Kinh nghiệm phát triển bền vững khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 35 - 42)

5. Kết cấu của Luận văn

1.4.Kinh nghiệm phát triển bền vững khu công nghiệp

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Tính đến tháng 12 năm 2011, có 20 KCN, trong đó 08 KCN đi vào hoạt động với diện tích khoảng 4.500 ha đƣợc phân bổ trên các vùng trọng điểm KT của tỉnh: các huyện phía Nam gần Hà Nội ra dọc các đƣờng Quốc lộ 2 và đƣờng cao tốc Nội Bài - Việt Trì - Côn Minh (Trung Quốc). Tập trung thu hút các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực: Cơ khí, điện từ và tin học, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, dƣợc phẩm và hoá chất tiêu dùng.

Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tƣ, chủ động phối hợp với các tổ chức nhƣ: Jetro (Nhật Bản), Kottra (Hàn Quốc), Phòng Kinh tế văn hoá Đài Bắc,...tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tƣ tại các nƣớc: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... để vận động các nhà đầu tƣ vào tỉnh. Đến nay có 152 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất

kinh doanh (54 dự án FDI và 98 dự án DDI). Nhƣng các dự án này hàng năm đã đóng góp trên 90% GTSXCN, trên 70% tổng thu ngân sách của tỉnh và 80% giá trị xuất khẩu, đã giải quyết việc làm cho gần 3 vạn lao động trực tiếp làm việc trong các nhà máy và hàng vạn lao động đang thi công trên các công trƣờng xây dựng nhà máy.

Bài học kinh nghiệm để đảm bảo sự phát triển bền vững đối với KCN,CCN. Đó là:

1. Công tác quy hoạch đi trƣớc một bƣớc là việc rất cần thiết trong định hƣớng phát triển công nghiệp. Các quan điểm cần thống nhất trong công tác quy hoạch và phát triển KCN.

2. Cần đa dạng hoá các mô hình phát triển khu, cụm công nghiệp nhằm tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tƣ nhƣ phát triển KCN vừa và nhỏ gắn với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.

3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển và thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

4. Sớm hoàn thiện cơ chế và phƣơng thức quản lý KCN theo hƣớng tăng cƣờng cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ.

5. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển của KCN.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Đến nay tỉnh Hải Dƣơng đã đƣợc Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch để đầu tƣ xây dựng 7 KCN tập trung với tổng diện tích gần 1.000 ha. Các KCN của tỉnh Hải Dƣơng đƣợc quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tƣ phát triển trƣớc mắt cũng nhƣ việc mở rộng quy hoạch về sau. Nhằm PTBV KCN, các KCN này đều đƣợc quy hoạch đồng bộ gắn với việc quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu DV phục vụ cho các KCN.

Các KCN Hải Dƣơng vừa đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thực hiện vận động thu hút kêu gọi đầu tƣ. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng xong hạ tầng và đã gần lấp đầy diện tích đất cho thuê, nhƣ: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Việt Hoà, KCN Phúc Diễn... các KCN khác cũng đã lấp đầy hơn 50% diện tích đất cho thuê. Tổng số vốn đã đầu tƣ xây dựng hạ tầng các KCN trong thời gian qua khoảng 750 tỷ đồng.

Tuy vừa đầu tƣ xây dựng hạ tầng vừa thu hút đầu tƣ, nhƣng đến nay trong các KCN của tỉnh Hải Dƣơng đã có khoảng 40 dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đƣợc phép đầu tƣ, với số vốn đầu tƣ đăng ký khoảng 400 triệu USD, vốn đầu tƣ đã thực hiện gần 200 triệu USD. Trong đó có nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tƣ lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Đã có 20 dự án chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 180 triệu USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phƣơng.

Một số kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựng và phát triển các KCN của Hải Dương như sau:

- Việc quy hoạch phát triển các KCN và KCX phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành Trung ƣơng. Đồng thời phải đƣợc sự đồng thuận, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và sự phối kết hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành trong tỉnh.

- Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải đƣợc sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi đó một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của ngƣời dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN.

- Cần chủ động đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển các KCN để thu hút đầu tƣ.

- Chủ động xây dựng và thực hiện các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tƣ hạ tầng, tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Đối với Quảng Nam, ngoài việc đầu tƣ các KCN của tỉnh, KKT mở Chu Lai thì việc đầu tƣ các CCN với quy mô vừa và nhỏ đã đƣợc các huyện, thành,thị tích cực triển khai có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu tạo đà tăng trƣởng CN, tăng khả năng thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bƣớc phát triển CN theo quy hoạch; tránh tự phát phân tán, tiết kiệm đất, hạn chế việc xây dựng cơ sở CN mới xen lẫn với khu dân cƣ; hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, đáp ứng dần theo tiêu chí PTBV. Hiện nay Quảng Nam đã quy hoạch phát triển 108 CCN với tổng diện tích 2.313ha, đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 55 cụm với tổng diện tích 1.440ha. Tổng diện tích đất thực hiện đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN là 529ha, tổng vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng theo dự án đƣợc phê duyệt là 1.397 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện 513 tỷ đồng, vốn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 212 tỷ đồng. Về thu hút đầu tƣ vào các CCN, đến năm 2011 có tổng 217 dự án đăng ký đầu tƣ với tổng vốn đăng ký là 8.641 tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký là 52.748 ngƣời.

Những nguyên nhân dẫn đến thành công của KCN Quảng Nam:

Một là, tạo sự nhận thức mới trong các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tăng mạnh công nghiệp, dịch vụ đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh một cách mạnh mẽ và vững chắc, trong đó lấy khu, cụm công nghiệp làm trọng tâm để phát triển.

nghiệp và các dự án lớn khác của tỉnh... phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của từng thời kỳ, là căn cứ thu hút các dự án sản xuất vào Quảng Nam.

Ba là, coi trọng môi trƣờng đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ tập trung trên một số lĩnh vực sau:

- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh: khuyến khích về phát triển CCN, cơ chế khuyến công...

- Tập trung cải cách hành chính, nhất là tăng cƣờng phân cấp cho phép các ngành, địa phƣơng trong việc giải quyết các thủ tục đăng ký, cấp phép đầu tƣ.

Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các Khu, CCN.

Bốn là, nhiều dự án đầu tƣ vào các Khu, CCN trong những năm qua đã chính thức đi vào hoạt động với công nghệ thiết bị tiên tiến nhƣ công nghệ của Đức, Mỹ, Hàn Quốc... tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao tạo thêm động lực mới, sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sông Công

Từ thực tế và kinh nghiệm phát triển bền vững KCN của các địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nhằm PTBV KCN nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, về chủ trương, chính sách phát triển KCN

- Cần có chủ trƣơng cụ thể cho việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN đảm bảo sự đồng thuận về quan điểm, nhận thức, sự thống nhất triển khai thực hiện từ các cơ quan Trung ƣơng đến các cấp, các ngành địa phƣơng.

- Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển KCN phù hợp, có sự gắn kết chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của đất nƣớc, của địa phƣơng từng thời kỳ.

lang pháp lý, thu hút đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ từ ngân sách trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động vốn đầu tƣ đảm bảo việc triển khai xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội trong và ngoài hàng rào KCN.

Thứ hai, về công tác lập quy hoạch KCN:

Việc lập quy hoạch KCN phải có sự gắn kết với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng. Quy hoạch phải mang tính toàn diện và hợp lý giữa quy hoạch trong và ngoài hàng rào KCN (quy hoạch các khu dân cƣ, đô thị, trạm xá, trƣờng học, khu thƣơng mại, vui chơi giải trí...), đảm bảo có sự liên hệ chặt chẽ giữa KCN trong địa phƣơng, khu vực tạo cơ sở để có thể hình thành Cụm KCN.

Thứ ba, về triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng KCN

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN cần đƣợc triển khai xây dựng đồng bộ đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tƣ thứ cấp, vừa xử lý tốt các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng. Đồng thời kết hợp vớiviệc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN.

Thứ tư, về công tác thu hút đầu tư

- Chủ động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và chủ đầu tƣ xây dựng, kinh doanh kết cầu hạ tầng KCN trong việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ.

Thứ tư, về quản lý Nhà nước đối với KCN

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc đối với KCN.

- Đẩy mạnh cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính triển khai dự án đúng tiến độ và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện tốt công tác giám sát triển khai dự án, quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn lực, chấp hành pháp luật của nhà nƣớc và việc giải quyết ô nhiễm môi trƣờng tại các KCN.

Thứ năm, về các DV hỗ trợ KCN và DN KCN

Tạo điều kiện phát triển nhanh, mạnh, hoạt động có hiệu quả của các loại hình DV phục vụ KCN và DN KCN trong việc triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh nhƣ: công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục hành chính, các DV cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, hoạt động tín dụng ngân hàng, bƣu chính viễn thông, nhà ở cho công nhân, bệnh viện, trƣờng học, DV ăn uống... đảm bảo giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cƣ không đáp ứng nhu cầu làm việc trong KCN.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP

2.1.Câu hỏi nghiên cứu:

KCN Sông Công trong thời gian vừa qua hoạt động ra sao? Vấn đề Quy hoạch KCN có nằm trong định hƣớng phát triển KT – XH? Phát triển KCN mang lại hiểu quả nhƣ thế nào đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Sông Công và đối với tỉnh Thái Nguyên? Vấn đề là cần tập trung phát triển nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trƣờng cho thị xã Sông Công mà không làm ảnh hƣởng đến vấn đề môi trƣờng? Các giải pháp để phát triển bền vững KCN Sông Công cần phải thay đỏi ra sao để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ của Thị xã Sông Công?

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 35 - 42)