Đối với Chính phủ và các bộ ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 82 - 84)

Trƣớc tiên, cần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng và thƣơng mại. Chính sách thƣơng mại chƣa ổn định gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện tài trợ TMQT. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập khẩu nhƣng năm sau lại không cho phép nhập khẩu, giá cả hàng hóa biến động liên tục làm cho ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp XNK rơi vào tình trạng khó khăn. Vì vậy, định hƣớng kế hoạch nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cũng nhƣ hoạt động trong lĩnh vực XNK.

Bên cạnh đó, hoạt động XNK qua đƣờng tiểu ngạch còn trong tình trạng buông lỏng quản lý và thiếu các chính sách quản lý hiệu quả, hầu hết quan hệ thanh toán XNK đều sử dụng tiền mặt mà không thông qua hệ thống ngân hàng, điều này vừa làm giảm khả năng quản lý của nhà nƣớc và làm giảm vai trò của các ngân hàng trong việc phát triển TMQT và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động TMQT.

- Đối với Bộ Công thƣơng:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách thƣơng mại theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan, thuế quan...Trong thời gian qua, các văn bản quy định về công tác XNK, thuế quan... thƣờng xuyên thay đổi đã khiến các doanh nghiệp bị động trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, từ đó ảnh hƣởng đến công tác XNK của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, ổn định chính sách thƣơng mại là một giải pháp hết sức quan trọng giúp hoạt động tài trợ TMQT phát triển.

Thứ hai, cần có chính sách để hƣớng các doanh nghiệp đầu tƣ hợp lý vào những ngành xuất khẩu trọng điểm và ƣu tiên đầu tƣ vốn, công nghệ, lao động cho những ngành có khả năng xuất khẩu. Chú trọng đầu tƣ vào các ngành chế biến lƣơng thực, thực phẩm, thủy hải sản nhằm tăng tỷ trọng hàng chế biến trong kim ngạch xuất khẩu. Từ đó, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và góp phần đẩy mạnh hoạt động tài trợ TMQT tại các NHTM.

Thứ ba, cần thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý thông tin tài chính doanh nghiệp. Cơ quan này có chức năng cập nhật những thông tin chính xác thay thế những thông tin sai lệch, thực hiện công khai minh bạch hóa thông tin. Cơ quan này sẽ thực hiện chức năng thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin độc lập, khách quan về hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp. Thông qua chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp có thể xác định đƣợc khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó các NHTM quyết định việc cấp tín dụng tài trợ doanh nghiệp. Sự ra đời của trung tâm này là một yêu cầu thiết yếu trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 82 - 84)