Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 113 - 122)

5. Kết cấu của Luận văn

4.3.5. Một số kiến nghị

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển bền vững khu công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đảm bảo bốn nhân tố:

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Phát triển khoa học công nghệ, coi khoa học công nghệ là động lực của sự phát triển.

* Đối với Chính phủ

- Xây dựng quy hoạch phát triển chung các KCN, qua đó định hƣớng phát triển rõ vùng quy hoạch, địa phƣơng phát triển CN, phát triển KCN để tổ chức có hiệu quả, đảm bảo phát huy tốt lợi thế của các địa phƣơng, sự PTBV của KCN, các địa phƣơng, các vùng và giải quyết tốt các vấn đề an ninh lƣơng thực.

- Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng quy định pháp luật riêng áp dụng cho KCN, KCX, KKT qua đó quy định rõ Ban quản lý các KCN là đầu mối thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với KCN; các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các KCN theo phân cấp, uỷ quyền trên cơ sở quy định của Chính phủ, Ban quản lý các KCN tổ chức thực hiện theo hƣớng dẫn của các Bộ, ngành, UBND tỉnh mà không cần đợi văn bản uỷ quyền; bổ sung rõ các cơ chế xử phạt theo lĩnh vực quản lý nhà nƣớc cho Ban quản lý các KCN nhằm tăng cƣờng quyền lực cho Ban quản lý các KCN.

* Đối với tỉnh

Một là, nghiên cứu sửa đổi cơ chế khuyến khích đầu tƣ phù hợp với luật đầu tƣ và thực tiễn của tỉnh. Cần nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Đẩy mạnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ cho các dự án đầu tƣ. Giải quyết kịp thời và dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, các khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ.

Hai là, xây dựng chiến lƣợc quảng bá hình ảnh tỉnh Thái Nguyên trong cả nƣớc và quốc tế. Tranh thủ nguồn vốn của trung ƣơng thông qua các chƣơng trình mục tiêu của chính phủ và các bộ ngành, vận động các bộ ngành, vận động các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI, ODA, BOT…) đầu tƣ vào các lĩnh vực hạ tầng, kĩ thuật, huy động vốn đóng góp của nhân dân vào xây dựng hạ tầng kĩ thuật ở nông thôn.

hạ tầng các cụm công nghiệp trong tỉnh. Huy động vốn ứng trƣớc của nhà đầu tƣ để đầu tƣ kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp mà trƣớc tiên là đầu tƣ cho điện, nƣớc và giao thông, xử lý môi trƣờng. Hàng năm dành một phần vƣợt thu của ngân sách cho xây dựng cơ bản để chi hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp.

Bốn là, tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm xúc tiến thƣơng mại và du lịch Thái Nguyên. Các doanh nghiệp có sản phẩm đặc trƣng, có lợi thế so sánh, có sản lƣợng hàng hoá lớn, tham dự hội chợ triểm lãm trong nƣớc và nƣớc ngoài để mở rộng thị trƣờng.

Năm là, đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý của BQL các KCN Thái Nguyên. Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tƣ tuỳ theo điều kiện từng địa phƣơng.

Sáu là, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về kiểm tra, kiểm soát và kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Bảy là, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thành lập các tổ chức đảng hoàn thiện các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong KCN.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu, có tính phổ biến và là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đặc biệt là đối với những nƣớc đang phát triển, thực hiện công nghiệp hoá sau nhƣ Việt Nam. Trong những năm gần đây, vấn đề PTBV nói chung, bền vững khu công nghiệp nói riêng đã và đang là chủ đề nóng trong hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội của Việt Nam từ sự luận bàn trong nghiên cứu, sự tranh luận trong quản lý nhà nƣớc đến các chƣơng trình nghị sự. Trƣớc những nguy cơ lớn về sự huỷ hoại môi trƣờng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, dƣ luận đã đặt ra vấn đề tăng trƣởng công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo đời sống xã hội nhƣ là những điều kiện tiên quyết cho PTBV ở Việt Nam ở cấp quốc gia cũng nhƣ cấp địa phƣơng. Ở quy mô địa phƣơng, việc nghiên cứu vấn đề PTBV khu công nghiệp Sông Công đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ nhiều cán bộ nghiên cứu khác trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản lý nhà nƣớc. Đặc biệt, đối với Thái Nguyên nói chung và thị xã Sông Công nói riêng, KCN đã có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã cũng nhƣ của tỉnh. Đó là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT-XH theo hƣớng CNH, HĐH; làm gia tăng năng lực nội sinh; góp phần thúc đẩy TTKT, tăng trƣởng xuất khẩu và tăng thu ngân sách; tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động.... Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đã nêu trong phần mở đầu, nội dung luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu sau:

1. Về mặt lý luận, cho đến nay mặc dù đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm đến vấn đề PTBV, theo đó hệ thống lý luận cơ bản về PTBV nói chung và PTBV KCN nói riêng, tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn và đối tƣợng cụ thể hơn là PTBV KCN trên vùng lãnh thổ, nhất là trong

điều kiện cụ thể của Việt Nam còn rất ít đƣợc đề cập. (i) Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, luận văn làm rõ đƣợc những khía cạnh cơ bản về PTBV KCN trên vùng lãnh thổ về các phƣơng diện; (ii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá PTBV KCN. (iii) Tổng hợp đƣợc kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các địa phƣơng về PTBV KCN, đúc rút thành những bài học có giá trị để có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam và thị xã Sông Công.

2. Trên cơ sở hệ thống lý luận về PTBV KCN, đặc biệt là các vấn đề về nội dung, bản chất của PTBV KCN và các tiêu chí đánh giá, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng PTBV KCN trên địa bàn Thị xã Sông Công trong giai đoạn 2006-2011. Đƣa ra các nguyên nhân, tồn tại dẫn đến sự không bền vững trong phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTBV KCN trên địa bàn thị xã Sông Công, học viên đã đề xuất một số nhóm giải pháp chính để đẩy nhanh sự PTBV các KCN trên địa bàn Thị xã Sông Công. Các giải pháp này đã đƣợc đề cập một cách toàn diện, có tính khả thi cao và là những giải pháp rất cần thiết, một số giải pháp đã đƣợc phân tích cụ thể, tính toán chi tiết, nhƣng cũng còn một số giải pháp mới dừng lại ở việc gợi mở, định hƣớng chính sách, cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu sâu hơn.

Nhìn chung, Luận văn không chỉ có giá trị tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách phát triển khu công nghiệp, các nhà đầu tƣ tiềm năng vào khu công nghiệp, mà còn là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với các địa phƣơng khác trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý các KCN Thái Nguyên (2011), Báo cáo tổng kết các từ 2006- 2011.

2. Ban quản lý các KCN Thái Nguyên (2011), Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp trong KCN Sông Công các năm từ 2006-2011.

3. Ban quản lý các KCN Thái Nguyên (2011), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường các KCN, Thái Nguyên.

4. Nguyễn Hải Bắc (2010), Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại Học kinh tế Quốc Dân.

5. Bộ Chính trị (1998), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chỉ thị 36-CT/TW.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005), Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững. Dự án hỗ trợ và xây dựng chƣơng trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam, VIE/01/021.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững của Việt Nam, Dự án "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21Quốc gia của Việt Nam", VIE/01/021.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21Quốc gia của Việt Nam", VIE/01/021.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt nam (1997), Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

10.Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bề vững ở Việt Nam, Hà Nội.

11.Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 13/4/2008 Quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế.

12.Mai Đức Chọn (2006), Phát triển khu công nghiệp – kinh nghiệm và một số giải pháp của Hải Dương, khucongnghiep.com.vn.

13.GS.TS Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê.

15.Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Phân tích kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011.

16.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo kết quả kiểm soát ô nhiễm năm 2008, 2009, 2010 và Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011, Thái Nguyên

17.Đinh Hoàng Dũng (2008), Phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18.Trƣơng Quang Dũng (2006), Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các KCN Quảng Nam, Website:khucongnghiep.com.vn.

19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI.Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Đảng bộ thị xã Sông Công (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Sông Công lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 – 2015, Thái Nguyên

22.PGS. TS. Ngô Thắng Lợi, ThS. Bùi Đức Tuân, ThS. Vũ Thành Hƣởng, ThS Vũ Cƣơng, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2007),

Vấn đề phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam, website: khucongnghiep.com.vn.

23.Nguyễn Công Lộc (2006), Vai trò của các KCN đối với quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc,

Website:khucongnghiep.com.vn

24.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư 2005.

25.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp 2005.

26.Chu Thái Thành (2006), Khu công nghiệp, khu chế xuất với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội, website: khucongnghiep.com.vn

27.Chu Thái Thành (2009), "Bảo vệ môi trường - Yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ mới", Tạp chí Cộng sản, (800), tr.53-57.

28.PGS.TS Nguyễn Thị Thơm (2008), Phát triển bền vững về môi trường lý luận và thực tiễn Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

29.Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2006), Các tiêu chí và hướng đi trong việc phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam, Website: khucongnghiep.com.vn.

30.Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp kế hoạch điều tra các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, xác định cơ sở gây nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

31.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo chuyên đề đánh giá công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất công nghiệp,

Thái Nguyên.

32.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên), Thái Nguyên.

33.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.

34.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Chương trình phát triển Công nghiệp, TTCN và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, Thái Nguyên.

35.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2020.

36.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2011mục tiêu kế hoạch và giải pháp năm 2012.

37.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

38.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo xây dựng kế hoạch 5 năm ngành công thương giai đoạn 2011-2015.

39.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên.

40.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Đề án phát triển TTCN và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015.

41.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Định hướng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020.

42.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Thái Nguyên.

43.Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công (2006), Chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ thị xã Sông Công giai đoạn 2006 – 2010, Thái Nguyên.

44.Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công (2010), Báo cáo Công tác quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Thái Nguyên.

45.Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, Thái Nguyên.

46.Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công (2010), Dự án đầu tư Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 - 2015) thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

47.Uỷ ban nhân dân thị xã Sông Công (2012), Chương trình phát triển đô thị thị xã Sông Công nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,

48.Uỷ ban nhân dân thị xã Sông Công (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thái Nguyên.

49.Phòng Thống kê Thị xã Sông Công (2011), Niên giám thống kê từ 2006- 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 113 - 122)