2.3.2.1 Mức độ đa dạng hóa và chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Hiện tại, SHB mới chỉ triển khai các hình thức tài trợ TMQT đơn thuần nhƣ: cho vay phục vụ hoạt động XNK, phát hành L/C, bảo lãnh. Hình thức chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng mặc dù đã đƣợc quy định nhƣng thực tế nghiệp vụ chƣa phát sinh nhiều.
Nhƣ vậy, có thể nói mức độ đa dạng hóa các loại hình tài trợ TMQT tại SHB chỉ mới dừng ở mức đáp ứng những nhu cầu thông thƣờng nhất cho các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên nếu xét theo thời gian SHB chính thức chuyển đổi mô hình từ ngân hàng TMCP nông thôn sang TMCP đô thị (từ năm 2006) và thời gian SHB chính thức đƣợc phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế (từ tháng 4/2008) thì thực sự SHB đã có những bƣớc tiến nhanh và đã có những nỗ lực lớn để từng bƣớc bắt kịp và vƣơn lên so với các ngân hàng TMCP có quy mô vốn, mạng lƣới hoạt động tƣơng đồng. Tại Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng Đại Dƣơng (Oceanbank) hay Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) hoạt động tài trợ TMQT cũng mới chỉ dừng lại ở những nghiệp vụ đơn thuần tƣơng tự nhƣ SHB, mặc dù các ngân hàng này đều có những ƣu thế hơn hẳn SHB về một số mặt: Oceanbank có sự hậu thuẫn lớn từ Tập đoàn tài chính dầu khí, PGBank - Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, VPBank – có nền tảng hoạt động từ lâu và có mạng lƣới giao dịch phủ rộng khắp các tỉnh thành.
Tuy nhiên, nếu so với các ngân hàng có nền tảng lớn và đã có uy tín nhất định tại Việt Nam nhƣ Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân
hàng phát triển và đầu tƣ Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn thƣơng tín (Sacombank) hay Ngân hàng Kỹ thƣơng Techcombank thì SHB cần phải nỗ lực hơn nữa để đa dạng hóa các hình thức tài trợ TMQT, có nhƣ vậy mới có thể nâng cao hơn nữa năng lực trong hoạt động tài trợ TMQT. Tại Vietcombank, ACB hay Sacombank hiện đã triển khai tƣơng đối đầy đủ các hình thức tài trợ TMQT, bao gồm cả cho thuê tài chính (thông qua Công ty cho thuê tài chính), bao thanh toán. Kể cả các NHTMCP nhƣ Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng (Techcombank), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (MaritimeBank) đều đã chính thức đƣa hình thức bao thanh toán vào hoạt động tài trợ TMQT.
2.3.2.2 Năng lực công nghệ
Hầu hết các NHTM đều đánh giá đƣợc vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì vậy công tác đầu tƣ cho công nghệ hiện đại đều đƣợc các ngân hàng chú trọng và đẩy mạnh. Hiện tại các NHTM Việt Nam đều đang sử dụng các phần mềm Corebanking hiện đại của thế giới nhƣ Temenos (Sacombank, VPBank, Tecombank), Globus (VIB), Flex (PGBank, TPBank, Oceanbank).... Vì vậy nếu tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ của SHB tƣơng đối lạc hậu so với các NHTM khác (hiện SHB đang sử dụng hệ thống Smarbank – hệ thống phần mềm của Công ty cổ phần tin học FPT).
Trên thực tế, SHB đang triển khai Dự án Hiện đại hóa ngân hàng, theo đó trong tháng 5/2010 sẽ chính thức đƣa vào hoạt động hệ thống Corebanking Intellect. Khi đó, với nền tảng hiện đại của phần mềm Intellect chắc chắn SHB sẽ có đƣợc cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng.
2.3.2.3 Nguồn nhân lực
So với các Ngân hàng nhƣ Vietcombank, BIDV hay Vietinbank, đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài trợ TMQT tại SHB còn mỏng và yếu về trình độ nghiệp vụ hơn rất nhiều.
Tại SHB chƣa có cán bộ chuyên trách tài trợ TMQT mà vẫn giao cho các cán bộ tín dụng thông thƣờng. Vì vậy dẫn đến việc các cán bộ tín dụng làm tài trợ TMQT nhƣng lại không hiểu biết về các tập quán TMQT, về các phƣơng thức tài trợ TMQT, về hợp đồng TMQT.... Hơn nữa, công tác đào tạo nhân sự cũng chƣa chú trọng đến hoạt động tài trợ TMQT, vì vậy cũng không tổ chức các khóa học liên quan đến tài trợ TMQT riêng biệt để nâng cao trình độ của các nhân viên tín dụng về lĩnh vực này. Đây là điểm yếu tƣơng đối nghiêm trọng và cần phải khắc phục sớm trong thời gian sắp tới.
2.3.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành
Tại SHB chƣa có phòng Tài trợ thƣơng mại riêng mà vẫn gắn cùng Phòng tín dụng. Đây cũng là một trong những điểm chƣa ổn trong cơ cấu tổ chức của SHB. Nhƣ chúng ta đã biết, các ngân hàng có định hƣớng và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của hoạt động tài trợ TMQT nhƣ Vietcombank hay BIDV hay Vietinbank đều chia tách từng nghiệp vụ riêng biệt và thành lập Phòng tài trợ thƣơng mại riêng nhằm chuyên môn hóa công việc và tạo độ “sâu” trong nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng chuyên phụ trách hoạt động tài trợ TMQT.
2.3.2.5 Hệ thống SHB và ngân hàng đại lý
Tính đến thời điểm 31/12/2009, SHB đã có mặt trên 16 tỉnh thành phố của cả nƣớc với tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc là 95 điểm: 1 Trụ sở chính, 16 chi nhánh, 78 phòng giao dịch. Mạng lƣới này còn quá ít so với các ngân hàng khác. Cụ thể: mạng lƣới Vietcombank bao gồm 3 Sở giao dịch, 70 chi nhánh và 248 Phòng giao dịch; mạng lƣới Vietinbank bao gồm 3 Sở giao dịch, 141 chi nhánh và 700 Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm hay nhƣ VPBank cũng có tới hơn 130 điểm giao dịch...
Nhƣ vậy, mạng lƣới các điểm giao dịch của SHB còn quá mỏng so với các ngân hàng đối thủ, vì vậy cũng phần nào hạn chế việc tiếp cận với các khách hàng cũng nhƣ cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Về công tác ngân hàng đại lý, qua hơn 1 năm kể từ khi chính thức triển khai dịch dụ thanh toán quốc tế đến nay, SHB đã thiết lập quan hệ đại lý với 154 ngân
hàng và chi nhánh ngân hàng trên thế giới. Mạng lƣới ngân hàng đại lý của SHB tƣơng đối rộng khắp bao gồm các khu vực: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Mỹ la tinh... So với các ngân hàng có cùng quy mô và mạng lƣới nhƣ PGBank (179 ngân hàng) hay Oceankbank (gần 100 ngân hàng) thì số lƣợng đại lý nhƣ trên là hợp lý do các ngân hàng này đều mới đƣợc cấp phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nên công tác thiết lập quan hệ đại lý mới chỉ triển khai đƣợc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, số đại lý này vẫn còn quá ít so với số lƣợng đại lý của các ngân hàng đã có nền tảng nhƣ VPBank (256 ngân hàng), Vietcombank (1.200 ngân hàng), Vietinbank (800 ngân hàng).... Đây là một trở ngại cho SHB vì hoạt động tài trợ TMQT mang tính đặc thù riêng, và rất cần có sự tạo lập quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới.
2.3.2.6 Uy tín và thương hiệu
Mặc dù thành lập từ năm nhƣng hoạt động kinh doanh và tên tuổi của SHB chỉ thực sự đƣợc biết đến từ năm 2006. Năm 2006 đánh dấu cột mốc phát triển mới của SHB khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị và từ đó cái tên Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bắt đầu chính thức trở thành biểu tƣợng mới của ngân hàng. Vì vậy, so với các ngân hàng có bề dày khác nhƣ Vietcombank, Vietinbank hay các ngân hàng TMCP khác nhƣ ACB, Sacombank hay Techcombank thì thực sự SHB vẫn còn là một tên tuổi còn mới trong giới ngân hàng cũng nhƣ giới doanh nghiệp. Vì vậy, các khách hàng vẫn còn tâm lý e ngại và chƣa thực sự biết đến các sản phẩm dịch vụ của SHB nói chung và các hình thức tài trợ TMQT tại SHB nói riêng. Điều này thực sự cũng là một trở ngại lớn cho việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT, một hoạt động đòi hỏi rất cao uy tín cũng nhƣ sự tin tƣởng của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên thƣơng hiệu SHB đã thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và gây tiếng vang trong năm 2009 với sự kiện cổ phiếu SHB chính thức niêm yết giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và đạt giải cổ phiếu có tính thanh khoản cao; bên cạnh đó là sự kiện đội bóng SHB Đà Nẵng (đội bóng do SHB tài trợ) vô địch giải bóng đá quốc gia năm 2009. Điều này đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong việc đƣa thƣơng hiệu SHB phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.