Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù hợp vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu của Luận văn

4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù hợp vớ

yêu cầu PTBV khu công nghiệp

Đây là giải pháp rất quan trọng có vai trò tạo tiền đề đối với phát triển bền vững KCN của địa phƣơng. Bởi vì, nếu quy hoạch KCN có cơ sở khoa học đầy đủ sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa ngay từ đầu các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng và bảo đảm cho sản phấm công nghiệp của thị xã cũng nhƣ của tỉnh có khả năng cạnh tranh. Tác giả xin trình bày ba nội dung chính sau:

Một là, lồng ghép các nội dung PTBV về kinh tế - xã hội - môi trường trong quy hoạch KCN

Thứ nhất, xây dựng tiêu chí PTBV đối với từng ngành sản phẩm của địa phương:

- Tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế có thể lấy tiêu chí khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm làm căn cứ. Tuy nhiên, khi phân loại khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm công nghiệp cần khắc phục cách phân

loại trƣớc đây chỉ dựa chủ yếu vào các lợi thế tĩnh, không bảo đảm các điều kiện để KCN có khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Phân loại khả năng cạnh tranh của ngành và sản phẩm phải đặt trong quan hệ so sánh với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

- Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội cần dựa vào mức độ tạo việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động, đồng thời với mức độ ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng có thể gây ra các bệnh tật, thiệt hại mùa màng của từng ngành và sản phẩm đối với ngƣời lao động và ngƣời dân.

- Tiêu chí phát triển bền vững về môi trƣờng dựa vào phân tích mức độ phát thải và tính chất độc hại của các chất thải đối với từng loại sản phẩm trong KCN.

Thứ hai, rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN theo các tiêu chí PTBV:

- Để đảm bảo môi trƣờng cho phát triển bền vững KCN, tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ Thị xã Sông Công cần có biện pháp bắt buộc xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm nhƣ bụi, dầu mỡ thải, cặn sơn ở các nhà máy sản xuất cơ khí; rác thải của sản xuất tập trung vào nhà máy xử lý rác. Doanh nghiệp không xử lý, ô nhiễm vƣợt quá mức độ cho phép phải kiên quyết cho dừng sản xuất.

- Đối với các doanh nghiệp mới đầu tƣ phải có đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM), chấp thuận đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng; dành kinh phí đầu tƣ cho việc cải thiện và xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Cùng với đó là biện pháp khoanh vùng ngăn ngừa ô nhiễm nhƣ trồng các dải cây xanh, đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải đồng bộ cho KCN.

- Loại bỏ ngay các ngành, sản phẩm đã quy hoạch mà chƣa thực hiện, nhƣng chứa đựng nguy cơ ô nhiễm cao và có tác động lây lan sang các vùng dân cƣ.

Hai là, gắn quy hoạch KCN với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị với quy hoạch hệ thống giao thông:

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ quy hoạch các lĩnh vực ngành nghề chính là cơ sở để địa phƣơng định hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình. Để nâng cao chất lƣợng quy hoạch KCN Sông Công cần:

- Thực hiện tốt quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc phê duyệt. Trên cơ sở đó, rà soát lại quy hoạch phát triển KCN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với lợi thế của địa phƣơng và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Để đảm bảo quy hoạch có chất lƣợng và có tính khả thi cao, cần phải khảo sát, đánh giá thực trạng và dự báo một cách chính xác về dân số, thu nhập, thị trƣờng... tránh tình trạng chủ quan, áp đặt; gắn quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với quy hoạch đất đai, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển hệ thống giao thông...

- Để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch KCN, địa phƣơng cần tuyển chọn những cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia vào công tác quy hoạch, nếu có điều kiện, có thể thuê chuyên gia nƣớc ngoài của các nƣớc phát triển cùng tham gia.

Ba là, quy hoạch KCN, Cụm Công nghiệp tập trung và phát triển các làng nghề TTCN:

Quy hoạch khu, CCN là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế, và PTBV KCN. Đối với Sông Công, cần thực hiện ngay những nội dung sau đây:

- Bảo đảm đƣợc sự liên kết, hỗ trợ phát triển công nghiệp giữa KCN, CCN trong tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp.

- Bảo đảm đƣợc các vấn đề về môi trƣờng của toàn vùng xung quanh KCN, CCN cũng nhƣ trong Thị xã. KCN phải xây dựng xong hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung trƣớc khi xả ra môi trƣờng. CCN phải sớm hoàn thành quy hoạch mặt bằng cơ sở hạ tầng, sớm có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải chung trƣớc khi xả ra môi trƣờng xung quanh. Cùng với đó là KCN, CCN phải quy hoạch địa điểm chôn lấp rác hay phƣơng án xử lý rác thải, tránh thải ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Bên cạnh đó việc hình thành và xây dựng KCN, CCN không làm ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng KCN, CCN phải tính đến những diện tích sản xuất nông nghiệp ngay liền kề để diện tích canh tác này có thể chủ động đƣợc tƣới tiêu.

- Phải có tầm nhìn chiến lƣợc, đặt quy hoạch KCN, CCN trong trạng thái động và mở để lựa chọn vị trí, quy mô của từng khu vực.

- Đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, xây dựng khu chung cƣ liền kề KCN. Tăng cƣờng quản lý quy hoạch, kế hoạch thông qua giám sát, kiểm tra, quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 95 - 98)