Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tài trợ TMQT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

Trước tiên, cần hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động tài trợ TMQT

theo hƣớng cải tiến về tổ chức, nội dung và quy trình quản lý hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp XNK đến vay vốn. Bên cạnh đó cũng cần tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng: Phải xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Đồng thời tăng cƣờng lực lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra.

Thứ hai, phải đa dạng hoá các loại hình và phương thức tài trợ XNK.

Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và qua đó mở rộng hoạt động cho vay, SHB nên mở rộng thêm các hình thức tài trợ TMQT nhằm đa dạng hoá các hình thức tài trợ và hoàn thiện hơn cơ chế tín dụng. Phải không ngừng nâng cao chất lƣợng các hình thức tài trợ TMQT, chú trọng nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ, đảm bảo cạnh tranh về mức phí, lãi suất chiết khấu so với các NHTM khác trong nƣớc. Đồng thời phải phát triển mạnh và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ tài trợ TMQT, nghiên cứu để áp dụng các hình thức tài trợ mới nhƣ Factoring, Fofaiting…

Ngoài ra, cũng nên đa dạng hóa phƣơng thức cho vay trên cơ sở đảm bảo thuận tiện và nhanh gọn nhất cho khách hàng. Hiện tại SHB đang áp dụng phƣơng thức cho vay theo hạn mức, cho vay theo món để tài trợ XNK và sắp tới SHB có thể tài trợ cho khách hàng theo phƣơng thức thấu chi đối với những khách hàng quen thuộc, có uy tín và tình hình tài chính lành mạnh. Nếu phƣơng thức thấu chi

cho doanh nghiệp đƣợc áp dụng tại SHB sẽ giảm bớt đƣợc thủ tục hành chính cho khách hàng, phát triển quy trình tín dụng, nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ của ngân hàng.

Đối với phƣơng thức cho vay theo phƣơng thức đồng tài trợ, ngân hàng cần xúc tiến thực hiện cho vay đồng tài trợ theo các dự án xuất nhập khẩu với các tổ chức tài chính khác. Sử dụng phƣơng thức cho vay này một mặt sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro cho ngân hàng do có nhiều thành viên cùng tham gia thẩm định tín dụng, vận dụng các kỹ thuật và kinh nghiệm khác nhau trong cho vay, mặt khác cũng giúp cho khách hàng có đủ vốn trong trƣờng hợp dự án cần vốn lớn vƣợt ngoài khả năng cũng nhƣ quy định trong cho vay của ngân hàng

Thứ ba, tiếp tục mở rộng và tăng trưởng hoạt động tài trợ TMQT, tập trung đầu tƣ cho khách hàng có uy tín, khả năng tài chính tốt và cho các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hàng xuất khẩu, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dƣ nợ cho vay xuất khẩu và nhập khẩu nhƣ hiện nay. SHB cần thiết phải mở rộng thêm đối tƣợng cho vay mới trên cơ sở phân tích kỹ phƣơng án kinh doanh, đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp để phát triển mạng lƣới khách hàng phân tán rủi ro, tránh tình trạng tập trung dƣ nợ lớn vào một khách hàng hay một nhóm khách hàng.

Bên cạnh việc tích cực tìm kiếm, mở rộng cho vay đối với những khách hàng mới, khách hàng có uy tín, SHB cũng cần rà soát lại hệ thống khách hàng đối với những đơn vị đã cho vay bằng hoặc vƣợt hạn mức cần giảm dƣ nợ hoặc khống chế trong khả năng thanh toán để đảm bảo an toàn tín dụng. Đối với những khách hàng có vấn đề cần hạn chế hoặc dừng cung ứng vốn tín dụng. Tiến hành các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ, tránh rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Cuối cùng, phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng. SHB cần phải thƣờng xuyên tiếp cận với khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu khách hàng chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt đƣợc các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ... Có thể tiến hành phỏng vấn trực

tiếp với khách hàng, điều tra tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các khách hàng của doanh nghiệp, cơ quan quản lý, thuế, phƣơng tiện thông tin đại chúng... Xây dựng tốt hệ thống thông tin tín dụng, từ đó cán bộ tín dụng mới có đầy đủ các thông tin về khách hàng vay vốn. Nhờ vậy, việc thẩm định khách hàng vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và phục vụ hoạt động XNK nói riêng mới chính xác và nhanh chóng, hạn chế tối đa đƣợc rủi ro.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)