Đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 84 - 87)

Một là, cần phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trƣờng vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.

Hai là, cần tạo ra sự ổn định về tỷ giá và lãi suất cho thị trƣờng: Trong thời gian qua, diễn biến về tỷ giá giữa đồng USD và VND diễn ra tƣơng đối phức tạp, NHNN thông qua các công cụ vĩ mô cần phải có biện pháp bình ổn tỷ giá để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thông qua đó cũng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng XNK.

Ba là, cần củng cố thêm nữa hệ thống thông tin và cung cấp thông tin, nhất là thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK: Để cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về các khách hàng cho hệ thống NHTM nói chung và cho SHB nói riêng NHNN cần tăng cƣờng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng thực hiện chế độ cung cấp thông tin khách hàng theo quy chế và tổ chức hoạt động thông tin tín dụng do Thống đốc ngân hàng nhà nƣớc ban hành đồng thời giúp các ngân hàng cập nhập thông tin khi có biến động của khách hàng.

Bốn là, cần ban hành hệ thống quy định mang tính pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động tín dụng XNK: Hoạt động tài trợ XNK thông qua phƣơng thức L/C

khá phổ biến ở nƣớc ta, do đó nhu cầu về các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng XNK theo hình thức này là hết sức cần thiết. Trên phƣơng diện quốc tế, hoạt động thanh toán bằng L/C đƣợc điều chỉnh bởi UCP 600 do Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC) ban hành. Trên phƣơng diện quốc gia, NHNN nên ban hành một văn bản hƣớng dẫn chung việc áp dụng UCP 600 vào thực tiễn thanh toán quốc tế của Việt Nam để có một hành lang tập quán thống nhất của Việt Nam, tránh hiện tƣợng vận dụng UCP 600 rất khác nhau của các ngân hàng.

Năm là, cần có những chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu về lãi suất, thời gian, thủ tục vay vốn. Có nhƣ vậy, mới có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng nói riêng phát triển.

Cuối cùng, NHNN cần phát huy vai trò lãnh đạo của mình đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong quan hệ giao dịch với các bạn hàng quốc tế: Trong quan hệ quốc tế, uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoại trừ các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, nhìn chung các ngân hàng TMCP Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc sự tin tƣởng của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ chƣa có đƣợc uy tín trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Để tạo điều kiện cho ngân hàng thƣơng mại Việt Nam mở rộng tín dụng tài trợ XNK thì NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo cho các ngân hàng thƣơng mại trong quan hệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là mở rộng hoạt động tài trợ TMQT của NHTM nói chung là một trong những hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay. Nó không chỉ giúp các NHTM tồn tại, phát triển mà còn giúp các ngân hàng này khẳng định đƣợc chỗ đứng của mình trong hệ thống ngân hàng quốc gia cũng nhƣ hệ thống ngân hàng quốc tế.

Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, qua việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp với thực tiễn, đề tài đã hoàn thành một số công việc sau:

- Phân tích khái quát về hoạt động tài trợ TMQT và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tài trợ TMQT; phân biệt một số hình thức tài trợ TMQT và đƣa ra một số chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động tài trợ TMQT; từ đó nêu lên tầm quan trọng của hoạt động này trong thực tiễn.

- Giới thiệu một cách khái quát về Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội (SHB), phân tích thực trạng đồng thời chỉ ra các ƣu nhƣợc điểm trong hoạt động tài trợ TMQT tại SHB hiện nay. Qua đó đánh giá khái quát về năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT so với các ngân hàng đối thủ.

- Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT tại Việt Nam.

Thông qua đề tài này, tác giả hy vọng một số giải pháp và kiến nghị đã nêu sẽ đóng góp phần nào vào quá trình định hƣớng cũng nhƣ việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ TMQT của SHB nói riêng và của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng và trình độ, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, ý kiến, nhận xét của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn này đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu xắc đến TS Đặng Thị Nhàn, người đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. TS Đặng Thị Nhàn (2006), Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Trƣờng Đại học ngoại thƣơng

2. PGS,TS Nguyễn Thị Quy (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng

3. PGS, NGƢT Đinh Xuân Trình, TH.S Vũ Thị Kim Oanh, TH.S Đặng Thị Nhàn (2000), Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ thương mại quốc tế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Giáo dục và đào tạo

4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2007, 2008, 2009), Báo cáo thường niên. 5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB

Thống kê Hà Nội.

6. Phạm Hồng Chi (2006), Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng NN & Phát triển nông thôn Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội

7. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)