầu tƣ, sản xuất; giải quyết những vấn đề xã hội (nhà ở, khám chữa bệnh, trƣờng học, vui chơi giải trí, việc làm...) tạo nên sự yên tâm và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, của KCN.
theo hƣớng bền vững và ngƣợc lại sẽ không tạo nên sự phát triển bền vững KCN. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chính sách đúng, hợp lý cần phải tổ chức thực hiện hiệu quả và đúng đắn các chính sách trên, điều đó rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bền vững KCN.
- Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN:
Công tác quản lý đối với việc triển khai đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN là hoạt động rất quan trọng của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với KCN.
Quản lý tốt việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc thực hiện đầu tƣ xây dựng theo đúng quy hoạch KCN đƣợc duyệt, đảm bảo hạ tầng kĩ thuật KCN đƣợc xây dựng đồng bộ, đúng tiến độ, trên quan điểm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ, đảm bảo nâng cao khả năng thu hút đầu tƣ, yêu cầu của các DN đầu tƣ vào KCN, không gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất NN, giải quyết tốt các yếu tố có khả năng gây tác hại đến môi trƣờng, nâng cao khả năng cải thiện môi trƣờng sinh thái. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý sẽ gây ra tình trạng quy hoạch KCN bị phá vỡ, chậm triển khai đầu tƣ xây dựng hoặc đầu tƣ không đồng bộ gây lãng phí vốn, đất đai và không giải quyết đƣợc các tác nhân gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
Quản lý chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của các DN sẽ đảm bảo đƣa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ, giám sát đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong quá trình triển khai dự án và việc xây dựng các công trình xử lý các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng từ hoạt động của dự án; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN; giám sát chặt chẽ việc sử dụng
các nguồn lực: tài chính, nguyên, nhiên, vật liệu, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, thực hiện các biện pháp xử lý các nhân tố gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, không gây ô nhiễm môi trƣờng, đạt sự tăng trƣởng cao và bền vững của DN và của KCN.
Đồng thời quá trình quản lý triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN KCN sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc rà soát, loại bỏ những DN không thực sự đủ năng lực đầu tƣ, những dự án hoạt động không hiệu quả, thay thế bằng những dự án, nhà đầu tƣ có hiệu quả hơn, giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đất, vốn, lao động và sự tăng trƣởng, phát triển của KCN.
Nhƣ vậy, quản lý tốt quá trình triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của DN KCN sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong đầu tƣ, sản xuất, giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác xây dựng kế hoạch và chính sách phù hợp, nâng cao hiệu quả, đạt sự tăng trƣởng cao và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN, quản lý tốt việc xử lý các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng phát sinh từ hoạt động của KCN, đảm bảo phát triển KCN theo hƣớng bền vững.
1.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp
- Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
Việc triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ nâng cao hình ảnh của KCN trong việc thu hút các nhà đầu tƣ, đẩy nhanh quá trình lấp đầy KCN. Đảm bảo có sự kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các nhà đầu tƣ trong việc
triển khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu và đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN. Xây dựng và đƣa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải, nƣớc thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động của KCN.
Việc triển khai đầu tƣ của các DN KCN đảm bảo đƣa dự án đầu tƣ vào hoạt động đúng tiến độ, tiết kiệm các nguồn lực đầu tƣ (vốn, đất đai): tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần phát triển các loại hình DV phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của các DN và của KCN; xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trƣờng theo đúng quy định tại các nhà máy, đảm bảo xử lý triệt để các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng.
Công tác đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng không đồng bộ và chậm triển khai dự án của các nhà đầu vào KCN sẽ dẫn đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực trong đầu tƣ, nảy sinh tình trạng “sa mạc” hoá do không có DN đầu tƣ; không đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của các DN KCN; tạo nên các yếu tố gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng... Các vấn đề trên ảnh hƣởng lớn đến phát triền bền vững KCN.
- Nhân tố trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN:
Trình độ khoa học, công nghệ áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Việc đầu tƣ công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất sẽ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của DN, đồng thời giảm thiểu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Đảm bảo cho DN phát triển nhanh, bền vững.
Việc áp dụng trình độ khoa học công nghệ lạc hậu trong sản xuất sẽ có tác dụng ngƣợc lại. Cùng với việc gây lãng phí nguồn lực sản xuất, chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sẽ dẫn đến nguy cơ biến KCN trở thành bãi thải công nghệ.
Các nhân tố trên đều thuộc vào các DN đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và các DN đầu tƣ vào KCN. Việc thực hiện đầu tƣ hạ tầng đồng bộ, hiện đại; việc triển khai dự án đúng tiến độ của các DN, yêu cầu các DN phải có năng lực tài chính, khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tƣ một cách hiệu quả. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ các DN trong việc huy động các nguồn vốn để thực hiện đầu tƣ. Đồng thời cần có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ đã trình bày ở phần trên để hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực.
Qua sự phân tích trên cho thấy, mỗi nhân tố đều có những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển KCN. Do đó, tuỳ theo từng thời kỳ và đặc điểm của từng địa phƣơng cần có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo phát huy tính tích cực, hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực, thực hiện việc xây dựng và phát triển bền vững KCN.