Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của SHB

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 33 - 36)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái đƣợc thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam cấp, chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 với vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 400 triệu đồng. Thời gian đầu mới thành lập mạng lƣới hoạt động của ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đặt tại 41 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị Tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành Tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ với địa bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành. Đối tƣợng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 8 ngƣời, trong đó chỉ có một ngƣời có trình độ đại học. Ngày 20/01/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ- NHNN về việc chấp thuận cho Ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị và chính chức đổi tên thành: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội; đánh dấu một sự chuyển đổi quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của SHB.

Trải qua hơn 16 năm hoạt động, SHB dần khẳng định đƣợc uy tín và vị thế của mình trên hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) cả nƣớc. Tính đến thời điểm 31/12/2008, số lƣợng nhân sự của SHB đã lên đến con số 1.341 ngƣời, trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 85%. Mạng lƣới hoạt động của SHB cũng đƣợc mở rộng nhanh chóng và bao gồm: 1 Trụ sở chính tại Hà Nội, 16 Chi nhánh, 78 Phòng Giao dịch trên toàn quốc. Năm 2008, tổng tài sản của SHB là 14.381 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2007; tổng thu nhập hơn 1.640 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế gần 269 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 187% và 52% so năm 2007; trả

cổ tức 8%. Tính đến 31/12/2009 tổng tài sản của SHB là 27.439,4 tỷ đồng, tăng 13.058,1 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 90,8% so với cuối năm 2008, tăng 5.439,4 tỷ đồng tƣơng ứng vƣợt 24,7% kế hoạch điều chỉnh năm 2009, trong đó huy động từ thị trƣờng I (nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và khu vực dân cƣ) của SHB đạt 14.501 tỷ đồng tăng 56% so với năm 2008 và dƣ nợ cho vay đạt 12.828 tỷ đồng.

Năm 2009 tạo bƣớc ngoặt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của SHB và đƣợc đánh dấu bởi một loạt các sự kiện lớn. Một trong số đó là SHB đã thực hiện niêm yết thành công cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và đƣợc sự tín nhiệm của cổ đông và các nhà đầu tƣ. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét khi vào tháng 10/2009 SHB đƣợc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trao giải một trong 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất tại sàn Hà Nội. Ngoài ra, tháng 05/2009 SHB đã chính thức ký kết hợp đồng triển khai giải pháp phần mềm ngân hàng lõi (Core Banking) với Polaris Software Lab Ltd và dự kiến giải pháp Intellect Universal Banking sẽ đƣợc chính thức triển khai trên toàn hệ thống SHB vào giữa năm 2010 – đánh dấu sự phát triển mới về việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động, SHB luôn hoạch định chiến lƣợc rõ ràng, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có định hƣớng lâu dài trên cơ sở chiến lƣợc cạnh tranh, luôn tạo sự khác biệt. Với thế mạnh từ các cổ đông chiến lƣợc là các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam nhƣ: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn T&T,… với các đối tác chiến lƣợc lớn nhƣ: Công ty Lắp máy Việt Nam Lilama, Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… SHB luôn có ƣu thế vƣợt trội về nguồn vốn (VND và USD), thị trƣờng và hệ thống khách hàng rộng lớn. Ngoài ra, SHB đã xây dựng đƣợc một cơ cấu tổ chức hoạt động thống nhất, tinh gọn (chi tiết cụ thể tại Bảng 2.1) và không ngừng mở rộng các điểm giao dịch trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đa dạng khách hàng tại các vùng miền trong cả nƣớc và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. SHB đã và đang đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, phát triển đa dạng hóa sản phẩm, chuyên nghiệp và chuẩn hóa nhân sự, minh bạch và an toàn trong hoạt động Ngân hàng.

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB

Mục tiêu cơ bản của SHB trong năm 2010 là nâng tổng tài sản của SHB từ trên 27.000 tỷ đồng lên 45.000 tỷ đồng; mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh lên 150 điểm giao dịch trên toàn quốc; cụ thể hóa mục tiêu SHB thuộc nhóm 5 NHTMCP hàng đầu có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội và nhóm 10 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB xác định chiến lƣợc phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam và năm 2015 SHB trở thành Tập đoàn tài chính theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam (Trang 33 - 36)