Lợi thế về phát triển các KCN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của Luận văn

4.1.1.Lợi thế về phát triển các KCN

- Đảng và Chính phủ có chủ trƣơng chính sách về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đƣa nƣớc ta thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020. Từ đó tỉnh Thái Nguyên nói chung, thị xã Sông Công nói riêng, đã có chủ trƣơng đúng đắn về quy hoạch, xây dựng, phát triển KCN, coi đó là bƣớc đột phá để xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp; đồng thời có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp uỷ đảng và chính quyền trong quá trình xây dựng, phát triển KCN.

- Song song với những văn bản pháp luật ban hành của nhà nƣớc về khuyến khích đầu tƣ vào KCN, về cơ chế quản lý và những chính sách ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ của tỉnh nói chung cũng nhƣ của Thị xã nói riêng đã tạo môi trƣờng đầu tƣ tƣơng đối minh bạch, thông thoáng, hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ.

- Sông Công có tiềm năng về đất đai cho phát triển KCN quy mô lớn là lợi thế, đặc biệt khi các khu vực tập trung công nghiệp nhƣ Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Bắc Ninh…đang có những hạn chế về đất đai cho phát triển khu công nghiệp.

- Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều trƣờng Đại học lớn do đó tỷ lệ lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động với trình độ cao ngày càng đƣợc đẩy mạnh, cơ cấu dân đô thị tăng nhanh. Đó là một nguồn nhân lực quý đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

– Hà Nội, sân bay Nộ Bài đƣợc khởi công, mở rộng đi vào sử dụng thì việc giao lƣu giữa các vùng miền, giao lƣu quốc tế sẽ giúp cho Thái Nguyên có nhiều cơ hội thu hút các Nhà đầu tƣ có tiềm năng cả trong và ngoài nƣớc.

- Ban quản lý các KCN Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả việc quản lý KCN theo cơ chế một cửa tại chỗ; có sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban ngành liên quan, UBND các huyện trong hoạt động quản lý KCN Thái Nguyên. Tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong KCN Thái Nguyên.

4.1.2. Hạn chế trong phát triển KCN

- Thị xã có nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, do vậy cần giải quyết mâu thuẫn giữa dịch vụ và du lịch, giữa công nghiệp và du lịch.

- Nhu cầu nƣớc ngọt cho phát triển công nghiệp tập trung ở KCN, CCN là rất lớn (nhất là giai đoạn 2015-2020). Mặc dù Thị xã có nguồn nƣớc ngọt dồi dào, song sự phát triển của KCN có thể ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn tài nguyên nƣớc, làm giảm khả năng cung cấp nƣớc trong tƣơng lai, đòi hỏi phải có kế hoạch đầu tƣ ngay từ bây giờ.

- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn nhiều hạn chế, số ngƣời có độ tuổi lao động cao nhƣng trình độ tay nghề còn thiếu và kém…

- Thị trƣờng tiêu thụ và sức mua còn kém, do rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là với mức thu nhập từ các doanh nghiệp còn thấp…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 91 - 92)