Nhóm giải pháp liên quan đến nhân sự và công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 79 - 81)

3.3.4.1 Nhóm giải pháp về nhân sự

Hoạt động ngân hàng nói chung và tài trợ XNK nói riêng, trƣớc hết phải có đội ngũ cán bộ và lãnh đạo có trình độ nghiệp vụ cao, trình độ quản lý, điều hành, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong kinh doanh. Cán bộ tín dụng phải giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết kiến thức về thị trƣờng và pháp luật. Ngoài ra còn phải có đạo đức nghề nghiệp tốt (trung thực, tự giác, trách nhiệm) có tác phong giao dịch tốt... Trên cơ sở đó có thể hiểu biết về khách hàng, quyết định đối tƣợng đầu tƣ cho vay đúng hƣớng, khách quan, có khả năng cực, tạo lợi ích nhiều hơn cho cả khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt, trong công tác đào tạo cán bộ thực hiện nghiệp vụ tài trợ TMQT SHB cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, cần sớm thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tài trợ TMQT theo hƣớng

chuyên môn hoá, có nhƣ vậy SHB mới đào tạo đƣợc các chuyên gia chuyên sâu về những mặt nghiệp vụ, đặc biệt là những mặt nghiệp vụ đặc thù tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao nhƣ tài trợ TMQT. Trên cơ sơ tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ kết hợp với quy hoạch cán bộ, việc lập kế hoạch đào tạo sẽ đúng đối tƣợng, hiệu quả cao hơn. Mặt khác cũng trên cơ sở tiêu chuẩn hoá cán bộ đƣợc công khai hoá, cán bộ nhân viên có điều kiện chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, phát huy cao độ ý chí và nghị lực của mình, tự tin trong quá trình phấn đấu và công tác.

Thứ hai, cần đào tạo cán bộ trên cơ sở sử dụng cán bộ và thực hiện quy hoạch cán bộ. SHB nên cấp nhiều chỉ tiêu học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài trợ TMQT cho các cán bộ tại các đơn vị trực tiếp kinh doanh hơn nữa, tránh tình trạng những nhân viên giao dịch với khách hàng hàng ngày lại ít có điều

kiện học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Đặc biệt, cần thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo chuyên về nghiệp vụ tài trợ TMQT cho các đơn vị kinh doanh. Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ tài trợ TMQT sẽ giúp họ có đƣợc những xử trí linh hoạt hơn đối với các tình huống có thể xảy ra, qua đó nâng cao trình độ thẩm định ngăn ngừa rủi ro.

Bên cạnh các kế hoạch kinh doanh, tài chính, hàng năm SHB cũng cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo sát với yêu cầu trƣớc mắt và chuẩn bị cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài trợ TMQT cho những năm tới. Đặc biệt đối với cán bộ quy hoạch các chức danh quản lý trong lĩnh vực tài trợ TMQT cần quan tâm đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định. Nếu cần, có thể gửi sang học tại các trung tâm đào tạo nổi tiếng tại nƣớc ngoài hoặc tại các ngân hàng đối tác nƣớc ngoài để nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng nhƣ nghiệp vụ tài trợ TMQT.

3.3.4.2 Nhóm giải pháp về công nghệ

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại là định hƣớng quan trọng cần phải nhắm tới trong thời gian sớm nhất. Trƣớc tiên, cần khẩn trƣơng đƣa phần mềm mới vào hoạt động theo đúng tiến độ: 01/05/2010 chính thức Go live hệ thống Corebanking Intellect.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại của Intellect, SHB cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm tài trợ TMQT dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cƣờng bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Trong quá trình đầu tƣ trang thiết bị và lắp đặt phần mềm, cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để. Khi nền kinh tế càng đƣợc chuyển sang số hóa thì những rủi ro đạo đức xuất phát từ phía khách hàng ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi. Vì vậy, nếu không có những giải pháp an ninh mạng triệt để thì ngƣời thiệt hại đầu tiên từ những vụ tấn công mạng chính là ngân hàng. Và khi đó, uy tín

của ngân hàng cũng nhƣ sự tin tƣởng từ phía khách hàng đối với ngân hàng sẽ không còn, đƣơng nhiên năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ giảm sút.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)