Phƣơng pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 45)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.5.Phƣơng pháp phân tích thông tin

2.2.5.1. Phương pháp đồ thị

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị tƣ̀ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sƣ̉ dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....

2.2.5.2. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong thời gian tới.

Lý thuyết về mô hình SWOT nhƣ sau:

Ma trận SWOT

O (Opportunities) T (Threats)

S

Strengths

Có thế mạnh, có cơ hội:

Chiến lƣợc phát triển, phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội

Có thế mạnh, nhiều thách thức: Khai thác thế mạnh, giảm thiểu rủi do, vƣợt qua thách thức

W Weaknesses

Không thế mạnh, có cơ hội: Khắc

phục điểm yếu bằng cách huy động nguồn lực bên ngoài để tận dụng cơ hội

Không có thế mạnh, không có cơ hội: Thận trọng, tránh nóng vội trong phát triển, đề phòng chủ quan duy ý chí

* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của các Doanh nghiệp ở trong các Khu Công nghiệp có thể huy động và phát huy;

* Điểm yếu: Những yếu kém trong quy hoạch, xây dựng, và xử lý chất thải trong các khu Công nghiệp có thể khắc phục đƣợc;

* Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại mà các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau;

* Thách thức: Những trở ngại do phát triển không bền vững của các khu công nghiệp.

2.2.5.3. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu, phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.

Đƣợc áp dụng để so sánh hiệu quả, tác dụng của công nghiệp với Kinh tế xã hội; so sánh giữa các tỉnh nhƣ Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hải Dƣơng với thị xã Sông Công để đƣa ra những giải pháp cho phát triển bền vững; đánh giá những đóng góp của Khu công nghiệp đối với nền kinh tế của thị xã Sông Công, đóng góp cho tỉnh.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công

2.3.1.Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng bình quân: Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc là thu nhập bình quân đầu ngƣời trong một thời gian nhất định.

- Các chỉ tiêu về số dự án và số vốn đầu tƣ đăng ký nhƣ: doanh thu, nộp ngân sách, giải quyết lao động…

- Doanh thu và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trƣởng của khu công nghiệp.

- Giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của khu công nghiệp vào xuất khẩu của thị xã.

- Năng suất lao động (thể hiện qua tiền lƣơng) ngày càng tăng.

2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội

- Số lƣợng lao động có việc làm do Khu công nghiệp tạo ra và tỷ trọng tăng trƣởng số việc làm mới của thị xã Sông Công.

- Thu nhập của ngƣời lao động trong Khu công nghiệp và tỷ lệ so sánh với mức thu nhập chung của ngƣời dân thị xã Sông Công.

- Số lƣợng các dịch vụ phục vụ ngƣời lao động trong KCN của ngƣời dân phát triển tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân quanh KCN

2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trƣờng

- Số lƣợng và tỷ lệ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có công nghệ tiên tiến, trung bình, cũ

- Số lƣợng các doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 (hệ thống quản lý chất lƣợng môi trƣờng), ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.

- Số lƣợng các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp xử lý chất thải và công nghệ tái chế.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Thị xã Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 Km (theo quốc lộ 3) cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đƣờng quốc lộ 3 và đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều, chạy qua phía Đông thị xã. Thị xã Sông Công có một vị trí thuận lợi, có khả năng giao lƣu kinh tế, hàng hóa với các tỉnh, thành phố và huyện khác.

- Về giao thông: Các tuyến đƣờng nội thị đƣợc nâng cấp, đầu tƣ xây dựng mới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi về giao thông khu vực, cả 9 xã phƣờng đều có đƣờng ô tô đi đến trung tâm xã, phƣờng. Thị xã có 10 tuyến đƣờng liên xã, phƣờng dài 38,9 km và 7 tuyến đƣờng đô thị dài 17,7 km.

Hệ thống giao thông liên tỉnh có quốc lộ 3 nên việc vận chuyển hàng hóa cũng nhƣ giao thông đi lại đã đƣợc cải thiện, đặc biệt dự án đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có đoạn đi qua thị xã đang đƣợc khởi công xây dựng sẽ là động lực lớn cho việc thu hút vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế của thị xã nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung, bởi tuyến đƣờng cao tốc này sẽ rút ngắn hơn một nửa thời gian di chuyển từ Hà Nội lên Thái Nguyên so với quốc lộ 3 hiện giờ.

Thị xã cũng tiến hành xây dựng một số hệ thống đƣờng giao thông ở khu vực hai xã miền núi là Bình Sơn và Vinh Sơn, xây cầu Thống Nhất qua sông Công tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho các xã miền núi phát triển. Bên cạnh đó, còn có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía đông thị xã, có ga hành khách tại Lƣơng Sơn. Hiện nay, thị xã Sông Công đang tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó xây dựng hạ tầng giao thông là khâu đột phá tiếp tục bồi thƣờng giải phóng mặt bằng và cải cách hành chính để thu hút đầu tƣ.

3.1.2. Địa hình

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, đƣợc dòng sông Công chia thành hai khu vực là phía Đông và phía Tây:

- Khu vực phía Đông: Thuộc nhóm địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, bao gồm các đơn vị hành chính là xã Bá Xuyên, xã Tân Quang, phƣờng Lƣơng Châu, phƣờng Mỏ Chè, phƣờng Thắng Lợi, phƣờng Cải Đan, phƣờng Phố Cò. Địa hình vùng này phụ hợp với phát triển KCN, hiện nay Thị xã Sông Công có 02 KCN tại xã Tân Quang, Phƣờng Mỏ Chè.

- Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm địa hình gò đồi và núi thấp, gồm 02 xã Bình Sơn và Vinh Sơn. Thuận lợi cho phát triển cây CN, cây ăn quả....

3.1.3. Điều kiện về khí tượng thủy văn

a) Khí tượng

Thị xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam đặc trƣng chung là nóng ẩm quanh năm với lƣợng mƣa khá phong phú. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hƣớng gió chủ đạo Bắc và Đông - Bắc, thời tiết thƣờng khô hanh lạnh giá, nhiệt độ dao động trung bình từ 140C đến 260

C.

b) Thủy văn

Sông Công có độ dài là 96 km đƣợc bắt nguồn từ núi Ba Lá huyện Định Hoá chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Lƣu vực Sông Công có diện tích là 951 km2, độ cao trung bình là 224 m, độ dốc là 27,3%, tổng lƣợng nƣớc sông trung bình năm khoảng 794.000 m3, lƣu lƣợng trung bình năm là 25m3

/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26 l/s.km2. Sông Công nằm trên vùng có mƣa nhiều, nƣớc dâng đột ngột và rút nhanh trong mùa mƣa lũ và là nhánh cung cấp nƣớc chủ yếu cho sông Cầu.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã còn có nhiều nhánh sông, suối là phụ lƣu của sông Công nhƣ: suối Thu Quang phía Nam xã Vinh Sơn dài trên 4 km, suối Cầu Gáo dài 2,5 km, suối Văn Dƣơng, suối La Đan, Tân Tiến,... và hệ thống kênh dẫn từ hồ Núi Cốc chảy qua địa bàn tạo nên mạng lƣới sông ngòi phức tạp của thị xã. Ngoài ra, thị xã còn có các hồ, đầm lớn nhƣ: hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), đầm Cổ Rắn (6,2 ha).

3.1.4. Tài nguyên đất- khoáng sản

- Nhóm đất phù sa có tầng đất mặt dày, độ phì tốt phù hợp với phát triển cây lúa, cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày song cần đầu tƣ thủy lợi, cải tạo đất.

công nghiệp lâu năm, cây ăn quả hoặc trồng cỏ chăn nuôi.

- Nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (đất khu vực gò đồi) thích hợp trồng các cây lâm nghiệp nhƣ thông, bạch đàn, keo lá tràm; cây công nghiệp lâu năm; cây ăn quả nhƣ chè, nhãn, vải.

- Trên địa bàn thị xã Sông Công không có các khoáng sản trữ lƣợng lớn nhƣ một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có loại đã xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các loại cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.

3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.5.1. Đặc điểm tình hình xã hội a) Tình hình dân số

Tổng dân số thị xã tại thời điểm 31/12/2011 là 50.438 ngƣời, trong đó dân số nam là 25.580 ngƣời (chiếm 50,72%); nữ là 24.858 ngƣời (chiếm 49,28%); dân số khu vực thành thị 25.030 ngƣời (chiếm 53,24%), khu vực nông thôn 22.507 ngƣời (chiếm 46,76%) [43]. Công tác dân số và kế hoạch hóa đã đƣợc các cấp, các ngành và các địa phƣơng tập trung quan tâm.

b) Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thị xã trong 5 năm qua (từ 2006- 2011) phát triển khá toàn diện cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng. Cơ sở vật chất trƣờng, lớp thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, đầu tƣ. Thực hiện chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, trong 5 năm đã xây dựng đƣợc 132 phòng học và 47 phòng công vụ cho giáo viên. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia. Đến hết năm 2011 toàn Thị xã có 19/25 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, bằng 76%, vƣợt 26% so với Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó 100% trƣờng tiểu học đã đạt chuẩn Quốc gia.

c) Về y tế

Mạng lƣới y tế đuợc tăng cƣờng cả về quy mô và chất lƣợng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Duy trì thƣờng xuyên việc khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo và trẻ em dƣới 6 tuổi. Triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình y tế Quốc gia, y tế dự phòng, chủ động phòng ngừa và ngăn chặn không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Toàn Thị xã hiện có 7/9 xã, phƣờng đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

d) Công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách xã hội

Việc thực hiện các chính sách xã hội đƣợc các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo chu đáo. Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà dột nát cho hộ nghèo đã đạt đƣợc kết quả rất đáng phấn khởi. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 17,24% đến hết năm 2010 còn dƣới 5%. Thị xã Sông Công là một trong những địa phƣơng của Tỉnh cơ bản xoá xong nhà dột nát cho hộ nghèo. Hàng năm tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động trở lên. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm sóc ngƣời có công với nƣớc, các gia đình thƣơng binh, liệt sỹ, ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa.…

Bảng 3.1: Hiện trạng lao động thị xã Sông Công giai đoạn 2005-2010 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số ngƣời trong tuổi lao động Ngànngƣời 27.80 28.80 29.10 29.40 29.40 30.80 - Số lao động có việc làm ngàn ngƣời 25.77 27.10 27.40 27.88 27.66 28.98

LĐ ngành NLN ngàn ngƣời 14.34 15.26 15.42 15.80 15.58 16.32

LĐ ngành CN-XD ngàn ngƣời 7.43 7.69 7.78 7.85 7.85 8.220

LĐ ngành dịch vụ ngàn ngƣời 4.00 4.15 4.19 4.23 4.23 4.43

- Số LĐ mới đƣợc giải

quyết việc làm trong năm Ngƣời

812 1000 1600 1050 1115 1200

Xuất khẩu lao động Ngƣời 70 15 110 8 2 10

T.lệ LĐ đƣợc đào tạo % 22.00 24.00 25.00 28.00 30.00 32.00

Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động có 30.800 ngƣời chiếm 61,8% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 28.980 ngƣời chiếm 98,0%, lao động chƣa có việc làm có 1820 ngƣời chiếm 5,9% tổng lực lƣợng lao động. Trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân lao động nông, lâm nghiệp chiếm 56,3%; lao động công nghiệp, xây dựng, vận tải chiếm 28,4% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 15,3%.

3.1.5.2. Cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế ở Sông Công a) Quy mô tăng trưởng kinh tế

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006- 2010 trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là năm 2008, 2009 do tác động của cuộc khủng khoảng tài chính và tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu song Thị xã Sông Công đã đạt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhiều chỉ tiêu dự kiến sẽ hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc duy trì ở mức độ cao; cơ cấu đầu tƣ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực; lợi thế của từng ngành, từng địa phƣơng đƣợc chú trọng khai thác; năng lực sản xuất của nhiều ngành đƣợc nâng lên; môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện; hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng đƣợc đầu tƣ phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Bảng 3.2: Quy mô và tăng trƣởng kinh tế Thị xã Sông Công

(theo giá trị so sánh năm 1994) ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu (ĐVT: Tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX (GO) 1058 1400 1536 1553 1970 2541

Công nghiệp – xây dựng 720 1003 1122 1127 1477 1959

Công nghiệp 510 734 764 983 1243 1610

Xây dựng 210 269 358 144 234 349

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 80,9 83,4 94 99,5 103,9 112,8

Nông nghiệp 75 76 83 87,5 90,4 98,8

Lâm nghiệp 5 6,2 10 11 12,5 13

Ngƣ nghiệp 0,9 1,2 1 1 1 1,3

Dịch vụ 257 314 320 326 389 469

Tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 1058 tỷ đồng (tính theo giá so sánh 1994), năm 2010 tăng lên 2541 tỷ đồng. Tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2010là 19,2% trong đó nông, lâm, thuỷ sản đạt tốc độ bình quân 6,5%/năm; công nghiệp- xây dựng tăng 22,2%/năm; dịch vụ đạt 12,8%/năm.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc củng cố và phát triển thêm một bƣớc; năng lực sản xuất đƣợc bổ sung đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng và nhanh hơn dự kiến. Đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Tính bình quân thu nhập đầu ngƣời tính theo GDP giá thực tế đã tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2005 lên 26,3 triệu đồng vào năm 2010.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế của thị xã Sông Công liên tục phát triển với mức tăng trƣởng khá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 45)