2.2.2.1 . Tài trợ hoạt động xuất khẩu
SHB khuyến khích cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để thu mua hàng hóa hoặc nguyên nhiên vật liệu để chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, thƣờng là khoản vay ngắn hạn bằng tiền đồng hoặc ngoại tệ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là hình thức ngân hàng cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động cho các doanh nghiệp và về cơ bản SHB áp dụng các hình thức cho vay sau:
- Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C
Sau khi doanh nghiệp trong nƣớc ký kết hợp đồng ngoại thƣơng với nhà nhập khẩu nƣớc ngoài và thoả thuận thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ, trong khi chờ nhà nhập khẩu nƣớc ngoài mở thƣ tín dụng và gửi về ngân hàng thông báo L/C doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động vay vốn ngân hàng để sản xuất thu gom theo hợp đồng đã ký. SHB sẽ căn cứ vào hợp đồng ngoại thƣơng, chu kỳ quay vòng vốn cũng nhƣ khả năng thanh toán của doanh nghiệp để quyết định mức độ cho vay.
Loại hình này tập trung chủ yếu vào các đơn vị thu mua các mặt hàng xuất khẩu theo thời vụ. Về phía ngân hàng, ngân hàng thƣờng thận trọng cho vay theo hình thức này: Bởi vì, nếu chỉ căn cứ vào hợp đồng ngoại thƣơng, trong khi chƣa có L/C có nghĩa là chƣa đƣợc bảo đảm thanh toán từ phía nhà nhập khẩu nƣớc ngoài thì rõ ràng là rủi ro cao. Bởi vậy, SHB chỉ áp dụng cho vay theo hình thức này đối với khách hàng có sự tín nhiệm cao, có độ bảo đảm an toàn lớn trong trƣờng hợp có
rủi ro xảy ra và mức lãi suất áp dụng cho hình thức này thƣờng là cao hơn cả.
- Cho vay khi doanh nghiệp đã có thông báo L/C và thanh toán qua SHB.
Áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thông báo L/C và thanh toán qua SHB, khi nhận đƣợc thông báo của SHB là ngân hàng đã nhận đƣợc L/C do ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu mở. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để xuất hàng theo L/C và theo hợp đồng có thể làm đơn xin vay gửi đến SHB.
Khi cho vay SHB thƣờng cho khách hàng vay theo từng đợt, hàng hoá sản xuất ra (hoặc thu gom đƣợc) sẽ đƣợc dùng làm tài sản thế chấp cho các đợt vay tiếp theo. Để quản lý tốt các món vay này, SHB thƣờng yêu cầu doanh nghiệp nhập hàng làm ra (thu gom) vào kho của một bên thứ ba do hai bên thoả thuận (bằng hợp đồng thuê kho) chi phí thuê kho do khách hàng phải chịu, việc xuất hàng ra khỏi ro phải theo lệnh của SHB thông qua việc SHB ký lệnh xuất kho.
Đối với từng khách hàng, từng loại hàng hoá khác nhau, thì mức cho vay cũng nhƣ những điều kiện ƣu đãi của ngân hàng cũng khác nhau. Đối với những doanh nghiệp có uy tín, quan hệ lâu năm với ngân hàng, SHB có thể cho vay tới 90% giá trị hợp đồng thậm chí có trƣờng hợp còn cao hơn, đồng thời có những ƣu đãi nhất định về lãi suất hoặc cho phép khách hàng chuyển thẳng vào kho của đơn vị mà không cần qua kho của bên thứ ba
Nói chung hình thức cho vay này rủi ro không cao, vì SHB vừa là ngân hàng thông báo L/C lại vừa là nguời cho vay nên có thể thu hồi món nợ. Vì vậy, ngân hàng thƣờng áp dụng mức lãi suất ƣu đãi
- Cho vay trên cơ sở L/C do ngân hàng khác thông báo nhưng cam kết xuất trình chứng từ cho SHB thanh toán
Trong hình thức này, SHB đóng vai trò là ngân hàng thanh toán L/C xuất nhƣng không phải là ngân hàng thông báo. Khi ngân hàng nhận đƣợc L/C từ phía ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu thông qua ngân hàng thông báo L/C, khách hàng thông báo L/C xuất (ở đây là SHB) để xin vay vốn. Các thủ tục, quy trình vay vốn cũng giống nhƣ trong trƣờng hợp trên. Tuy nhiên, mức độ rủi ro cũng cao hơn.
- Cho vay tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi: vay VND lãi USD
Đặc biệt, SHB có quy định riêng về Sản phẩm tài trợ xuất khẩu lãi ƣu đãi, theo đó để phục vụ hoạt động sản xuất chế biến hoặc thu mua hàng xuất khẩu, Khách hàng có thể vay VND nhƣng lại đƣợc hƣởng lãi suất USD. Điều kiện để đƣợc cho vay theo sản phẩm này chỉ đơn giản là doanh nghiệp phải cam kết bán lại nguồn ngoại tệ thu đƣợc cho SHB. Sản phẩm này đã nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của đông đảo các doanh nghiệp xuất khẩu vì vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu tài trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp lại vừa cung cấp nguồn cho vay giá rẻ với lãi suất thấp.
- Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ giao hàng:
Hình thức này đƣợc áp dụng cho đối tƣợng khách hàng là tổ chức kinh tế có tài khoản tại SHB và có bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp với nội dung của L/C xuất đƣợc xuất trình tại SHB để đòi tiền theo phƣơng thức L/C. SHB chỉ chiết khấu bộ chứng từ trả ngay hoặc trả chậm không quá 60 ngày và thực hiện trên cơ sở có truy đòi. Các loại tiền tài trợ gồm: VND, USD, EUR. Quy định chi tiết cụ thể nhƣ sau:
Thời gian chiết khấu:
+ Tối đa 30 ngày kể từ ngày chiết khấu đối với bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình thanh toán theo L/C trả ngay (L/C chuyển nhƣợng là 45 ngày).
+ Tối đa 60 ngày kể từ ngày chiết khấu và không quá ngày đáo hạn thanh toán đối với bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình thanh toán theo L/C trả chậm.
Mức tài trợ:
+ Bộ chứng từ hàng xuất khẩu của L/C trả ngay: 95% trị giá bộ chứng từ
+ Bộ chứng từ hàng xuất khẩu của L/C trả chậm thời hạn dƣới 60 ngày: Tối đa 85% giá trị bộ chứng từ
2.2.2.2 Tài trợ hoạt động nhập khẩu
Để tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, SHB xem xét cấp tín dụng trên cơ sở có đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của SHB.
+ SHB có thể yêu cầu khách hàng phải có một mức vốn tự có nhất định để tham gia vào phƣơng án, dự án vay vốn của mình.
Nhƣ vậy, các doanh nghiệp muốn vay vốn tại SHB phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc đảm bảo bằng tài sản của ngƣời thứ ba. Tuy nhiên, đối với các khách hàng nhập khẩu uy tín và có quan hệ thân thiết, SHB có thể cho vay trên cơ sở tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay dƣới hình thức cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu theo phƣơng thức L/C mở tại SHB. Đây là hình thức cho vay hết sức linh hoạt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dù không có tài sản đảm bảo nhƣng vẫn có thể đƣợc vay để nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho phƣơng án sản xuất kinh doanh của mình nhƣng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro cho SHB, vì vậy chỉ đƣợc SHB áp dụng cho những khách hàng tốt có uy tín và nhập khẩu những mặt hàng thông dụng, có tính thanh khoản cao.
Các khoản cho vay nhập khẩu tại SHB có thể bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng, tuy nhiên ngoại tệ vẫn là chủ yếu. Hình thức phổ biến là cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập và cho vay mở L/C.
- Cho vay mở L/C
SHB tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dƣới hình thức cấp hạn mức để mở L/C. Nhƣ chúng ta đã biết, L/C là cam kết của ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu rằng ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát nếu nhà xuất khẩu xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện, điều khoản của L/C. Vì vậy, khi phát hành L/C tức là ngân hàng đã phát hành một cam kết thanh toán và phải đứng ra thanh toán trong mọi trƣờng hợp, kể cả khi nhà nhập khẩu cố tình không thanh toán tiền theo yêu cầu
của L/C. Để bảo vệ quyền lợi và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, ngay khi doanh nghiệp đến ngân hàng yêu cầu mở L/C, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục ký quỹ số tiền bằng chính giá trị của L/C. Đa số các doanh nghiệp đều không muốn bị đọng vốn khi phải ký quỹ 100% để mở L/C hoặc rơi vào trƣờng hợp không đủ tiền để ký quỹ 100% giá trị L/C, vì vậy SHB sẽ cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng căn cứ vào nhu cầu và vòng quay vốn của doanh nghiệp để mở L/C. Đến thời hạn thanh toán L/C, trƣờng hợp doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán cho đối tác SHB sẽ cho doanh nghiệp vay để thanh toán L/C. Vậy, SHB cấp tín dụng cho Doanh nghiệp để mở L/C và thời điểm nhận nợ của doanh nghiệp chỉ thực sự tính từ lúc SHB thanh toán tiền cho đối tác theo quy định của L/C.
- Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập
Hình thức cho vay nhập khẩu này tại SHB bao gồm các hình thức chủ yếu sau: + Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do SHB phát hành. Đây là hình thức cho vay nhập khẩu phổ biến nhất tại SHB, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ tài trợ TMQT trong nhiều năm qua.
+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do tổ chức tín dụng khác phát hành.
+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập theo theo phƣơng thức thanh toán khác nhƣ D/P, D/A và TTR.
2.2.2.3 Bảo lãnh
SHB phát hành cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp XNK, bao gồm các loại bảo lãnh chủ yếu sau: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…Hình thức bảo lãnh thể hiện ở việc phát hành L/C trả chậm còn chƣa áp dụng phổ biến tại SHB, chiếm tỷ trọng nhỏ trong dƣ nợ bảo lãnh tại SHB. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đây là hình thức vay vốn nƣớc ngoài đơn giản và dễ đƣợc chấp nhận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của các doanh nghiệp đang thiếu vốn.
2.2.3 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại SHB
Có thể nói, hoạt động tài trợ TMQT tại SHB chủ yếu dƣới hình thức cho vay phục vụ XNK. Hình thức này đang đƣợc SHB hết sức chú trọng và tập trung đẩy mạnh, vì vậy doanh số cho vay phục vụ hoạt động XNK không ngừng tăng trƣởng qua các năm với mức tăng trƣởng tƣơng đối ổn định. Nhìn trên bảng 2.8 có thể thấy, doanh số cho vay phục vụ XNK năm 2008 đạt hơn 78 tỷ đồng, tăng hơn 15 tỷ so với năm 2007. Tốc độ tăng trƣởng năm 2009 có ít đi (năm 2009 tăng 7,1 tỷ đồng so với năm 2008) nhƣng nhìn chung vẫn duy trì đƣợc sự ổn định và tăng trƣởng.
Bảng 2.8: Doanh số cho vay phục vụ hoạt động XNK
(đơn vị: đồng)
Loại hình 2007 2008 2009
Xuất khẩu 4.560.000.000 25.144.761.321 27.750.800.000 Nhập khẩu 58.500.469.700 53.305.120.563,61 57.760.600.747,44
Tổng 63.060.469.700 78.449.881.884,61 85.511.400.747,44
Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB
Mặc dù có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng hoạt động này tại SHB thực sự vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay phục vụ XNK vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng dƣ nợ chung và chƣa có sự ổn định qua các năm. (tỷ trọng cho vay XNK năm 2007 chỉ chiếm 0,48% tổng dƣ nợ, sau đó lại sụt giảm còn 0,25% và trong năm 2009 đã có sự đẩy mạnh và đạt 1,86% ). Đây thực sự vẫn là một bài toán cho SHB và SHB vẫn cần phải nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ XNK bằng các hình thức đa dạng và linh hoạt hơn nữa trong những năm tới để đẩy mạnh tỷ trọng dƣ nợ XNK trong tổng dƣ. (chi tiết tại Bảng 2.9)
Bảng 2.9: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay phục vụ XNK
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm Tổng Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ cho vay XNK Tỷ trọng
2007 4.183,50 19,87 0,48%
2008 6.252,70 15,61 0,25%
2009 12.828,75 238,30 1,86%
Bên cạnh đó, đi sâu vào phân tích cơ cấu cho vay phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu theo các kỳ hạn tại Bảng 2.10, có thể thấy sự mất cân đối trong hoạt động cho vay tài trợ TMQT tại SHB.
Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động XNK
(Đơn vị: đồng) Loại hình 2007 2008 2009 Tăng trƣởng 2008/2009 Tuyệt đối % Xuất khẩu 3.529.400.000 927.441.196 1.510.000.000 582.558.804 63% Ngắn hạn 2.920.000.000 500.000.000 1.510.000.000 1.010.000.000 202% Trung dài hạn 609.400.000 427.441.196 0 -427.441.196 -100% Nhập khẩu 16.343.297.500 14.682.787.267 236.790.526.293 222.107.739.026 1513% Ngắn hạn 16.027.797.500 13.110.050.000 236.755.355.110 223.645.305.110 1706% Trung dài hạn 315.500.000 1.572.737.267 35.171.183 -1.537.566.084 -98% Tổng 19.872.697.500 15.610.228.463 238.300.526.293 222.690.297.830 1427%
Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB
Về thời gian cho vay, có thể thấy hoạt động cho vay tài trợ XNK tại SHB
chủ yếu là các món vay ngắn hạn (chiếm đến hơn 95%). Trong năm 2007 và 2008, SHB còn có các món vay trung dài hạn (dƣ nợ phục vụ XNK trung dài hạn năm 2007 và 2008 tƣơng ứng là 925 triệu đồng và hơn 2 tỷ đồng), tuy nhiên đến năm 2009 số lƣợng này giảm đi đáng kế và chỉ còn khoảng 35 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trong năm 2009 SHB hạn chế giải ngân các món vay trung dài hạn để giảm bớt các rủi ro liên quan đến lãi suất, điều kiện cho vay cũng nhƣ trƣớc những diễn biến khó lƣờng của nền kinh tế toàn thế giới. Tuy nhiên, con số này là quá bé nhỏ và nó chứng tỏ SHB vẫn chƣa thực sự quan tâm đến việc tìm kiếm và tài trợ các dự án phục vụ hoạt động XNK với quy mô lớn. SHB vẫn mới chỉ dừng lại ở việc cho vay ở khâu lƣu thông, tức là tài trợ để thu mua hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho xuất khẩu hoặc đơn thuần chỉ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Về cơ cấu cho vay, Bảng 2.11 cho thấy tỷ trọng dƣ nợ phục vụ xuất khẩu
1% trong tổng dƣ nợ phục vụ XNK. Đặc biệt, dƣ nợ cho vay nhập khẩu ngày càng tăng và tăng với một tốc độ quá nhanh (năm 2009 tăng gấp 15 lần so với năm 2008). Điều này là nguyên nhân gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu cho vay phục vụ XNK tại SHB. Mở rộng cho vay đối với các mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ, hỗ trợ nhập khẩu là chủ trƣơng mà SHB đang phải đặt mục tiêu phấn đấu ngay trong năm 2010 và tiếp tục cải thiện trong những năm sắp tới.
Bảng 2.11: Tỷ trọng cho vay phục vụ hoạt động XNK giai đoạn 2007-2009
(Đơn vị: đồng) Loại hình 2007 2008 2009 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Xuất khẩu 3.529.400.000 17,8% 927.441.196 5,9% 1.510.000.000 0,6% Nhập khẩu 16.343.297.500 82,2% 14.682.787.267 94,1% 236.790.526.293 99,4% Tổng 19.872.697.500 100% 15.610.228.463 100% 238.300.526.293 100%
Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB
Về loại tiền tài trợ, hoạt động tài trợ TMQT chủ yếu tại SHB vẫn bằng tiền
đồng. Trƣờng hợp tài trợ bằng ngoại tệ thì mới chỉ bằng USD và cũng chủ yếu phục vụ hoạt động nhập khẩu. Nhƣ chúng ta đã biết, trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm 2009, liên tục xảy ra tình trạng khan hiếm USD dẫn đến tỷ giá USD công